VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2016 |
Ngày 07 tháng 01 năm 2016, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về sơ kết 01 năm thực hiện Lộ trình sản xuất, kinh doanh xăng E5 và cơ chế giá. Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Chính phủ; đại diện Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Lào Cai, Thừa Thiên - Huế và Lâm Đồng; đại diện các Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam; đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và sản xuất nhiên liệu sinh học.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính báo cáo và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:
Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống (Lộ trình) theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh. Công tác thông tin, tuyên truyền về xăng E5 đã được quan tâm đẩy mạnh giúp nâng cao nhận thức, sự ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với việc sử dụng xăng E5. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho sản xuất, phân phối xăng E5 đã cơ bản được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đề ra. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã tích cực triển khai pha trộn, phân phối xăng E5 theo mục tiêu Lộ trình đã đề ra mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm sâu làm ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất, kinh doanh xăng E5 và chuỗi sản xuất, phân phối xăng E5 còn những hạn chế, tiềm ẩn yếu tố chưa bền vững.
Các Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2015 (Chỉ thị số 23/CT-TTg) và các chỉ đạo liên quan của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả Lộ trình đã được phê duyệt; trong đó tập trung thực hiện tốt những nội dung sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, khuyến khích cộng đồng sử dụng nhiên liệu sinh học, trong đó khẳng định rõ những lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu sinh học về môi trường, chi phí, chất lượng, độ an toàn, mức độ hao hụt... để người tiêu dùng yên tâm sử dụng.
b) Làm việc cụ thể với tất cả các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để đôn đốc thực hiện Lộ trình theo mục tiêu đã đề ra và tiếp tục nâng dần tỷ lệ cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân đầu mối bán xăng E5; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm tra, đôn đốc các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu đẩy mạnh thực hiện Lộ trình đã đề ra; hướng dẫn và chấn chỉnh việc tổ chức bán xăng E5 tại các cửa hàng bán lẻ, nhất là việc bố trí nhân viên, cây xăng bán xăng E5 cho phù hợp, không để thiếu xăng E5 khi khách hàng yêu cầu mua.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nghiên cứu việc thực hiện pha mầu xăng E5 nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa, phát hiện xử lý gian lận thương mại.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác: Đến ngày 01 tháng 6 năm 2016 đạt tối thiểu 50% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 50% lượng xăng RON 92 được thay thế bằng xăng E5.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng phương pháp tính giá cơ sở đối với xăng E5 theo hướng bảo đảm doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng E5 có hiệu quả; hoàn thành trong tháng 01 năm 2016.
b) Nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý giá E100 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Điểm d Khoản 2 Chỉ thị số 23/CT-TTg .
c) Nghiên cứu việc áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với xăng E5, E10 để khuyến khích tiêu dùng, sử dụng xăng sinh học; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất và bảo đảm nguồn cung E100:
a) Bộ Công Thương chịu trách nhiệm theo dõi sát tình hình sản xuất E100, có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kịp thời tháo gỡ vướng mắc nhằm bảo đảm nguồn cung E100 cho hoạt động pha chế, phân phối xăng E5.
b) Bộ Công Thương, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát việc thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với sản xuất E100, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, cần tính đến khả năng giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh E100.
c) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan làm việc với Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học miền Trung, các cổ đông của Công ty để có biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho Công ty tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh E100, không để ảnh hưởng đến việc bảo đảm nguồn cung E100.
Bộ Công Thương tổng hợp kết quả triển khai Lộ trình và việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2016.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.