ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/TB-BCĐ |
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2021 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ CHỬ XUÂN DŨNG, TRƯỞNG BAN CHỈ
ĐẠO VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(tại phiên họp số 91)
16h30 ngày 17/02/2021, tại trụ sở UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo Thành phố) đã tổ chức họp Phiên thứ 91 nghe các đơn vị báo cáo về tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố. Dự họp tại điểm cầu Thành phố có đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo, các đồng chí Phó Trưởng Ban và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Thành phố. Tại điểm cầu địa phương có các đồng chí lãnh đạo, thành viên Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn; giám đốc các bệnh viện của Thành phố.
Sau khi nghe Sở Y tế báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận chỉ đạo như sau:
I. Nhận định tình hình dịch bệnh và dự báo trong thời gian tới
1. Trên Thế giới
- Tình hình dịch bệnh trên Thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Lũy tích đến nay, Thế giới ghi nhận tổng số 110.040.219 ca mắc, 2.429.974 ca tử vong.
- Mỹ là quốc gia có số mắc cao nhất thế giới với 28.381.220 ca mắc và 499.991 ca tử vong. Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai thế giới với số trường hợp mắc với 10.937.320 ca mắc (155.949 ca tử vong). Tiếp theo là Brazil với 9.921.981 ca mắc (240.983 ca tử vong).
- Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.233.959 trường hợp mắc (33.596 trường hợp tử vong). Tiếp theo là Philippines với tổng số 552.246 ca nhiễm (11.524 trường hợp tử vong).
2. Tại Việt Nam
- Lũy tích đợt 4 từ ngày 27/01/2021 đến nay ghi nhận 760 ca mắc mới (các ca mắc đã được công bố chính thức) trong đó có 718 ca mắc ngoài cộng đồng tại 13 tỉnh, thành phố: Hải Dương (537), Quảng Ninh (60), Thành phố Hồ Chí Minh (36), Hà Nội (35), Gia Lai (27), Bình Dương (6), Bắc Ninh (5), Điện Biên (3), Hưng Yên (3), Bắc Giang (2), Hòa Bình (2), Hà Giang (1), Hải Phòng (1).
- Lũy tích đến nay nước ta ghi nhận 2.311 ca mắc, 35 ca tử vong.
3. Tại Hà Nội
Trong các ngày 15-17/02/2021, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc mới.
- Liên quan tới trường hợp người Hàn Quốc tử vong tại chung cư Golmark City, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm ngày 17/02/2021, UBND quận Bắc Từ Liêm phối hợp với các đơn vị chức năng đã triển khai các biện pháp xử lý theo quy định, đặc biệt đã phong tỏa tạm thời, phun khử khuẩn khu vực liên quan và lấy mẫu xét nghiệm chuyển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, kết quả âm tính.
* Lũy tích giai đoạn 4 (từ ngày 27/01/2021 đến nay), ghi nhận 35 ca mắc ngoài cộng đồng (giảm 01 trường hợp so với báo cáo kỳ trước là do ca bệnh BN2060 là người Hưng Yên đến khám tại bệnh viện Phổi Trung ương, trước tính cho Hà Nội, nay được Bộ Y Tế tính lại là ca bệnh của tỉnh Hưng Yên), trong đó:
- Số ca mắc theo quận, huyện: Nam Từ Liêm (13); Cầu Giấy (6); Đông Anh (5); Mê Linh (5); Hai Bà Trưng (2); Tây Hồ (2); Đống Đa (1); Ba Đình (1).
4. Dự báo trong thời gian tới
Hiện nay tình hình dịch bệnh trên Thế giới vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc và tử vong không ngừng tăng lên. Tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều ca mắc tại Hải Dương và Quảng Ninh, từ các ổ dịch này đã tiếp tục lan ra các tỉnh thành phố khác. Tại Hải Dương dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều huyện ghi nhận thêm ca mắc mới vì vậy nhằm kiểm soát dịch bệnh, từ 0h ngày 16/02/2021 Hải Dương đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Hà Nội:
- Trong thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cho phép các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh để làm việc, mặc dù các chuyên gia đã được cách ly theo quy định nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh xâm nhập từ các chuyên gia này.
- Sau Tết người dân sẽ trở lại Hà Nội sinh sống làm việc nhiều, bên cạnh đó Hà Nội có nhiều khu công nghiệp vì vậy sẽ có nhiều người từ các tỉnh thành đặc biệt là các tỉnh thành có dịch sau thời gian về quê ăn Tết sẽ trở lại làm việc và có thể mang theo mầm bệnh vào Thành phố. Đồng thời trên địa bàn Hà Nội có nhiều bệnh viện tuyến Trung ương nên có thể sẽ có các trường hợp người bệnh từ các tỉnh lên Hà Nội khám chữa bệnh tại các bệnh viện này cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc dịch bệnh và lây lan.
- Mặc dù người dân Thủ đô cơ bản đã đồng thuận, hưởng ứng và thực hiện các quy định của Trung ương, Thành phố và tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Tuy nhiên tại một số khu vực, cộng đồng dân cư còn hiện tượng tập trung đông người và đi lại không cần thiết, một số ít người dân chưa đeo khẩu trang. Một số cửa hàng chưa nhắc nhở khách hàng tuân thủ việc đeo khẩu trang và ngồi giãn cách....
