QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ QUỐC GIA TỶ LỆ 1:50.000, 1:100.000
National technical regulation on national fundamental geographic database at scales 1:50.000, 1:100.000
Lời nói đầu
QCVN 71:2022/BTNMT do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số /2022/TT- BTNMT ngày tháng năm 2022.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ QUỐC GIA TỶ LỆ 1:50.000, 1:100.000
National technical regulation on national fundamental geographic database at scales 1:50.000, 1:100.000
Quy chuẩn này quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung, chất lượng và trình bày cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, cập nhật, sử dụng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.
QCVN 42:2020/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở.
TCVN 12687:2019 Cơ sở dữ liệu địa lý - Xây dựng siêu dữ liệu.
Chú thích: Trong trường hợp tài liệu viện dẫn có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
Trong quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1. GML (Geography Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu địa lý mở rộng dùng trong khuôn thức trao đổi dữ liệu nền địa lý quốc gia.
4.2. GDB (Geodatabase) là một định dạng lưu trữ cơ sở dữ liệu của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
4.3. SHP (Shape file) là một định dạng lưu trữ dữ liệu đơn giản theo lớp đối tượng của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
5.1. P: Kiểu dữ liệu GM_Point hay còn gọi là dữ liệu dạng điểm.
5.2. C: Kiểu dữ liệu GM_Curve hay còn gọi là dữ liệu dạng đường.
5.3. S: Kiểu dữ liệu GM_Surface hay còn gọi là dữ liệu dạng vùng.
5.4. CSDLNĐLQG: Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
1. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản
1.1. Hệ quy chiếu tọa độ, hệ quy chiếu thời gian thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở mã số QCVN 42:2020/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.2. Siêu dữ liệu của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.
Siêu dữ liệu của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 thực hiện theo quy định về siêu dữ liệu tại Phụ lục I của QCVN 42:2020/BTNMT và TCVN 12687 : 2019 Cơ sở dữ liệu địa lý - Xây dựng siêu dữ liệu.
1.3. Định dạng dữ liệu
1.3.1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 phải được xây dựng, vận hành, cập nhật, lưu trữ, cung cấp ở định dạng GML và các định dạng bổ sung GDB, SHP.
1.3.2. Phạm vi đóng gói giao nộp cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo phạm vi ranh giới khu vực được thành lập cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
1.4. Quy định về định dạng GML
a) Tên định dạng: GML v3.3;
b) Ngôn ngữ: vi (Việt Nam);
c) Bảng mã ký tự: 004 - UTF8.
1.5. Quy định về định dạng GDB
a) Tên định dạng: GDB - ESRI™;
b) Ngôn ngữ: vi (Việt Nam);
c) Bảng mã ký tự: 004 - UTF8.
1.6. Quy định về định dạng SHP
a) Tên định dạng: Shape - ESRI™;
b) Ngôn ngữ: vi (Việt Nam);
c) Bảng mã ký tự: 004 - UTF8.
1.7. Tổ chức các chủ đề dữ liệu địa lý
Mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 được tổ chức theo 07 gói UML theo 07 chủ đề dữ liệu địa lý sau:
Hình 1. Mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000,
Bảng 1 - Các gói dữ liệu trong CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
Tên gói dữ liệu |
Mô tả |
Yêu cầu dữ liệu |
NenDiaLy50N100N |
Quy định kiểu đối tượng nền địa lý trừu tượng 1:50.000 và 1:100.000 được định nghĩa với các thuộc tính chung cho tất cả các kiểu đối tượng nền địa lý. |
|
BienGioiDiaGioi |
Quy định cấu trúc dữ liệu của gói dữ liệu biên giới quốc gia và địa giới hành chính gồm các đối tượng địa lý liên quan đến việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển và các đối tượng địa lý liên quan đến việc thể hiện đường địa giới hành chính các cấp. |
2D |
CoSoDoDac |
Quy định cấu trúc dữ liệu của gói dữ liệu cơ sở đo đạc gồm các điểm tọa độ, độ cao. |
2D |
DanCu |
Quy định cấu trúc dữ liệu của gói dữ liệu dân cư gồm dữ liệu về các khu dân cư và các công trình liên quan đến dân cư. |
2D |
DiaHinh |
Quy định cấu trúc dữ liệu của gói dữ liệu địa hình bao gồm điểm độ cao, điểm độ sâu, đường bình độ, đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt. |
2D |
MoHinhSoDoCaoRaster: Quy định cấu trúc mô hình số độ cao dạng Raster. |
3D |
|
GiaoThong |
Quy định cấu trúc dữ liệu của gói dữ liệu giao thông gồm hệ thống đường bộ, đường sắt và các công trình giao thông. |
