BỘ CHÍNH TRỊ
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM |
Số: 96-QĐ/TW |
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2012 |
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI,
Bộ Chính trị quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của các ban chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN TỔ CHỨC CỦA CÁC BAN CHỈ ĐẠO
Điều 1. Chức năng và tổ chức bộ máy của các ban chỉ đạo
1- Chức năng của các ban chỉ đạo:
Các ban chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ là các cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ ghi tại Điều 2 của Quy định này.
2- Cơ cấu tổ chức của các ban chỉ đạo gồm:
2.1- Trưởng ban: là Uỷ viên Bộ Chính trị hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ do Bộ Chính trị phân công.
2.2- Các thành viên kiêm nhiệm gồm: Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tư lệnh quân khu, tư lệnh quân đoàn trên địa bàn và đại diện lãnh đạo của một số bộ, ban, ngành Trung ương tham gia Ban Chỉ đạo với chức danh thành viên kiêm nhiệm: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Ban Chỉ đạo Tây Bắc), Quân khu 2 (Ban Chỉ đạo Tây Bắc), Quân khu 5 và Quân đoàn 3 (Ban Chỉ đạo Tây Nguyên), Quân khu 9 (Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ).
Khi cần thiết, Ban Bí thư chỉ định bổ sung đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… đóng trên địa bàn tham gia Ban Chỉ đạo.
2.3- Cơ quan thường trực gồm:
- Một đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng làm Phó trưởng ban Thường trực (nếu đồng chí đó không phải Uỷ viên Trung ương Đảng thì do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công) và các Phó trưởng ban chuyên trách.
- Các uỷ viên chuyên trách.
- Văn phòng Ban và các vụ chuyên môn: Vụ Kinh tế, Vụ Văn hoá - Xã hội, Vụ An ninh - Quốc phòng, Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Vụ Xây dựng hệ thống chính trị.
3- Ban Tổ chức Trung ương quy định cụ thể biên chế các Ban Chỉ đạo.
4- Các ban chỉ đạo có trụ sở, con dấu riêng.
5- Các ban chỉ đạo là đơn vị dự toán ngân sách thuộc Văn phòng Chính phủ, được mở tài khoản hạn mức tại Kho bạc Nhà nước nơi bộ phận chuyên trách của ban chỉ đạo đóng trụ sở.
Văn phòng Chính phủ bảo đảm điều kiện hoạt động của các ban chỉ đạo; dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách chi cho hoạt động của các ban chỉ đạo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6- Đảng bộ của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo trực thuộc Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các ban chỉ đạo
1- Nhiệm vụ
Các ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.1- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
1.2- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về cơ chế, chính sách cùng các giải pháp cần chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị; về liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên các tuyến, trong từng vùng, về biến đổi khí hậu…
1.3- Chỉ đạo và tổ chức phối hợp các lực lượng, cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chỉ đạo xử lý kịp thời những tình huống đột xuất về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.
1.4- Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của Ban Chỉ đạo.
2- Quyền hạn
2.1- Các Ban Chỉ đạo được yêu cầu các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan, cấp uỷ và chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
2.2- Được tham dự các hội nghị sơ kết, tổng kết các chuyên đề của Trung ương, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương có liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
2.3- Được cung cấp thông tin và tham gia ý kiến đối với các văn bản của các ban, bộ, ngành Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
2.4- Được tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách có tính đặc thù trên địa bàn về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị.
2.5- Được mời tham dự và đóng góp ý kiến tại một số cuộc họp, hội nghị quan trọng của cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố liên quan đến quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, các dự án đầu tư các công trình trọng điểm, kế hoạch sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban
1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ; lãnh đạo, tổ chức, điều hành công việc chung của Ban Chỉ đạo.
2- Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; kết luận và quyết định các biện pháp để xử lý kịp thời những vấn đề đột xuất về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; trực tiếp báo cáo Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề cần thiết.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng ban Thường trực
1- Giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo đã ghi tại Điều 3 của Quy định này; thay mặt và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc trực tiếp điều hành công việc, chủ trì, kết luận các cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo theo sự uỷ nhiệm của Trưởng ban; tham mưu, đề xuất với Trưởng ban về nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo; định kỳ nhận xét, đánh giá hoạt động của cán bộ thuộc thẩm quyền; phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ban Chỉ đạo; giúp Trưởng ban nhận xét, đánh giá hoạt động của các thành viên.
