VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2023 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ LÊ MINH KHÁI TẠI CUỘC HỌP VỀ VIỆC TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP
Ngày 11 tháng 01 năm 2023, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính và Văn phòng Chính phủ; các Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Hóa chất Việt Nam, Dệt may Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam; các Tổng Công ty: Cảng Hàng không Việt Nam, Lương thực miền Bắc; các Công ty cổ phần Tập đoàn: Sungroup, Vingroup, Hòa Phát, Thủy sản Minh Phú; Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam; các Ngân hàng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngoại thương Việt Nam, Công Thương Việt Nam, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Quân đội, Kỹ thương Việt Nam, Sài Gòn Thương tín. Sau khi nghe Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo, ý kiến các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái có ý kiến kết luận như sau:
1. Đánh giá cao các Bộ, ngành, Tập đoàn, Tổng Công ty đã có nhiều nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra, góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của đất nước.
2. Dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2023 còn có nhiều khó khăn, thách thức đan xen; áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, các thị trường xuất, nhập khẩu lớn truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp, đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục quyết tâm, giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực tự cường, chủ động thích ứng linh hoạt, hành động quyết liệt, khoa học, tích cực đổi mới, sáng tạo để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đã đề ra, trong đó cần có giải pháp hiệu quả, mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ, trong đó điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
b) Nghiên cứu có các giải pháp theo quy định pháp luật để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân, đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn vay, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và bảo đảm việc làm cho người lao động.
c) Theo dõi, giám sát và nắm chắc tình hình thực tế, cập nhật số liệu chính xác, khách quan, minh bạch để có giải pháp điều hành tín dụng hợp lý, bảo đảm đủ vốn tín dụng theo nhu cầu thực sự của nền kinh tế trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại và kịp thời cảnh báo sớm, xử lý rủi ro theo quy định, không để kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi các quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014, bảo đảm thống nhất, phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.