2D |
PhuBeMat |
Quy định cấu trúc dữ liệu của gói dữ liệu phủ bề mặt gồm lớp phủ thực vật, lớp sử dụng đất, lớp nước mặt, lớp phủ công trình và đất trống. |
2D |
ThuyVan |
Quy định cấu trúc dữ liệu của gói dữ liệu thủy văn bao gồm hệ thống sông, suối, kênh, mương, biển, hồ, ao, đầm, phá, nguồn nước, đường bờ nước và các công trình thủy lợi. |
2D |
Hình 2. Lược đồ lớp UML về thuộc tính chung của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
Bảng 2 - Quy định về gói dữ liệu NenDiaLy50N100N
Kiểu đối tượng: |
|
Tên |
NenDiaLy50N100N |
Mô tả |
NenDiaLy50N100N là lớp UML trừu tượng mô tả các đặc tính chung của tất cả các đối tượng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000. |
Tên các thuộc tính |
maNhanDang, phienBan, ngayPhienBan |
Thuộc tính đối tượng: |
|
Tên |
maNhanDang |
Mô tả |
Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tượng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:100.000, gồm ba (03) phần được đặt liên tiếp nhau, trong đó: - Phần thứ nhất gồm bốn (04) ký tự là mã cơ sở dữ liệu (050N) và (100N); - Phần thứ hai gồm bốn (04) ký tự là mã đối tượng trong danh mục đối tượng địa lý cơ sở; - Phần thứ ba gồm tám (08) chữ số là số thứ tự của đối tượng cùng kiểu trong tập dữ liệu. Ví dụ: 100NAB0100000001 + 100N là mã cơ sở dữ liệu; + AB01 là mã đối tượng trong danh mục đối tượng cơ sở; + 00000001 là số thứ tự của đối tượng trong tập dữ liệu. |
Kiểu dữ liệu |
CharacterString |
Tên |
phienBan |
Mô tả |
Số phiên bản của đối tượng địa lý. |
Kiểu dữ liệu |
Integer |
Tên |
ngayPhienBan |
Mô tả |
Ngày phiên bản của đối tượng địa lý trở thành phiên bản chính thức sử dụng. |
Kiểu dữ liệu |
DateTime |
Mô tả |
Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các đối tượng địa lý cập nhật. |
Kiểu dữ liệu |
CharacterString |
1.8. Danh mục đối tượng địa lý cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
1.8.1. Các quy định mã, mô tả, các thuộc tính của các đối tượng địa lý tuân theo QCVN 42:2020/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở.
1.8.2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 gồm các đối tượng địa lý được quản lý theo kiểu dữ liệu không gian và các thuộc tính quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật này.
1.9. Quy định về đơn vị đo sử dụng để xác định giá trị thuộc tính các đối tượng địa lý
1.9.1. Các đơn vị đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng, độ cao, độ sâu: mét (m).
1.9.2. Đơn vị đo điện áp: kilôvôn (kV).
1.9.3. Đơn vị đo diện tích: mét vuông (m2).
1.9.4. Đơn vị đo trọng tải: tấn (t).
1.9.5. Đơn vị đo tỷ cao tỷ sâu: mét (m).
1.9.6. Đơn vị đo vĩ độ, kinh độ: độ ( ° ).
Hình 3. Mô hình đối tượng địa lý tổng quát gói dữ liệu biên giới, địa giới
Hình 4. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu biên giới, địa giới
Hình 5. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu biên giới, địa giới (kết thúc)
Hình 6. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu cơ sở đo đạc
Hình 7. Mô hình đối tượng địa lý tổng quát gói dữ liệu dân cư
Hình 8. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu dân cư
Hình 9. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu dân cư (tiếp theo)
Hình 10. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu dân cư (kết thúc)
Hình 11. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu địa hình
Hình 12. Mô hình đối tượng dữ liệu địa lý tổng quát gói dữ liệu giao thông
Hình 13. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu giao thông
Hình 14. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu giao thông (tiếp theo)
Hình 15. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu giao thông (tiếp theo)
Hình 16. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu giao thông (kết thúc)
Hình 17. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu phủ bề mặt
Hình 18. Mô hình đối tượng địa lý tổng quát gói dữ liệu thủy văn
Hình 19. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu thủy văn
Hình 20. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu thủy văn (tiếp theo)
Hình 21. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu thủy văn (kết thúc)
3. Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
3.1. Thu nhận vị trí đối tượng địa lý
3.1.1. Dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thu nhận bằng các phương pháp đo đạc và bản đồ theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia, Quy định kỹ thuật hiện hành.
