VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2021 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG LÊ MINH KHÁI TẠI CUỘC HỌP VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 167/2017/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC SẮP XẾP LẠI, XỬ LÝ TÀI SÀN CÔNG.
Ngày 29 tháng 5 năm 2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Tư pháp, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Tài chính báo cáo, giải trình, tiếp thu về Dự thảo Nghị định, ý kiến phát biểu của các đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã kết luận như sau:
1. Đánh giá cao chuẩn bị của Bộ Tài chính về báo cáo giải trình, tiếp thu về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (Dự thảo Nghị định), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 99/TB-VPCP ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ.
2. Về đối tượng áp dụng: Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã quy định: doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ). Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định doanh nghiệp nhà nước bao gồm (1) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và (2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điếu lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Việc xác định đối tượng thực hiện sắp xếp lại xử lý nhà, đất trên cơ sở đề xuất, cách tính của Bộ Tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp cấp II, cấp III là có căn cứ và cơ sở đề xuất, được đa số Thành viên Chính phủ thống nhất. Tuy nhiên còn có ý kiến khác nhau, Bộ Tài chính cần tiếp thu, giải trình cụ thể hơn ý kiến các cơ quan tại cuộc họp để có sự thống nhất, đồng thuận cao.
3. Về điều khoản chuyển tiếp: việc bổ sung thêm nội dung điều khoản chuyển tiếp là cần thiết, đảm bảo thực hiện thông thoáng, kịp thời tháo gỡ khó khăn ách tắc phát sinh trong thực tiễn, nhưng phải đảm bảo chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, không làm thất thoát tài sản công trên nguyên tắc thủ tục đã làm đúng quy định của pháp luật đất đai, phát luật đầu tư và pháp luật khác có liên quan thì không phải thực hiện lại, trường hợp không làm đúng thì không hợp thức hóa các vi phạm.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, trong đó cần lưu ý một số nội dung như sau:
a) Thống kê các doanh nghiệp cấp II, cấp III theo cách xác định của Bộ Tài chính tại Dự thảo Nghị định và xác định số lượng (tỷ lệ %) các cơ sở nhà, đất do doanh nghiệp cấp II, cấp III đang quản lý, sử dụng để làm rõ đối tượng cần thực hiện sắp xếp nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng nhà, đất, tránh thất thoát.
b) Rà soát thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong xem xét, xử lý các vướng mắc trong việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại tất cả các điều, khoản của Dự thảo Nghị định đảm bảo đúng thẩm quyền.
c) Tiếp tục phân cấp, phân quyền tối đa và xác định cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.