Vì vậy theo nhận định, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới trên địa bàn Thành phố.
II. Nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới
Trước tình hình số ca mắc tại các tỉnh, thành phố trên cả nước vẫn tiếp tục ghi nhận, đặc biệt trên địa bàn Thành phố xuất hiện ca bệnh phức tạp, tạm thời chưa xác định được cụ thể nguồn gốc lây bệnh; nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao; Thành phố tiếp tục nâng cấp mức độ để khống chế mức độ lây lan của dịch bệnh. Trong thời gian tới, UBND Thành phố đề nghị các đơn vị tập trung vào một số nội dung cụ thể như sau:
1. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, xã phường, thị trấn rà soát, thông báo toàn bộ các trường hợp về từ Hải Dương (thời điểm từ 0h00 ngày 02/02/2021) và các ổ dịch tại các tỉnh, thành phố khác (trong thời gian 14 ngày vừa qua): Lập tức thực hiện việc tự cách ly y tế tại nhà, thời gian tính từ khi rời ổ dịch đến khi đủ 14 ngày (nếu qua 14 ngày thì tự cách ly đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính); chủ động liên hệ với cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và lẫy mẫu xét nghiệm.
Riêng đối với những người về từ huyện Cẩm Giàng, Hải Dương thì giao UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định cách ly tại nhà (thời gian đủ cách ly đủ 14 ngày kể từ khi rời ổ dịch, nếu qua 14 ngày thì tự cách ly đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính), lấy mẫu xét nghiệm; đề nghị chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ việc cách ly y tế tại nhà đảm bảo đúng quy định.
2. Giao Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp các bệnh viện, các đơn vị y tế của Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố tập trung mở rộng xét nghiệm theo thứ tự ưu tiên được sắp xếp gồm:
- Các trường hợp về từ tỉnh Hải Dương (thời điểm từ 0h00 ngày 02/02/2021): ưu tiên các huyện, thành phố thuộc tỉnh Hải Dương có ổ dịch phức tạp sau đó đến các huyện còn lại (thời gian hoàn thành chậm nhất trong ngày 20/02/2021).
- Các trường hợp về từ các ổ dịch của các tỉnh, thành phố khác đã ghi nhận ca nhiễm trong thời gian 14 ngày vừa qua.
- Nhóm đối tượng ngẫu nhiên tại các khu vực có nguy cơ cao: nhà máy, nơi có nhiều người từ các địa phương khác trở về, đặc biệt nơi có chuyên gia nước ngoài làm việc (do Ban chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố đề xuất).
- Đội ngũ y tế phòng chống dịch, ưu tiên các nơi có nguy cơ phơi nhiễm cao, cán bộ trong các khu cách ly tại các khu vực đang phòng chống dịch, quân đội, công an.
3. Giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND Thành phố trong công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện công tác phòng, chống dịch tại cơ quan; xây dựng phương án phòng chống dịch tại cơ quan, đơn vị khi người lao động trở lại làm việc sau dịp nghỉ Tết; chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thường xuyên như: kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách an toàn trong cơ sở (trong điều kiện tốt nhất của đơn vị mình); khuyến khích làm việc trực tuyến.
4. Giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, kiện toàn, duy trì triển khai các tổ “Giám sát và tuyên truyền phòng chống Covid-19 tại cộng đồng”, gọi là Tổ Covid cộng đồng (thành phần, nhiệm vụ đã được nêu tại văn bản số 3906/UBND-KGVX ngày 14/8/2020); với mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên, phụ trách không quá 70 hộ, đảm bảo cơ cấu; xây dựng phương thức hoạt động, thông tin của các Tổ Covid cộng đồng, kịp thời cập nhật đến Ban chỉ đạo các xã, phường, thị trấn đến cấp quận, huyện, thị xã; có phân công cụ thể với chức năng yêu cầu giám sát chặt chẽ, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người; hỗ trợ các đơn vị chức năng trong việc cập nhật sự biến động, đi lại của người dân trong khu vực.
5. Giao các đơn vị kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không để lây chéo trong các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa và lây nhiễm ra cộng đồng. Giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, tổ chức đón các đối tượng từ các khu cách ly tập trung về địa phương; tiếp tục giám sát chặt chẽ trong thời gian 14 ngày khi về cộng đồng.
6. Đề nghị các cấp, các ngành tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, quy định của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND Thành phố trong việc thực hiện công tác phòng chống dịch, thông điệp 5K, đặc biệt việc đeo khẩu trang, việc tạm dừng đón khách tại các khu di tích, cơ sở tôn giáo, tạm dừng hoạt động các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê, cửa hàng game, vũ trường, karaoke...
Tại các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, nhà thuốc, các địa phương kiểm tra thực hiện nghiêm việc bán thuốc đối với người dân có các triệu chứng của Covid-19, thông tin kịp thời cho các cơ sở y tế.
Giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố theo dõi, đôn đốc, báo cáo Ban Chỉ đạo Thành phố kết quả thực hiện các nội dung kết luận nêu trên./.
|
TL. TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.