ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/TB-BCĐ |
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2021 |
(tại Phiên họp số 92)
15h30 ngày 19/02/2021, tại trụ sở UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo Thành phố) đã tổ chức họp Phiên thứ 92 nghe các đơn vị báo cáo về tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố. Dự họp tại điểm cầu Thành phố có các thành viên Ban Chỉ đạo Thành phố. Tại điểm cầu địa phương có Giám đốc các bệnh viện của Thành phố; Lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, các thành viên Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Sau khi nghe Sở Y tế báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố chỉ đạo như sau:
I. Thông tin về tình hình dịch bệnh và dự báo trong thời gian tới
1. Trên Thế giới:
- Tình hình dịch bệnh trên Thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Lũy tích đến nay, Thế giới ghi nhận tổng số 110.836.137 ca mắc, 2.452.543 ca tử vong.
- Mỹ là quốc gia có số mắc cao nhất thế giới với 28.453.526 ca mắc và 502.544 ca tử vong. Ấn Đô là quốc gia đứng thứ hai thế giới với số trường hợp mắc là 10.950.201 ca mắc (156.038 ca tử vong). Tiếp theo là Brazil vơi 9.979.276 ca mắc (242.178 ca tử vong).
- Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.252.685 trường hợp mắc (33.969 trường hợp tử vong). Tiếp theo là Philippines với tổng số 555.163 ca mắc (11.673 trường hợp tử vong).
2. Tại Việt Nam:
- Lũy tích đợt 4 từ ngày 27/01/2021 đến nay ghi nhận 796 ca mắc mới (các ca mắc đã được công bố chính thức) trong đó có 756 ca mắc ngoài cộng đồng tại 13 tỉnh, thành phố: Hải Dương (575); Quảng Ninh (60); Thành phố Hồ Chí Minh (36); Hà Nội (35); Gia Lai (27); Bình Dương (6); Bắc Ninh (5); Điện Biên (3); Hưng Yên (3); Bắc Giang (2); Hòa Bình (2); Hải Phòng (1); Hà Giang (1).
- Lũy tích đến nay nước ta ghi nhận 2.347 ca mắc, 35 ca tử vong.
3. Tại Hà Nội:
Trong các ngày 17-19/02/2021, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc mới.
* Lũy tích giai đoạn 4 (từ ngày 27/01/2021 đến nay), ghi nhận 35 ca mắc ngoài cộng đồng, trong đó:
- Số ca mắc theo quận, huyện: Nam Từ Liêm (13); Cầu Giấy (6); Đông Anh (5); Mê Linh (5); Hai Bà Trưng (2); Tây Hồ (2); Đống Đa (1); Ba Đình (1).
- Đặc điểm dịch tễ: 01 ca mắc liên quan đến ổ dịch tại Quảng Ninh (F1 của BN1562); 31 ca mắc liên quan đến ổ dịch tại Hải Dương, trong đó: 05 ca mắc là người đi về từ Hải Dương (BN1654, BN1694, BN1814, BN1815, BN1819), 26 trường hợp lây truyền thứ phát tại Hà Nội từ 5 ca mắc trên; chùm 03 ca bệnh liên quan đến BN2229, quốc tịch Nhật Bản (BN2229, BN2234, BN2240).
- Số ca mắc theo ngày: Ngày 28/1 (2 trường hợp) ngày 30/1 (2 trường hợp), ngày 31/01 (11 trường hợp), ngày 01/02 (4 trường hợp), ngày 02/02 (1 trường hợp), ngày 03/02 (1 trường hợp), ngày 04/02 (1 trường hợp), ngày 05/02 (1 trường hợp), ngày 07/02 (1 trường hợp), ngày 08/02 (2 trường hợp), ngày 09/02 (1 trường hợp), ngày 11/02 (1 trường hợp), ngày 12/02 (1 trường hợp), ngày 14/02 (3 trường hợp), ngày 15/02 (2 trường hợp), ngày 16/02 (1 trường hợp).
4. Dự báo trong thời gian tới:
- Hiện nay tình hình dịch bệnh trên Thế giới vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc trung bình theo ngày đã có dấu hiệu giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Tại Việt Nam, ổ dịch ở Hải Dương cơ bản đã được khống chế nhưng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới.
- Tại Hà Nội: Mặc dù trong những ngày vừa qua không ghi nhận thêm ca mắc ngoài cộng đồng, tuy nhiên nguy cơ về dịch bệnh vẫn còn ở mức cao bởi các lý do:
+ Hiện nay các chuyên gia tiếp tục nhập cảnh vào để làm việc, mặc dù các chuyên gia đã được cách ly theo quy định nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh xâm nhập từ các chuyên gia này.
+ Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Tân Sửu người dân từ các tỉnh, thành phố có dịch, đặc biệt (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) trở lại Hà Nội sinh sống làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, nhiều người bệnh từ các tỉnh, thành phố lên khám, chữa bệnh tại Bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn Hà Nội có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
- Một số người dân vẫn chưa tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, chưa thực hiện đúng thông điệp “5K” của Bộ Y tế và đặc biệt là không khai báo y tế hoặc khai báo y tế không trung thực gây khó khăn cho việc giám sát dịch.