3.1.2. Kiểu dữ liệu hình học (geo) của từng đối tượng địa lý tuân theo quy định mô hình cấu trúc dữ liệu quy định tại Điều 2 Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Mỗi đối tượng địa lý chỉ được nhận một trong ba kiểu dữ liệu GM_Surface, GM_Curve, GM_Point với tiêu chí thu nhận chung tại Bảng 3 dưới đây. Các trường hợp đặc biệt thì tuân theo quy định chi tiết cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Bảng 3 - Quy định chung về thu nhận kiểu dữ liệu hình học của đối tượng địa lý
Kiểu dữ liệu hình học (Geo) |
Tỷ lệ 1:50.000 |
Tỷ lệ 1:100.000 |
||
Chiều dài |
Chiều rộng |
Chiều dài |
Chiều rộng |
|
GM_Surface |
|
≥ 25,0 m |
|
≥ 50 m |
GM_Curve |
≥ 500,0 m |
< 25,0 m |
≥ 1000 m |
< 50 m |
GM_Point |
< 500,0 m |
< 25,0 m |
< 1000 m |
< 50 m |
3.1.3. Kiểu GM_Surface áp dụng để thu nhận đồ hình không gian đối tượng dạng vùng có thể nhận dạng rõ ràng thông qua ranh giới trên thực địa.
3.1.4. Kiểu GM_Curve áp dụng để thu nhận đối tượng hình tuyến, vị trí của đối tượng hình tuyến được xác định theo đường tâm đồ hình của đối tượng.
3.1.5. Kiểu GM_Point: áp dụng để thu nhận vị trí đối tượng địa lý, vị trí của đối tượng được xác định tại trọng tâm của đối tượng.
3.2. Thu nhận thuộc tính của đối tượng địa lý
3.2.1. Mỗi kiểu đối tượng địa lý được gán thuộc tính với kiểu dữ liệu và miền giá trị thuộc tính theo quy định chỉ ra trong mô hình cấu trúc dữ liệu.
3.2.2. Giá trị thuộc tính được thu nhận từ kết quả điều tra thực địa hoặc các tài liệu thu thập, phân tích trong phòng.
3.2.3. Các đối tượng DiaDanhDanCu, DiaDanhSonVan, DiaDanhThuyVan và thuộc tính ten của đối tượng địa lý (bao gồm cả danh từ chung) được thu nhận như sau:
- Trường hợp tên đã có trong cơ sở dữ liệu địa danh quốc gia thì sử dụng trực tiếp từ cơ sở dữ liệu địa danh quốc gia;
- Khi tên gọi chưa có hoặc có thay đổi so với cơ sở dữ liệu địa danh phải điều tra, thu thập theo các văn bản có tính pháp lý của cơ quan có thẩm quyền và xác minh tại thực địa. Trong tệp siêu dữ liệu ghi nhận lại các địa danh này là địa danh chưa được chuẩn hóa.
- Địa danh nước ngoài (Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Philipin) thể hiện theo nguyên tắc phiên âm Latinh của Liên hiệp quốc. Riêng địa danh Trung Quốc thu nhận thêm phiên âm theo Hán Việt đối với địa danh quen thuộc với người Việt Nam và đặt tên đó trong ngoặc đơn.
3.2.4. Quy định chi tiết về thu nhận các đối tượng địa lý cụ thể trong mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
4. Quy định về chất lượng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
4.1. Yêu cầu độ chính xác khi thu nhận vị trí không gian của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo.
4.1.1. Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý không được vượt quá các giá trị quy định tại Bảng 4 dưới đây.
Bảng 4 - Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo
Đối tượng địa lý |
Sai số trung phương về mặt phẳng (m) |
|
CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:50.000 |
CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:100.000 |
|
Thuộc vùng đồng bằng, vùng đồi, núi thấp |
20 |
40 |
Thuộc vùng núi cao và vùng ẩn khuất |
30 |
60 |
4.1.2. Sai số trung phương về độ cao của các đối tượng địa lý không được vượt quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản. Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số được phép tăng lên 1,5 lần.
