VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010 |
Ngày 27 tháng 04 năm 2010, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng – Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo để thảo luận báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện các Chương trình giảm nghèo thời gian qua và định hướng xây dựng Chương trình giảm nghèo chung cho thời kỳ 2011 – 2020. Cùng dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo thời gian qua và trình bày các đề xuất định hướng xây dựng Chương trình giảm nghèo chung cho thời kỳ 2011 – 2020, ý kiến tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:
I. ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO THỜI KỲ 2011 – 2020
Yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan phối hợp thực hiện Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo ngày 12 tháng 8 năm 2009 (Thông báo số 257/TB-VPCP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ) về định hướng về công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2020, khẩn trương tiếp tục triển khai công việc sau đây:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo biên soạn Chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020:
- Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là Trưởng ban; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc là Phó Trưởng ban;
- Thành viên khác, bao gồm: các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo, bổ sung 01 đồng chí Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 01 đồng chí Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tham gia.
b) Thành lập Tổ nghiên cứu biên tập Chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020:
- Đồng chí Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng;
- Các thành viên gồm: các chuyên viên thuộc các Bộ, ngành giúp việc cho thành viên Ban soạn thảo.
2. Xây dựng Chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020:
a) Đánh giá thực trạng các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo hiện hành theo hướng: khẩn trương tổng kết, đánh giá hiệu quả đạt được theo các mục tiêu đã đề ra của các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 -2010, phân tích, đánh giá những hạn chế, tồn tại và sử dụng nguồn lực; đề xuất kết thúc thực hiện một số chế độ, chính sách không còn phù hợp, trùng lắp; kiến nghị những chính sách còn phù hợp hoặc theo Luật định sẽ tiếp tục thực hiện.
b) Nghiên cứu xây dựng Chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020, theo những nội dung cơ bản sau:
- Về tên gọi: Chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020.
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu tổng quát nhằm giảm nghèo bền vững phải thể hiện toàn diện, mọi mặt công tác giảm nghèo, bảo đảm về ăn, mặc, ở, chữa bệnh, học hành và cơ sở hạ tầng …
+ Phân kỳ thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015 với các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong từng lĩnh vực.
- Về phạm vi, đối tượng của Chương trình bao gồm:
+ Đối tượng: gồm hộ nghèo, người nghèo theo chuẩn nghèo trong cả nước; trong đó, ưu tiên đối tượng là phụ nữ, trẻ em nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Phạm vi: thực hiện Chương trình tập trung các địa bàn sau:
. 62 huyện nghèo;
. Các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II;
. Các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 15% đến 20%.
- Về hệ thống chính sách, thiết kế theo nguyên tắc khuyến khích tính chủ động vươn lên của người nghèo, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại; cân đối giữa chính sách hỗ trợ có hoàn trả và chính sách hỗ trợ cho không.
+ Xây dựng hệ thống chính sách bao quát toàn diện công tác xóa đói, giảm nghèo trong cả nước, quan hệ chặt chẽ với Chương trình xây dựng Nông thôn mới và Chiến lược an sinh xã hội đến năm 2020, gồm:
. Những chính sách giảm nghèo chung được thực hiện trên phạm vi cả nước, áp dụng với tất cả đối tượng là người nghèo, hộ nghèo;
. Nhóm chính sách hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo như: hỗ trợ sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực ...;
. Nhóm chính sách hỗ trợ môi trường cho người nghèo thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng;
. Nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt …;
. Các chính sách đặc thù hỗ trợ cho các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, du canh du cư, dân vạn đò, người nghèo tàn tật, già, cô đơn, người có công …
+ Khuyến khích các địa phương có điều kiện nâng định mức hỗ trợ cao hơn chính sách chung để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nghèo trên từng địa bàn.
- Về nguồn lực: huy động từ nhiều nguồn trong xã hội giải quyết chính sách, bao gồm nguồn lực từ chính sự nỗ lực vươn lên của người nghèo; từ hỗ trợ của cộng đồng, doanh nghiệp; từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương). Trong đó, Chính phủ ưu tiên nguồn lực từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho các đối tượng người nghèo, hộ nghèo trên những địa bàn ưu tiên của Chương trình (tỉnh, huyện, xã, thôn, bản) được hưởng các chính sách đặc thù.
- Về cơ chế phối hợp:
+ Các Bộ, ngành Trung ương xây dựng chính sách, quản lý mục tiêu, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá;
+ Thực hiện phân cấp mạnh cho cấp cơ sở theo phương thức giao quyền, đầu tư trọn gói. Trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, địa phương sẽ chủ động bố trí ngân sách để giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo những mục tiêu Chương trình đề ra.
+ Xây dựng cơ chế để gắn kết với các Chương trình, dự án khác trong tổ chức thực hiện, tránh trùng lắp, gây lãng phí.
- Về tổ chức thực hiện:
+ Quy định tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án thực hiện mục tiêu giảm nghèo;
+ Quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành chỉ đạo thực hiện các chính sách, các chương trình, dự án giảm nghèo cụ thể;
+ Quy định trách nhiệm của các cấp;
+ Tăng cường sự phối hợp tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; vận động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp.
- Trong 6 tháng năm 2010, hoàn thành dự thảo Chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020 để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết của Chính phủ về chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
II. VỀ ĐIỀU CHỈNH CHUẨN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện phương án điều chỉnh chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2011 – 2015 phù hợp với thực tiễn, trong đó cần lưu ý:
- Bổ sung thêm các căn cứ khoa học, thực tiễn để đề xuất ban hành chuẩn nghèo.
- Phối hợp với một số địa phương tổ chức áp thử chuẩn nghèo để đánh giá tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện, xã thuộc phạm vi của dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới trong tháng 5 năm 2010.
3. Phối hợp với các địa phương đánh giá tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn và tổng hợp trên cả nước; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các Bộ liên quan tính toán, cân đối để bố trí nguồn thực hiện các cơ chế, chính sách có liên quan khi thực hiện chuẩn nghèo mới.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành và địa phương biết và thực hiện.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.