VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 278/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2021 |
Ngày 14 tháng 10 năm 2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chủ trì Hội nghị giao ban quý III năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó Trưởng Ban; đồng chí Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban và các đồng chí Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Sau khi nghe Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia báo cáo kết quả công tác quý III và 9 tháng năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ý kiến của các đại biểu dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kết luận như sau:
Trong quý III và 9 tháng năm 2021, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Các cơ quan chức năng đã tập trung lực lượng tuyến đầu vừa tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch chuyên đề, trọng điểm, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; xử lý hơn 100.000 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 7.500 tỷ đồng, khởi tố hơn 1.600 vụ án, với hơn 2.000 đối tượng; góp phần phát triển kinh tế, bình ổn thị trường, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2020, số vụ việc giảm mạnh, nguyên nhân khách quan do dịch bệnh Covid-19 nên nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội và sự nỗ lực, quyết tâm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng chức năng.
Nhìn chung, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả quý III và 9 tháng năm 2021 vẫn diễn biến phức tạp tại một số tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, nhất là đối với nhóm hàng thiết yếu, các mặt hàng là vật tư, thiết bị y tế…; một số vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được phát hiện nhưng mới dừng lại ở việc thu giữ hàng hóa, xử lý người vận chuyển, chưa xử lý được đối tượng chủ mưu, cầm đầu; một bộ phận cán bộ, công chức, sỹ quan thuộc các lực lượng chức năng còn có biểu hiện nể nang, bao che, thậm chí có trường hợp bảo kê, tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI
Trong thời gian tới, Chính phủ từng bước mở cửa nền kinh tế, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm sẽ diễn biến phức tạp, đặc biệt là những tháng cuối năm 2021 và dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Về cơ bản, đồng ý với phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại báo cáo do Văn phòng Thường trực dự thảo. Để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới chuyển biến căn bản hơn, yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Quán triệt thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, sỹ quan thuộc các lực lượng chức năng, xây dựng nội bộ trong sạch, vững mạnh. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả công tác.
2. Chỉ đạo đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, nhất là Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; bảo đảm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và mặt hàng là vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2021 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2021 trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021.
3. Tập trung hoàn thiện chính sách, quy định của pháp luật còn bất cập, sơ hở, không để các đối tượng lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc xây dựng văn bản quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ở cấp Thông tư (Văn bản số 3509/VPCP-V.I ngày 28 tháng 11 năm 2019, số 13/TB-VPCP ngày 16 tháng 01 năm 2021 và số 6800/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 9 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ).
4. Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương quán triệt, chỉ đạo các lực lượng chức năng:
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường phối hợp kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới; công bố, công khai rộng rãi số điện thoại, e -mail đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các cấp, bảo đảm thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân theo đúng Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Làm tốt công tác nghiệp vụ, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu khi Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, nhất là các lô hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch chuyên đề liên quan đến nhóm mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc cổ truyền giả...; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý các mặt hàng thiết yếu và việc quảng cáo, ghi nhãn thiếu minh bạch, gây hiểu nhầm, không đúng với bản chất hàng hóa để trục lợi, lừa dối người tiêu dùng.
5. Các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phản ánh kịp thời, chính xác tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả; lên án các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá hàng hóa bất hợp lý.
6. Văn phòng Thường trực chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng xây dựng các kế hoạch chuyên đề chống buôn lậu qua đường hàng không, buôn lậu mặt hàng tiêu dùng, tạp hóa qua biên giới…, đặc biệt là Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định. Đồng thời, chủ động nắm tình hình, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban.
7. Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương căn cứ nội dung Kết luận này khẩn trương xây dựng kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng, đơn vị chức năng để triển khai thực hiện; gửi Kế hoạch về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trước ngày 15 tháng 11 năm 2021 để tổng hợp, báo cáo Trưởng ban.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.