4.1.3. Khi kiểm tra, sai số giới hạn về mặt phẳng và độ cao của các đối tượng địa lý không được phép vượt quá 2,5 lần sai số trung phương. Sai số lớn nhất không vượt quá sai số giới hạn. Số lượng các trường hợp có sai số lớn hơn 2,0 lần sai số trung phương không vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống.
4.2. Yêu cầu độ chính xác khi thu nhận vị trí không gian của các đối tượng địa lý trên biển và đáy biển
4.2.1. Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý không được vượt quá các giá trị quy định tại Bảng 5 dưới đây:
Bảng 5 - Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên biển và đáy biển
Đối tượng địa lý |
Sai số trung phương về mặt phẳng (m) |
Ghi chú |
|
CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:50.000 |
CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:100.000 |
||
Các điểm ghi chú độ sâu, các điểm ghi chú chất đáy |
20 |
40 |
|
Các đối tượng địa lý nổi có tính chất cố định trên mặt biển; |
25 |
50 |
Các đối tượng địa lý nổi có tính chất di động trên mặt biển như phao tiêu, đèn luồng thì được cộng thêm phạm vi di động của địa vật đó |
Các đối tượng địa lý chìm dưới đáy biển |
50 |
100 |
|
4.2.2. Sai số trung phương độ sâu của điểm đo sâu được xác định theo công thức không được vượt quá các giá trị dưới đây:
a) ± 0,3 m khi độ sâu đến 30 m;
b) 1.5% độ sâu khi độ sâu từ trên 30 m đến 100 m;
c) 2.5% độ sâu khi độ sâu lớn hơn 100 m.
Trong đó: là số chênh độ sâu giữa tuyến đo sâu và tuyến đo kiểm tra tại giao điểm của 2 tuyến đo; độ sâu tại giao điểm này được nội suy từ 2 điểm đo sâu gần nhất trước và sau giao điểm trên từng tuyến đo; n là số lượng giao điểm.
4.2.3. Sai số trung phương về độ sâu của địa hình đáy biển được xác định theo công thức không được vượt quá các giá trị dưới đây:
a) 2/3 khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản đối với vùng địa hình có độ dốc nhỏ hơn 6°;
b) Bằng khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản đối với vùng địa hình có độ dốc lớn hơn 6°.
Trong đó: là số chênh độ sâu giữa điểm đo kiểm tra và điểm độ sâu cùng vị trí được nội suy từ 2 đường bình độ liền kề nhau trên bản đồ địa hình đáy biển; n là số lượng điểm kiểm tra.
4.2.4. Khi kiểm tra, sai số giới hạn về mặt phẳng và độ sâu của các đối tượng địa lý không được phép vượt quá 2,5 lần sai số trung phương. Sai số lớn nhất không vượt quá sai số giới hạn. Số lượng các trường hợp có sai số lớn hơn 2,0 lần sai số trung phương không vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống.
4.3. Yêu cầu tiếp biên các đối tượng địa lý với các khu đo liền kề khi thu nhận dữ liệu các đối tượng địa lý
4.3.1. Tiếp biên về vị trí mặt phẳng.
a) Khi tiếp biên các đối tượng địa lý cùng mã đối tượng ở các khu đo liền kề cùng tỷ lệ, sai số tiếp biên không được vượt quá quy định tại Bảng 6 dưới đây:
Bảng 6 - Sai số tiếp biên các đối tượng địa lý cùng mã đối tượng ở các khu đo liền kề cùng tỷ lệ
Đối tượng địa lý cùng mã đối tượng liền kề ở cùng tỷ lệ |
Sai số tiếp biên về vị trí cho phép (m) |
|
CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:50.000 |
CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:100.000 |
|
Thuộc vùng đồng bằng, vùng đồi, núi thấp |
30 |
60 |
Thuộc vùng núi cao và vùng ẩn khuất |
45 |
90 |
b) Khi tiếp biên các đối tượng địa lý cùng mã đối tượng ở các khu đo liền kề có tỷ lệ lớn hơn, sau khi đã quy về tỷ lệ CSDLNĐLQG đang thực hiện tiếp biên, sai số tiếp biên không được vượt quá quy định tại Bảng 7 dưới đây:
Bảng 7 - Sai số tiếp biên các đối tượng địa lý cùng mã đối tượng ở ở các khu đo liền kề có tỷ lệ lớn hơn
Đối tượng địa lý cùng mã đối tượng liền kề có tỷ lệ lớn hơn |
Sai số tiếp biên về vị trí cho phép (m) |
|
CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:50.000 |
CSDLNĐLQG tỷ lệ 1:100.000 |
|
Thuộc vùng đồng bằng, vùng đồi, núi thấp |
20 |
40 |
Thuộc vùng núi cao và vùng ẩn khuất |
30 |
60 |
c) Đối với khu vực ẩn khuất và khó khăn các hạn sai trên được phép tăng lên 1,5 lần.