2- Chỉ đạo Cơ quan Thường trực phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương thực hiện kết luận của Trưởng ban; báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo tại các cuộc họp sơ kết 6 tháng và tổng kết năm.
3- Giúp Trưởng ban quản lý và chủ trì điều hành hoạt động của cơ quan Thường trực; thường xuyên và định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) báo cáo Trưởng ban kết quả hoạt động của Cơ quan Thường trực và kết quả chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ được Trưởng ban uỷ nhiệm.
4- Giúp Ban Chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết công tác, báo cáo định kỳ về việc thực hiện nhiệm vụ. Chỉ đạo Cơ quan Thường trực chuẩn bị nội dung và tổ chức các cuộc họp, hội nghị của Ban Chỉ đạo; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quý, 6 tháng, năm để trình Ban Chỉ đạo quyết định; báo cáo kịp thời những diễn biến đột xuất, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đề xuất biện pháp giải quyết.
5- Trực tiếp giữ mối quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương trên địa bàn để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
6- Được mời tham dự các cuộc họp, hội nghị (khi có nội dung liên quan) của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Chính phủ.
7- Tham gia ban chỉ đạo, hội đồng khi được phân công.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó trưởng ban chuyên trách
1- Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và Phó trưởng ban Thường trực về các nhiệm vụ:
- Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý và chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện một hoặc một số lĩnh vực, chuyên đề thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo do Trưởng ban, Phó trưởng ban Thường trực phân công.
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chủ động nắm tình hình, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực, chuyên đề được phân công.
- Chủ động nắm tình hình, kịp thời báo cáo Trưởng ban và Phó trưởng ban Thường trực những vấn đề đột xuất, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đề xuất những giải pháp cần chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trên địa bàn, lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
- Giữ mối liên hệ với các thành viên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
2- Được cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; được tham dự các cuộc họp chuyên đề của các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương trên địa bàn do Trưởng ban, Phó trưởng ban Thường trực phân công.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của các uỷ viên chuyên trách
1- Uỷ viên chuyên trách chịu trách nhiệm trước Phó trưởng ban Thường trực và Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực, chuyên đề về các nhiệm vụ:
- Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, 6 tháng, năm và tham gia chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện một số lĩnh vực, chuyên đề thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo do Phó trưởng ban Thường trực và Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực, chuyên đề phân công.
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chủ động nắm tình hình, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực, chuyên đề được phân công.
- Chủ động nắm tình hình, kịp thời báo cáo Phó trưởng ban Thường trực và Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực, chuyên đề về những vấn đề đột xuất, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đề xuất những giải pháp cần chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo theo địa bàn, lĩnh vực công tác được phân công.
2- Được cung cấp những thông tin, tài liệu của Ban Chỉ đạo có liên quan đến nhiệm vụ được phân công; được tham dự các cuộc họp chuyên đề của các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương trên địa bàn do Phó trưởng ban Thường trực hoặc Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực, chuyên đê phân công.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên kiêm nhiệm
1- Thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; thảo luận và đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo về cơ chế, chính sách và các giải pháp cần chỉ đạo để phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ liên quan đến bộ, ban, ngành mình phụ trách trên địa bàn.
- Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban về lĩnh vực, chuyên đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ban, ngành mình; là đầu mối gắn kết giữa bộ, ban, ngành với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
- Thường xuyên báo cáo Trưởng ban về tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp liên quan thuộc lĩnh vực của bộ, ban, ngành mình phụ trách.
- Được cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ công tác; được dự các hội nghị của Ban Chỉ đạo và các địa phương trên địa bàn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị.
2- Thành viên kiêm nhiệm là bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trên địa bàn, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; thảo luận và đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo về cơ chế, chính sách cùng các giải pháp cần chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị của địa phương mình và trong cả vùng.
- Chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương mình cụ thể hoá những chủ trương, biện pháp mà Ban Chỉ đạo đề ra nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ.
- Kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo những vấn đề đột xuất, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương mình, đề xuất những biện pháp cần chỉ đạo để phối hợp giải quyết trong cả vùng.
- Được cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ công tác; được dự các hội nghị của các bộ, ban, ngành tổ chức trên địa bàn về các lĩnh vực có liên quan.
NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁC BAN CHỈ ĐẠO
1- Ban Chỉ đạo chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ.
2- Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện.
1- Ban Chỉ đạo họp 6 tháng một lần, họp bất thường khi cần.
2- Các thành viên kiêm nhiệm của Ban Chỉ đạo phải dành thời gian cần thiết để nắm tình hình và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công.
3- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo do Phó trưởng ban Thường trực trực tiếp chỉ đạo và quản lý.
4- Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo mỗi tháng họp một lần; 6 tháng một lần lãnh đạo Ban Chỉ đạo đến làm việc với lãnh đạo các tỉnh uỷ, thành uỷ trên địa bàn và họp 3 tháng một lần với các cơ quan có liên quan của Trung ương đóng trên địa bàn để thống nhất nội dung phối hợp và chỉ đạo các mặt công tác thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG, QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ ĐẠO
1- Ban Chỉ đạo Tây Bắc hoạt động trên địa bàn các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và các huyện phía tây của các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An.
2- Ban Chỉ đạo Tây Nguyên hoạt động trên địa bàn các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông và các huyện miền núi của các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Phước.
3- Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Điều 11. Quan hệ công tác với các bộ, ban, ngành ở Trung ương
1- Quan hệ giữa Ban Chỉ đạo với các bộ, ban, ngành Trung ương là quan hệ phối hợp, nhằm tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
2- Ban Chỉ đạo chủ động trao đổi thông tin với các bộ, ban, ngành Trung ương và mời đại diện các cơ quan tham dự các hội nghị có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
3- Báo cáo của các bộ, ban, ngành Trung ương về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị của các tỉnh, thành phố trên địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, khi gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ thì đồng gửi các Ban Chỉ đạo.
Điều 12. Quan hệ công tác với các tỉnh, thành phố trên địa bàn
1- Ban Chỉ đạo có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các tỉnh, thành phố trên địa bàn về việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo và xây dựng hệ thống chính trị.
2- Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trên địa bàn xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chỉ đạo xử lý kịp thời những tình huống đột xuất về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.
3- Báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo và xây dựng hệ thống chính trị của các tỉnh, thành phố trên địa bàn, khi gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ thì đồng gửi Ban Chỉ đạo.
VIỆC ĐIỀU ĐỘNG CÁN BÕ, ĐẢM BẢO CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG TÁC TẠI CÁC BAN CHỈ ĐẠO
Điều 13. Ban Tổ chức Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc điều động, bổ nhiệm và xem xét xếp lương đối với các đồng chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; phối hợp với các địa phương, các bộ, ban, ngành Trung ương và các Ban Chỉ đạo về việc điều động, luân chuyển cán bộ về công tác tại cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo và từ cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đến các bộ, ban, ngành và địa phương khi có yêu cầu.
Điều 14. Các đồng chí Phó trưởng ban chuyên trách, Uỷ viên chuyên trách và thành viên kiêm nhiệm của các Ban Chỉ đạo được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
Điều 15. Các chức danh cán bộ, công chức khác do các Ban Chỉ đạo quản lý và xem xét, quyết định theo quy chế, quy định, chính sách hiện hành.
Điều 16. Các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, các bộ, ban, ngành Trung ương, các cấp uỷ đảng, chính quyền các tỉnh, thành phố vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ có trách nhiệm thi hành quy định này.
Điều 17. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 3-10-2007 của Bộ Chính trị (khoá X) và một số quy định, quy chế trước đây về các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh, bổ sung, các Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị quyết định.
Điều 18. Căn cứ Quy định này, các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ xây dựng và ban hành quy chế làm việc của từng ban, phù hợp với tình hình và đặc điểm của địa bàn phụ trách.
|
T/M BỘ CHÍNH TRỊ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.