VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 177/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2018 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH NAM ĐỊNH
Ngày 21 tháng 4 năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2017, quý I năm 2018; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, tình hình thực hiện Luật Đầu tư công và một số đề nghị của Tỉnh. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Nam Định và lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng đã kết luận như sau:
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn và những thành tựu đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Nam Định trong những năm qua. Năm 2017, Tỉnh hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực (khu vực nông lâm, thủy sản chiếm 20,6%; khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 76,8%); thu nhập bình quân 47 triệu đồng/người/năm; xuất khẩu đạt gần 1,4 tỷ USD; sản xuất công nghiệp tăng 12,5%. 03 tháng đầu năm 2018: Thu ngân sách nhà nước tăng 34%; xuất khẩu tăng 18,5%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,1%, giá trị sản xuất công nghiệp quý I tăng 11,5%. Các sản phẩm chủ yếu đều có mức tăng trưởng khá. Thu hút đầu tư trong nước tăng 156%. Tín dụng tăng 6,2%; giải ngân quý I đạt trên 40%. Toàn Tỉnh đã có 200/209 (96%) xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới. Có 06 huyện và thành phố Nam Định đạt 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới. Đã xây dựng được 150 mô hình “cánh đồng lớn” với diện tích 7.905 ha.
Tỉnh Nam Định luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về học sinh có thành tích cao trong học tập; đào tạo nghề được đẩy mạnh; các chế độ chính sách xã hội được giải quyết kịp thời, an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai quyết liệt, có hiệu quả (chỉ số PAPI xếp thứ 3/63). An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; tích cực trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã giải quyết dứt điểm một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.
Tuy nhiên, Tỉnh chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh. Thu ngân sách còn hạn chế (đứng thứ 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Chỉ số PCI năm 2017 còn thấp (xếp thứ 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI:
Nhất trí với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong báo cáo của Tỉnh; thời gian tới Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh Nam Định cần tiếp tục phát huy những tiềm năng, lợi thế, tạo bước phát triển đột phá trên một số lĩnh vực, đổi mới toàn diện, phát triển nhanh, bền vững, Tỉnh tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nội dung sau:
1. Triển khai, thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2018; rà soát lại các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra cho cả giai đoạn 2015-2020 để bổ sung nhiệm vụ với yêu cầu cao hơn, tầm nhìn dài hơn, phấn đấu đạt và vượt mức tăng trưởng kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của Tỉnh đã đề ra.
2. Rà soát định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tiếp theo. Tập trung phát triển kinh tế biển gắn với du lịch biển. Đẩy nhanh phát triển đô thị, tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án đã được cấp phép trong và ngoài khu công nghiệp; thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư toàn xã hội; tổ chức xúc tiến đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, chiến lược trong và ngoài nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực.
3. Tiếp tục thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó chú trọng tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển tiểu thủ công nghiệp; tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại gắn với ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức liên doanh liên kết chuỗi sản phẩm trong vùng, xây dựng Nam Định trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa dịch vụ nông sản.
Tạo điều kiện, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp...góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; phấn đấu đến năm 2019 Nam Định đạt Tỉnh nông thôn mới. Thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai nhất là trong mùa mưa bão.
4. Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; kiểm soát đặc biệt và kiên quyết xử lý đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Có cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường.
5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chỉ số PCI. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo, nhất là khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, không để phát sinh các điểm nóng; phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật các tổ chức và cá nhân có vi phạm trong thực thi công vụ.
1. Về sửa đổi một số Luật, Nghị định:
a) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương (trong đó có tỉnh Nam Định) trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015; Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ để phù hợp với quá trình sửa đổi Luật đầu tư công, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
b) Về sửa đổi Luật đất đai và các văn bản liên quan để thực hiện tích tụ ruộng đất, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành các địa phương, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về chính sách để tích tụ ruộng đất, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình sửa đổi Luật đất đai và các văn bản có liên quan, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Về dự án Khu công nghiệp Mỹ Trung:
- Trước mắt, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đề xuất phương án xử lý tài sản đảm bảo nợ của dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
- Giao Bộ Giao thông vận tải rà soát công nợ đầu tư dự án và các dự án khác tương tự thuộc Vinasin trước đây để bổ sung giải pháp xử lý trong đề án tái cơ cấu của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về đầu tư xây dựng dự án tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định khẩn trương thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trong quý II năm 2018 theo đúng quy định.
4. Về đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định nghiên cứu, đề xuất cho chuyển hình thức đầu tư từ BOT sang đầu tư công, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Về sử dụng vốn dư của Dự án cầu Thịnh Long để đầu tư một số công trình cấp bách: Tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Giao thông vận tải đề xuất hướng xử lý (theo nguyên tắc Tỉnh bố trí vốn đối ứng), báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Về phân cấp hệ thống đê sông, đê biển: Tỉnh tổ chức rà soát cấp đê cho các tuyến đê cần điều chỉnh hoặc chưa phân cấp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 12 năm 2013, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
7. Về hỗ trợ vốn đầu tư, nâng cấp đê biển, đê sông và xử lý những điểm xung yếu tại tuyến đê biển, đê sông của Tỉnh:
- Trước mắt, Tỉnh sử dụng nguồn kinh phí đã được Trung ương hỗ trợ, huy động nguồn lực của địa phương để khẩn trương xử lý các sự cố đê điều đảm bảo an toàn chống lũ, bão năm 2018 và các năm tiếp theo; rà soát sắp xếp thứ tự ưu tiên để tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển theo Chương trình mục tiêu; xây dựng và sẵn sàng phương án hộ đê, bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu trong mùa lũ, bão 2018.
- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở phân cấp xây dựng chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển để đảm bảo an toàn trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho các địa phương (trong đó có tỉnh Nam Định) và chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định rà soát những công trình cấp bách cần phải đầu tư trước mùa mưa bão xem xét, cân đối, đề xuất nguồn vốn để hỗ trợ cho Tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu huyện Hải Hậu: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tỉnh và các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng Đề án thí điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 521/VPCP-NN ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt Đề án để thực hiện.
9. Về Hội nghị Nông thôn mới toàn quốc năm 2019: Đồng ý tổ chức Hội nghị đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới toàn quốc tại tỉnh Nam Định.
10. Về hỗ trợ công tác xúc tiến, thu hút đầu tư: Giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, các bộ, cơ quan liên quan hỗ trợ Tỉnh kêu gọi, xúc tiến đầu tư, mời nhà đầu tư chiến lược, tiềm năng vào đầu tư tại Nam Định.
11. Về dự án BOT nhiệt điện Nam Định 1:Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 523/TTg-CN ngày 20 tháng 4 năm 2018.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT.BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.