4.3.2. Tiếp biên đối tượng đường bình độ.
a) Khi tiếp biên đường bình độ có cùng khoảng cao đều cơ bản, vị trí của các đường bình độ cùng giá trị độ cao không lệch quá 1/2 khoảng cao đều đối với vùng đồng bằng và 1 khoảng cao đều đối với vùng đồi, núi và núi cao;
b) Khi tiếp biên với đường bình độ khác khoảng cao đều cơ bản thì vị trí của các đường bình độ cùng giá trị độ cao không được lệch nhau quá 2/3 khoảng cao đều đối với vùng đồng bằng và 1,5 khoảng cao đều đối với vùng đồi, núi và núi cao.
4.3.3. Nguyên tắc xử lý tiếp biên
a) Trường hợp các đối tượng địa lý có sai số tiếp biên không vượt quá giá trị cho phép thì được xử lý theo nguyên tắc chia đều cho 2 bên;
b) Trường hợp các đối tượng địa lý có sai số tiếp biên vượt quá giá trị cho phép thì phải xác định nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý. Trường hợp không thể xử lý được thì phải ghi nhận cụ thể các đối tượng địa lý không tiếp biên được và giá trị sai số tiếp biên còn tồn tại trong metadata của CSDLNĐLQG.
4.3.4. Sai số tiếp biên cho phép đối với các đối tượng địa lý trên biển và đáy biển không được vượt quá 1,5 lần các giá trị quy định tại Điểm 4.3.1 và Điểm 4.3.2 Phần này.
4.4. Các quy định về chất lượng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 gồm các tiêu chí chất lượng áp dụng để đánh giá chất lượng; Các phép đo chất lượng; Phương pháp đánh giá chất lượng; Chỉ tiêu chất lượng được cụ thể hóa cho sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 trên cơ sở các quy định về Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở mã số QCVN 42:2020/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.5. Quy định chi tiết về chất lượng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
5. Quy định về trình bày cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
5.1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được trình bày theo Danh mục trình bày. Mỗi đối tượng trình bày thông qua một chỉ thị trình bày và tuân theo quy tắc trình bày.
5.2. Để hỗ trợ trình bày tự động các đối tượng địa lý cần có các hàm xử lý thao tác trình bày, danh sách các thuộc tính được sử dụng bởi các hàm xử lý các thao tác trình bày.
5.3. Chi tiết Danh mục đối tượng trình bày, chỉ thị trình bày, danh sách các thuộc tính sử dụng để trình bày Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tại Phụ lục D của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Sử dụng Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình để đánh giá sự phù hợp. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 1 thực hiện theo mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Quy định về công bố hợp quy
Sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 phải được công bố hợp quy theo quy định. Việc công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Kết quả đo kiểm tra phục vụ công bố hợp quy phải thực hiện tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định hoặc công nhận theo quy định hiện hành.
3. Trách nhiệm công bố hợp quy
3.1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi xây dựng cơ sở dữ liệu có trách nhiệm công bố hợp quy đối với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.
3.2. Việc công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày ngày 12 tháng 12 năm 2012.
4. Phương pháp thử
4.1. Sử dụng các phương pháp, công cụ để trích xuất cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia theo các định dạng quy định để phục vụ kiểm tra.
4.2. Kiểm tra mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu, danh mục đối tượng địa lý, tệp trình bày dữ liệu, chất lượng dữ liệu, siêu dữ liệu, định dạng trao đổi dữ liệu XML, GML theo các chỉ tiêu kỹ thuật như quy định tại Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
4.3. Nếu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tại Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này không đáp ứng, kết luận không phù hợp với quy chuẩn.
1. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.