BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/TB-BTP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2024 |
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN THANH TỊNH TẠI HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC NĂM 2024 CỦA BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngày 26 tháng 01 năm 2024, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã dự và chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Báo Pháp luật Việt Nam. Tham dự Hội nghị có tập thể Lãnh đạo, viên chức, người lao động Báo Pháp luật Việt Nam; đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Công nghệ thông tin, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp. Sau khi nghe Báo cáo của Báo Pháp luật Việt Nam, ý kiến phát biểu của các đồng chí dự Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã kết luận như sau:
1. Hoan nghênh, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của tập thể Lãnh đạo, viên chức, người lao động Báo Pháp luật Việt Nam trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn theo Kế hoạch công tác năm 2023 và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh. Năm 2023, Báo Pháp luật Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thử thách, trở lại hoạt động ổn định và từng bước có sự phát triển, đổi mới: (i) Công tác nội dung, nghiệp vụ báo chí cơ bản đáp ứng yêu cầu của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý và cơ quan chủ quản báo chí, cơ bản không để xảy ra sai sót về thông tin; (ii) Nhiều tác phẩm báo chí của Báo Pháp luật Việt Nam có chất lượng cao, đạt được nhiều giải thưởng lớn ở trung ương và địa phương; (iii) Hoạt động kinh tế báo chí được đảm bảo; (iv) Tích cực phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các chuyên đề truyền thông về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, nhất là phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2024, xây dựng kho dữ liệu số về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp…
2. Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo Pháp luật Việt Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: (i) Công tác quản trị nội bộ tuy đã được quan tâm nhưng chưa kịp thời, việc kiện toàn tổ chức, bộ máy theo yêu cầu tại Quyết định số 1188/QĐ- BTP ngày 28/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Pháp luật Việt Nam còn chậm so với yêu cầu; (ii) Việc ban hành các Quy chế quản lý nội bộ còn chậm, có trường hợp chưa đảm bảo, phải sửa đổi, bổ sung sau khi ban hành.
3. Cơ bản nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 được xác định tại Báo cáo số 1480/BC-PLVN ngày 29/11/2023 của Báo Pháp luật Việt Nam; đồng thời đề nghị Báo Pháp luật Việt Nam tập trung thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
3.1. Thường xuyên quán triệt, thực hiện tốt các chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan chỉ đạo báo chí (Ban Tuyên giáo Trung ương), cơ quan quản lý báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) và cơ quan chủ quản báo chí (Bộ Tư pháp). Thực hiện nghiêm chế độ giao ban báo chí theo yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương.
3.2. Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí đối với các tổ chức trực thuộc, nhà báo, phóng viên theo yêu cầu tại Kế hoạch số 156- KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 1781/QĐ-BTP ngày 30/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW.
3.3. Phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các yêu cầu, chỉ đạo của cơ quan chủ quản, đảm bảo hoạt động của Báo thực hiện đúng quy định.
3.4. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của Bộ, đơn vị pháp chế các bộ, ngành để thực hiện hiệu quả việc truyền thông chính sách, pháp luật theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023; tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch truyền thông về các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp năm 2024. Các tin, bài truyền thông chính sách, pháp luật của Báo Pháp luật Việt Nam phải có hàm lượng thông tin pháp lý cao, phân tích nhiều chiều, phản ánh sát thực tiễn, có tính dự báo, thể hiện được vai trò là cơ quan truyền thông, ngôn luận của Bộ Tư pháp.
3.5. Nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức các ấn phẩm của Báo theo hướng chuyên nghiệp, phát huy tôn chỉ, mục đích, nghiên cứu, xây dựng bản sắc riêng có của Báo Pháp luật Việt Nam.
3.6. Khẩn trương kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ theo yêu cầu tại Quyết định số 1188/QĐ-BTP ngày 28/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quá trình thực hiện cần phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ để đảm bảo thận trọng, đúng quy định, góp phần ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển. Báo cáo Lãnh đạo Bộ trước ngày 10/5/2024.
3.7. Quan tâm thực hiện tốt chế độ, chính sách, công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức, người lao động; phát triển đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên, người làm Báo Pháp luật Việt Nam giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn mực về đạo đức, có bản lĩnh vững vàng; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đầu tư cho con người và nghiệp vụ báo chí với kinh tế báo chí theo đúng quy định của pháp luật và thực tiễn của Báo.
Trên đây là kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh tại Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Báo Pháp luật Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo để các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan biết và thực hiện./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.