II. Nhiệm vụ trong thời gian tới
UBND Thành phố giao các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Ban Chỉ đạo các địa phương quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND Thành phố và nội dung kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố tại các phiên họp. Trong đó, cụ thể UBND Thành phố giao:
1. Công tác điều tra dịch tễ, giám sát người đi từ vùng dịch về Hà Nội:
- Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, giám sát người đi từ vùng dịch về Hà Nội.
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phân công cụ thể cho Tổ dân phố, Tổ COVID cộng đồng rà soát, lập danh sách, khai báo y tế, quản lý giám sát chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu tại các thôn, tổ dân phố đối với những người đi từ vùng có dịch từ các tỉnh, thành phố về Hà Nội; ký phê duyệt danh sách theo đúng đối tượng đã nêu tại Thông báo số 10/TB-BCĐ ngày 18/02/2021 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố.
2. Công tác xét nghiêm SASR-CoV-2:
- Giao Sở Y tế:
+ Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố dự trù chuẩn bị đủ các bộ lấy mẫu xét nghiệm cung cấp cho các quận, huyện, thị xã để mở rộng đối tượng xét nghiệm (theo đề xuất của Sở Y tế tại Tờ trình số 58/TTr-SYT ngày 03/02/2021 và chỉ đạo của Trung ương và Thành phố); dự trù đủ kít xét nghiệm đảm bảo công tác xét nghiệm nhanh nhất.
+ Chỉ đạo các Bệnh viện công lập của ngành y tế Thành phố và các Bệnh viện tư nhân trên địa bàn Thành phố đủ điều kiện xét nghiệm SASR-CoV-2 đã được Bộ Y tế công nhận để xét nghiệm SASR-CoV-2, đồng thời chủ động dự trù đầy đủ bộ lấy mẫu, kít, test để xét nghiệm.
- Giao Bộ Tư lệnh Thủ đô: Lập danh sách công dân nhập ngũ đợt I năm 2021; phối hợp Sở Y tế để xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập ngũ.
- Yêu cầu Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố (CDC) và các địa phương thực hiện nghiêm việc lấy mẫu, xét nghiệm đảm bảo đúng đối tượng, tránh việc lợi dụng cơ chế để trục lợi, gây lãng phí nguồn lực tài chính của Thành phố.
3. Công tác cách ly, giám sát y tế:
- Giao Bộ Tư lệnh Thủ đô: Chỉ đạo các đơn vị quân đội tăng cường kiểm tra, giám sát không để lây chéo dịch bệnh (F1) trong các cơ sở cách ly tập trung do quân đội quản lý và các cơ sở cách ly tập trung của Thành phố do quân đội điều hành quản lý. Thực hiện cách ly tập trung đủ 14 ngày tại cơ sở cách ly tập trung theo quy định.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác giám sát tiếp tục 14 ngày tại nơi lưu trú đối với những trường hợp hết thời gian cách ly tập trung. Xử lý nghiêm việc thực hiện cách ly không đúng quy định.
- Giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Bộ Tư lệnh Thủ đô rà soát các cơ sở lưu trú đủ điều kiện cách ly tập trung để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch khi có yêu cầu.
- Sở Y tế chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra các Bệnh viện trong và ngoài công lập và các phòng khám trên địa bàn Thành phố phải thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế về Bệnh viện an toàn, Phòng khám an toàn; đặc biệt lưu ý: Phân luồng, khai báo y tế, điều tra dịch tễ, khám sàng lọc, trang bị đầy đủ bảo hộ cho nhân viên y tế.
- Các Bệnh viện khẩn trương xây dựng kế hoạch xét nghiệm để xét nghiệm cho các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế tại các khoa, phòng, khu vực trong bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
+ Tăng cường kiểm tra các nhà hàng ăn trên địa bàn phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm, yêu cầu dừng hoạt động đối với nhà hàng ăn không chấp hành đúng quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thường xuyên kiểm tra những cơ sở Thành phố yêu cầu tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19: quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè và quán cà phê, Karaoke, Games, Internet...), xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
+ Tăng cường kiểm tra hoạt động các Tổ dân phố, tổ COVID-19 cộng đồng của các xã, phường, thị trấn để nắm bắt những trường hợp đi về hoặc đi qua từ vùng dịch với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, yêu cầu những trường hợp này bắt buộc phải khai báo y tế; xử lý nghiêm những trường hợp không khai báo y tế hoặc khai báo y tế không trung thực.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội:
+ Chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án cụ thể, chi tiết đáp ứng công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quản lý chặt và yêu cầu công nhân, nhân viên... thực hiện khai báo y tế khi trở lại làm việc trên tinh thần “Không ngăn sông cấm chợ, không gây khó dễ cho người dân”.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các nhà máy trong khu công nghiệp.
6. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Căn cứ chức năng nhiệm vụ theo lĩnh vực và địa bàn quản lý chủ động thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Đảm bảo tất cả các Ban Chỉ đạo từ cấp Thành phố đến cơ sở đều phải được vận hành thông suốt, ứng phó kịp thời mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.
Giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố theo dõi, đôn đốc, báo cáo Ban Chỉ đạo Thành phố kết quả thực hiện các nội dung kết luận trên./.
Nơi
nhận: |
TL. TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.