ỦY BAN DÂN TỘC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2349/TB-UBDT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC TẠI CUỘC LÀM VIỆC VỚI VỤ TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “CẤP MỘT SỐ ẤN PHẨM BÁO, TẠP CHÍ VÀ NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI NỘI DUNG, HÌNH THỨC CUNG CẤP THÔNG TIN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN ĐẶC THÙ CỦA VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI, VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2023 - 2025”
Ngày 27 tháng 12 năm 2022, đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì cuộc làm việc với Vụ Tuyên truyền về xây dựng Đề án “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023 - 2025” (Đề án), tham dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr và Lãnh đạo Vụ Tuyên truyền, Văn phòng Ủy ban (Có danh sách kèm theo). Sau khi nghe đồng chí Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền báo cáo về dự thảo Đề án, Tờ trình, Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ và ý kiến phát biểu của các đồng chí dự họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm kết luận:
1. Phân công Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr chỉ đạo Vụ Tuyên truyền chủ trì thực hiện:
a) Phối hợp với Ban Soạn thảo Đề án tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa bố cục, các căn cứ và nội dung Đề án:
- Nghiên cứu kỹ các văn bản, quy định liên quan để điều chỉnh tên gọi của Đề án đảm bảo thống nhất giữa tên và nội hàm của Đề án, trong quá trình thực hiện có tham khảo ý kiến của cơ quan liên quan.
- Về căn cứ, bổ sung căn cứ Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 21/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025), căn cứ thực tiễn tổng kết đánh giá quá trình triển khai, thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc “cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019-2021.
- Bổ sung phần đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019, những bất cập, tồn tại hạn chế chủ yếu trong Tờ trình Thủ tướng Chính phủ và Đề án.
- Từ căn cứ và kết quả thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg , Vụ Tuyên truyền nghiên cứu, đề xuất Đề án, trong đó nêu rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, dự kiến các đơn vị, cơ quan báo chí tham gia thực hiện Đề án, kinh phí đảm bảo việc tổ chức thực hiện; quy định rõ thời gian, cơ chế thực hiện để hạn chế tối đa việc hướng dẫn chi tiết khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Về trình tự thủ tục hồ sơ:
- Làm việc với đơn vị chức năng thuộc Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp để thống nhất quy trình trình cấp có thẩm quyền ban hành đảm bảo đúng quy định pháp luật.
- Tranh thủ tiếp cận, lấy ý kiến tối đa của các cơ quan, địa phương đến nay chưa đóng góp ý kiến vào dự thảo hồ sơ Đề án (22 địa phương và Bộ Tài chính).
- Sau khi hoàn thiện các dự thảo: Đề án, Tờ trình, Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ, Vụ Tuyên truyền tập hợp hồ sơ trình xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc về chủ trương, hoàn thành trước ngày 15/01/2023.
- Tiếp thu ý kiến của các đồng chí Ban Cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ Đề án trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 18/01/2023.
2. Một số điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện:
- Quá trình rà soát lựa chọn đối tượng tham gia cấp ấn phẩm báo, tạp chí phải phù hợp quy định pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ, xác định nội dung phù hợp với vùng đồng bào dân tộc và miền núi; phải thuyết minh, làm rõ quy trình rà soát, lựa chọn trong hồ sơ Đề án.
- Trước khi xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc, Vụ Tuyên truyền tham mưu cuộc họp do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr chủ trì, mời đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp để tham vấn ý kiến về nội dung và trình tự, thủ tục, các dự thảo tài liệu thuộc hồ sơ Đề án.
- Đối với nội dung thí điểm xây dựng “App chuyên trang điện tử DTTS&MN”, cần nghiên cứu kỹ tính khả thi trong quá trình khai thác, sử dụng, làm rõ đơn vị quản lý, vận hành,...
- Chủ động chuẩn bị sẵn sàng phương án triển khai cấp ấn phẩm báo, tạp chí, công văn hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc... để có thể triển khai thực hiện được ngay khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Rà soát lại kĩ câu từ, thông tin, số liệu trong Đề án đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, khả thi.
Trên đây là kết luận của của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại cuộc làm việc với Vụ Tuyên truyền về xây dựng Đề án “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023 - 2025”, Văn phòng Ủy ban thông báo để các vụ, đơn vị triển khai thực hiện./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
DANH SÁCH CÁC ĐẠI BIỂU DỰ HỌP
(Kèm theo Thông báo số 2349/TB-UBDT, ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc)
TT |
Họ và tên |
Chức vụ |
1. |
Hầu A Lềnh |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm |
2. |
Y Vinh Tơr |
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm |
3. |
Hoàng Thị Lề |
Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền |
4. |
Trần Tuấn Anh |
Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền |
5. |
Bùi Quốc Thắng |
Phó Chánh Văn phòng |
6. |
Phạm Bình Sơn |
Phó Chánh Văn phòng |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.