BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1158/TB-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2012 |
Ngày 16 tháng 02 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác khuyến nông năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các đơn vị trong Bộ (các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ), lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến nông các tỉnh/thành phố, các cơ quan thông tấn báo chí, các viện nghiên cứu, trường, hiệp hội, hội thuộc lĩnh vực nông nghiệp có tham gia thực hiện dự án khuyến nông Trung ương 2011-2013;
Sau khi nghe Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 toàn quốc của Bộ, các báo cáo tham luận và ý kiến thảo luận về các hoạt động khuyến nông theo các chuyên đề của một số tổ chức ở trung ương và địa phương, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã kết luận như sau:
1. Đổi mới cơ chế chính sách khuyến nông trung ương:
Các chương trình, dự án khuyến nông trung ương cần đổi mới cả về nội dung và phương thức tổ chức thực hiện cho phù hợp, thiết thực và hiệu quả hơn đối với hệ thống khuyến nông các địa phương. Những cơ chế, chính sách khuyến nông trung ương còn bất cập cần kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Hệ thống khuyến nông các địa phương cần chủ động đề xuất, tham gia đấu thầu các dự án khuyến nông trung ương. Trong quá trình triển khai thực hiện, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố cần tăng cường sự quản lý, giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn.
2. Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012:
Năm 2012 công tác khuyến nông cần tập trung vào thực hiện bốn nhiệm vụ chính là: (1) tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông nhà nước; (2) đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động khuyến nông; (3) gắn hoạt động khuyến nông với Chương trình xây dựng nông thôn mới và (4) gắn hoạt động khuyến nông với Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
2.1. Về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông nhà nước, cần lưu ý một số điểm sau:
Hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp cần được xây dựng, củng cố và phát thống nhất, đồng bộ từ Trung ương tới cơ sở.
Ở Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu đề xuất với Chính phủ xem xét việc kiện toàn đầu mối thống nhất thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến nông theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP. Đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản hướng dẫn quy chế tuyển chọn, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và cơ chế, chính sách đối với mạng lưới khuyến nông cơ sở.
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì cùng các Vụ Tài chính, các Tổng cục, Cục chuyên ngành và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sớm đề xuất với Bộ và các Bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP đảm bảo đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế của công tác khuyến nông.
Ở địa phương: đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ để tiếp tục chỉ đạo xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hoạt động, có cơ chế chính sách khuyến nông phù hợp với địa phương, đặc biệt là chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ khuyến nông viên cấp xã và cộng tác viên khuyến nông cấp thôn, bản, tạo điều kiện động viên họ tích cực tham gia hoạt động khuyến nông ở cơ sở, đáp ứng tốt nhu cầu của nông dân.
Tổ chức khuyến nông các cấp cần lựa chọn nội dung phù hợp để “khuyến” nông dân, tập trung vào những lĩnh vực sản xuất có tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền; tránh làm theo phong trào, phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường nâng cao thu nhập để xóa đói giảm nghèo bền vững.
2.2. Về xã hội hóa hoạt động khuyến nông:
Các cơ quan, địa phương cần đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khuyến nông, nhằm huy động, thu hút nguồn lực, phương pháp và kinh nghiệm hoạt động khuyến nông từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông, đặc biệt là từ các doanh nghiệp theo ngành hàng, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ. Các địa phương, các doanh nghiệp nghiên cứu, tham khảo mô hình xây dựng Quỹ Khuyến nông của Thành phố Hà Nội để từng bước rút kinh nghiệm và mở rộng.
2.3. Gắn hoạt động khuyến nông với Chương trình xây dựng nông thôn mới:
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tập trung thực hiện các nhiệm vụ về nông nghiệp, nông thôn ở quy mô cấp xã, cấp thôn và cấp hộ. Trong quá trình thực hiện cần đặc biệt chú trọng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất bền vững để nâng cao thu nhập. Trong đó các địa phương, các xã làm quy hoạch, xác định những cây trồng, vật nuôi gắn với những tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Hệ thống khuyến nông các cấp cần tập trung để giúp nông dân phát triển những cây, con lợi thế đó theo hướng sản xuất hàng hóa.
2.4. Gắn hoạt động khuyến nông với Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:
Qua kết quả năm vừa qua cho thấy hệ thống khuyến nông có đủ điều kiện, năng lực và kinh nghiệm để tham gia Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg. Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì chỉ đạo việc đào tạo mỗi năm 300.000 người làm nghề nông nghiệp. Hệ thống khuyến nông các cấp cần chuẩn bị sẵn sàng để tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này. Trong công tác đào tạo nghề cần chú trọng đến chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với các mô hình khuyến nông để nông dân có thể áp dụng ngay các kiến thức được học vào sản xuất thành công và hiệu quả.
Văn phòng Bộ xin thông báo để các cơ quan, đơn vị biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.