BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1548/TB-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2011 |
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI - THÚ Y TOÀN QUỐC
Ngày 22 tháng 02 năm 2011 tại Hội trường 201-B6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị phát triển chăn nuôi, thú y toàn quốc. Tham dự Hội nghị có đại diện của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chinh phủ, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đại diện một số doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi; các cơ quan thông tin báo chí. Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì Hội nghị.
Sau khi nghe Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Thú y trình bày các báo cáo về tình hình chăn nuôi, công tác kiểm soát dịch bệnh năm 2010 và kế hoạch những năm tiếp theo, ý kiến tham luận của các đại biểu, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã kết luận như sau:
1. Về công tác phát triển chăn nuôi:
Trong những năm qua (2006-2010), phương thức chăn nuôi bước đầu có bước chuyển biến từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn theo hướng gia trại, trang trại và công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi tiến bộ nên ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân 6,26%/năm, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, đó là: dịch bệnh thường xuyên tái phát và có diễn biến phức tạp; chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, kém hiệu quả vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi; chăn nuôi trang trại, công nghiệp đã hình thành và có xu hướng phát triển nhưng gặp nhiều khó khăn về quy hoạch, vốn, giá thức ăn không ổn định và luôn có xu hướng tăng cao; tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi có chiều hướng gia tăng; hệ thống quản lý nhà nước ngành chăn nuôi, thú y thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập.
Hội nghị thống nhất xác định phát triển chăn nuôi là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, cần có tốc độ tăng trưởng cao từ 6-8%/năm để nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu trồng trọt-chăn nuôi, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, tạo việc làm và thu nhập cao cho nông dân. Để đạt mục tiêu này, trong năm 2011, các địa phương và các cơ quan chăn nuôi thuộc Bộ cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
- Căn cứ nôi dung Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 (Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ) và những vấn đề nêu trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND cấp tỉnh xây dựng và phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2020 của từng địa phương, theo đó, xác định rõ: đối tượng vật nuôi chủ yếu có lợi thế; quy hoạch vùng chăn nuôi cho từng loài vật nuôi; quy mô đầu con hợp lý của từng vùng; phương thức chăn nuôi và các chính sách hỗ trợ. Đối với các địa phương đã có đề án thì cần rà soát lại cho phù hợp với định hướng chung của Bộ và tình hình mới tại địa phương.
- Chuyển hướng chăn nuôi từ chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng làm tăng giá trị gia tăng; không khuyến khích phát triển ồ ạt về số lượng đầu con, mà tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân về phát triển chăn nuôi hiện đại, an toàn dịch bệnh, bền vững, gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới.
- Trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên phát triển lợn, gia cầm (riêng đồng bằng sông Cửu Long chú trọng phát triển chăn nuôi vịt), bò thịt. Đối với các loại vật nuôi khác chỉ phát triển theo điều kiện của từng vùng sinh thái, từng địa phương và khả năng thị trường tiêu thụ.
- Tiếp tục đổi mới phương thức chăn nuôi, khuyến khích và hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp với quy mô hợp lý; giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông; có chính sách phù hợp để hỗ trợ chăn nuôi hộ gia đình có kiểm soát, an toàn dịch bệnh, tăng thu nhập cho nông dân nghèo.
- Có chính sách hỗ trợ giảm thiểu chăn nuôi thả rông: Quy định điều kiện thả rông vịt, trâu bò, hướng dẫn chăn nuôi có kiểm soát; Hướng dẫn chăn nuôi gà có chuồng đối với các tỉnh miền núi, Đồng bằng sông Cửu Long; Hướng dẫn chăn nuôi khoa học, tiếp cận chăn nuôi công nghiệp bằng giống tốt, thức ăn chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh.
- Tăng cường quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về quản lý chất lượng.
- Tăng cường công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trước mắt cần tập trung hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các văn bản về quản lý môi trường, rà soát lại các quy định về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động chăn nuôi; khuyến khích áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải vật nuôi, trong đó tiếp tục hỗ trợ phát triển chương trình biogas.
2. Về phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi:
- Nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, lấy phương châm phòng bệnh là chính, trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh là của chính quyền và cơ quan thú y cơ sở và chủ chăn nuôi là chính;
- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến nâng cao ý thức người dân để chủ động và tích cực phòng chống dịch bệnh.
- Trong chống dịch phải chỉ đạo quyết liệt, sát sao; áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp; thực hiện nghiêm chỉnh quy trình chống dịch một cách khoa học; tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời các ổ dịch với phương châm “phát hiện nhanh xử lý triệt để, không để dịch lây lan”; tổ chức, hướng dẫn người dân tiêm phòng đầy đủ, kịp thời cho đàn gia súc, gia cầm; giám sát tiêm phòng nghiêm túc, tạo mọi điều kiện để người dân chủ động thực hiện, khuyến khích xã hội hoá công tác thú y, trong đó có dịch vụ tiêm vắc xin, không nên chỉ dựa vào nhà nước.
- Bộ chỉ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cấp vắc xin lở mồm long móng cho các địa phương khi làm rõ loại virus lưu hành trên địa bàn. Bộ yêu cầu phải thực hiện các giải pháp đồng bộ, quản lý sử dụng vắc xin có hiệu quả; Đề nghị các địa phương hướng dẫn sử dụng vắc xin nhược độc tai xanh;
- Về kiểm dịch: Kiểm dịch gia súc gia cầm giống từ gốc, không để vì lý do mua bán, vận chuyển giống làm lây lan dịch bệnh; Thực hiện các biện pháp kiên quyết để xử lý tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới.
- Kiểm soát giết mổ nhỏ lẻ, khuyến khích giết mổ tập trung nhất là tại các thị xã, thành phố.
3. Tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống chăn nuôi, thú y, đặc biệt ở các huyện, xã, chú trọng phát huy vai trò của thú y tư nhân; thành lập Ban Nông nghiệp xã, trong đó có một cán bộ phụ trách chăn nuôi, thú y được đào tạo theo đúng chuyên ngành.
Văn phòng Bộ thông báo để địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan biết và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.