VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2013 |
Ngày 22 tháng 3 năm 2013, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Tham dự Hội nghị gồm: Các thành viên Ban Chỉ đạo tổng kết; đại diện Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương Đảng, Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có nông, lâm trường quốc doanh và một số Công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục, sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, ý kiến tham gia đóng góp của các đại biểu dự hội nghị, Phó Thủ tướng kết luận như sau:
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Nổi rõ là: Việc sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường chủ yếu mới là hình thức (tên gọi), chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý và quản trị doanh nghiệp, nhiều công ty lâm nghiệp lúng túng, khó khăn khi chuyển sang hạch toán, sản xuất kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. Nhiều tồn tại về quản lý sử dụng đất chậm được khắc phục, có nơi còn nghiêm trọng hơn; phần lớn đất và rừng chưa được rà soát, đo đạc trên thực địa, chưa lập bản đồ địa chính và quy hoạch sử dụng đất; tỷ lệ đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển sang ký hợp đồng thuê đất còn thấp. Hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên rừng, vườn cây lâu năm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều công ty chưa cao; Nhiều công ty nông, lâm nghiệp giao khoán đất cho người lao động nhưng buông lỏng, không quản lý được hợp đồng giao khoán khi công nhân nghỉ hưu, hoặc chết, không thanh lý hợp đồng giao khoán. Một số nơi có tình trạng khoán trắng, người nhận khoán tự chuyển nhượng hợp đồng khoán, xây dựng nhà ở trên đất giao khoán nhưng chậm được xử lý. Một số công ty chưa gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn; chưa thực hiện được vai trò của doanh nghiệp nhà nước đối với nông dân trên địa bàn.
Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan là chính. Nhận thức của các cấp từ Trung ương đến địa phương chưa đúng mức. Cơ chế, chính sách không đồng bộ, không đầy đủ, chưa sát thực tiễn, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho đơn vị; tổ chức chỉ đạo thiếu kiên quyết, còn né tránh.
2. Định hướng sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường trong thời gian tới:
Quan điểm chỉ đạo, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp về sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường phải được đổi mới với tư duy, nhận thức mới. Đổi mới căn bản về nội dung, mô hình tổ chức sản xuất; quản lý sản phẩm và cơ chế chính sách để đất đai, tài nguyên rừng phải thực sự có chủ quản lý. Làm rõ được trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của người chủ được giao quản lý, sử dụng đất, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp - người lao động và phải gắn với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là:
a) Về mô hình tổ chức quản lý các công ty nông, lâm nghiệp: Trên cơ sở tổng kết, phân tích kết quả đạt được các mô hình tổ chức quản lý 10 năm qua để đưa ra nhiều loại hình cụ thể phù hợp với từng đối tượng sắp xếp, từng địa bàn, để các địa phương dễ áp dụng. Đối với các mô hình đã làm thí điểm, hoặc mô hình mới phát sinh trong thực tiễn cần tổng kết đánh giá, nếu tốt thì triển khai, nhân rộng. Việc thực hiện cổ phần hóa (công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp), thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải đảm bảo nguyên tắc: Đất đai quản lý, sử dụng theo quy hoạch của địa phương, thực hiện thuê đất của Nhà nước, bảo đảm việc làm, thu nhập của người lao động (quyền lợi nghĩa vụ người lao động còn làm việc tại doanh nghiệp).
b) Về cơ chế chính sách: cần rà soát, bổ sung hoàn thiện hoặc ban hành mới các cơ chế chính sách, tập trung vào các nhóm sau:
- Về đất đai: phải chú trọng cơ chế chính sách để sớm hoàn thành việc rà soát, cắm mốc trên thực địa, lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện thuê đất đối với đất dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh; đảm bảo đủ nguồn kinh phí để các địa phương, các công ty hoàn thành nhiệm vụ nêu trên. Rà soát, đề xuất phương pháp tính giá tiền thuê đất đối với đất dùng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp của các đơn vị được thuê đất. Biện pháp xử lý các trường hợp sử dụng đất cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, tranh chấp, hợp tác đầu tư, đất vi phạm trong giao khoán, đảm bảo linh hoạt, đúng pháp luật, không gây mất ổn định. Việc quản lý sử dụng đất đối với đất giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng.
- Về tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp: cần làm rõ cơ chế quản lý, bảo vệ, phát triển đối với rừng nghèo kiệt được chuyển đổi trồng rừng nguyên liệu, trồng cao su, nội dung quản lý rừng bền vững cụ thể để bảo vệ, phát triển rừng tốt hơn, tăng độ che phủ; cơ chế chính sách hỗ trợ việc chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (mức hỗ trợ /1 ha rừng chăm sóc bảo vệ) để gắn người được giao chăm sóc bảo vệ với rừng.
- Về tài chính, tín dụng: nghiên cứu việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp, chính sách miễn giảm các loại thuế (thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng...), xử lý tài sản (vườn cây, rừng trồng) trên đất khi xử lý vấn đề đất đai, phương pháp xác định, giá trị vườn cây, rừng trồng trên đất để cổ phần hóa, và hạch toán trong doanh nghiệp, xử lý tồn tại tài chính trong quá trình sắp xếp, bàn giao cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh từ doanh nghiệp về cho địa phương quản lý, sử dụng.
Trước mắt Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết ngay việc hạch toán chi phí tiền lương, bảo vệ, chăm sóc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đối với trường hợp Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được giao cho công ty nông nghiệp quản lý; chi trả và hạch toán tiền lương cho giáo viên mẫu giáo do các Công ty cao su trực tiếp chi trả.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có nông, lâm trường (công ty nông, lâm nghiệp) biết, thực hiện.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.