QCVN 109:2024/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI MỨC 5 ĐỐI VỚI XE Ô TÔ SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU MỚI
National technical regulation on The fifth level of gaseous pollutants emission for new assembled, manufactured and imported automobiles
Lời nói đầu
- QCVN 109:2024/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 48/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024.
- QCVN 109:2024/BGTVT thay thế QCVN 109:2021/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2021/TT-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và thay thế Sửa đổi 01:2023 QCVN 109:2021/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 36/2023/TT-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 109:2021/BGTVT và Sửa đổi 01:2023 QCVN 109:2021/BGTVT;
Các Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 6785:2015, TCVN 6567:2015, TCVN 6565:2006, TCVN 9725:2013;
Các Quy định của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc: ECE 83 - Rev. 04 và ECE 49 - Rev. 05, ECE 154. Rev.3, ECE 83-06;
Các Chỉ thị của Hội đồng Nghị viện Châu Âu: DIRECTIVE 2005/78/EC, DIRECTIVE 715/2007/EC và DIRECTIVE 2007/46/EC;
Tiêu chuẩn khí thải Trung Quốc GB 18352.6.
Quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI MỨC 5 ĐỐI VỚI XE Ô TÔ SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU MỚI
National technical regulation on the fifth level of gaseous pollutants emission for new assembled, manufactured and imported automobiles
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn khí thải, các phép thử và phương pháp thử, các yêu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra khí thải mức 5 trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô sản xuất, lắp ráp và xe ô tô nhập khẩu mới.
Các loại xe ô tô được áp dụng trong Quy chuẩn này bao gồm các xe ô tô có ít nhất bốn bánh, được phân loại thành các xe ô tô khối lượng chuẩn thấp, xe ô tô khối lượng chuẩn cao được giải thích tại các điểm 4.1 và 4.2 Điều 4 Phần I Quy chuẩn này.
Quy chuẩn này không áp dụng đối với các loại xe ô tô sau đây: xe ô tô điện (ô tô chỉ sử dụng điện làm nguồn động lực), xe ô tô sản xuất, lắp ráp để xuất khẩu.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
3. Tài liệu viện dẫn
QCVN 04:2009/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới;
QCVN 77:2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới;
TCVN 6529:1999 (ISO 1176: 1990): Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ, định nghĩa và mã hiệu;
TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977): Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa;
TCVN 6565:2006: Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải nhìn thấy được (khói) từ động cơ cháy do nén - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;
TCVN 9725:2013: Phương tiện giao thông đường bộ - Đo công suất hữu ích của động cơ đốt trong và công suất lớn nhất trong 30 min của hệ động lực điện - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;
TCVN 6567:2015: Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải gây ô nhiễm từ động cơ cháy do nén, động cơ cháy cưỡng bức sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng hoặc sử dụng khí thiên nhiên lắp trên ô tô - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;
TCVN 6785:2015: Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải chất gây ô nhiễm từ ô tô theo nhiên liệu dùng cho động cơ - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;
4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1. Xe khối lượng chuẩn thấp (Light reference mass vehicles): bao gồm các xe loại M1, M2, N1, N2 có khối lượng chuẩn không lớn hơn 2.610kg;
4.2. Xe khối lượng chuẩn cao (Heavy reference mass vehicles): bao gồm các xe loại M1, M2, N1, N2 có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.610kg và các xe M3, N3;
4.3. Xe loại M (Category M of Motor Vehicles): xe được dùng để chở người theo quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và có ít nhất 04 bánh, bao gồm các loại xe từ M1 đến M3 dưới đây:
4.3.1. M1: xe được dùng để chở không quá 09 người, kể cả lái xe;
4.3.2. M2: xe được dùng để chở quá 09 người, kể cả lái xe; khối lượng toàn bộ lớn nhất không lớn hơn 5.000kg;
4.3.3. M3: xe được dùng để chở quá 09 người, kể cả lái xe; khối lượng toàn bộ lớn nhất lớn hơn 5.000kg.
4.3.4. Các xe M2 và M3 có thể phân thành các nhóm như sau:
4.3.4.1. Đối với xe chở quá 22 người, không kể lái xe, được phân làm 03 nhóm:
4.3.4.1.1. Nhóm I (Class I): xe được thiết kế có khu vực dành cho hành khách đứng cho phép hành khách di chuyển thường xuyên;
4.3.4.1.2. Nhóm II (Class II): xe được thiết kế chủ yếu để chở hành khách ngồi và được thiết kế cho phép chở hành khách đứng trên lối đi hoặc trong khu vực có diện tích không vượt quá không gian dành cho 02 ghế đôi;
4.3.4.1.3. Nhóm III (Class III): xe được thiết kế dành riêng cho việc chở hành khách ngồi.
4.3.4.2. Đối với xe chở không quá 22 người, không kể lái xe, được phân thành 02 nhóm:
4.3.4.2.1. Nhóm A (Class A): xe được thiết kế để chở hành khách đứng;
4.3.4.2.1. Nhóm B (Class B): xe không được thiết kế để chở hành khách đứng.
4.4. Xe loại N (Category N of Motor Vehicles): ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng theo quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và có ít nhất 04 bánh, phân loại thành các loại xe từ N1 đến N3 dưới đây:
4.4.1. N1: xe có khối lượng toàn bộ lớn nhất không lớn hơn 3.500kg;
4.4.2. N2: xe có khối lượng toàn bộ lớn nhất lớn hơn 3.500kg nhưng không lớn hơn 12.000kg;
4.4.3. N3: xe có khối lượng toàn bộ lớn nhất lớn hơn 12.000kg.
4.5. Xe sát-xi (Incomplete Vehicles): là xe ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng.
4.6. Xe sử dụng nhiên liệu khí đơn (Mono-fuel gas vehicles): là loại xe được thiết kế chủ yếu để chạy bằng một trong các loại nhiên liệu: khí thiên nhiên (NG) hoặc khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), có thể có hệ thống nhiên liệu xăng chỉ để khởi động xe hoặc các trường hợp khẩn cấp, tuy nhiên dung tích thùng xăng không được vượt quá 15 lít.
4.7. Xe sử dụng nhiên liệu kép (Bi-fuel vehicles): là loại xe có thể sử dụng xen kẽ 02 loại nhiên liệu: xăng và NG hoặc xăng và LPG.
4.8. Xe Hybrid (Hybrid vehicles).
4.8.1. Định nghĩa chung về xe Hybrid (Hybrid Vehicles).
Xe Hybrid (HV) là loại xe có ít nhất 02 bộ chuyển hóa năng lượng khác nhau và 02 hệ thống tích trữ năng lượng khác nhau (ở trên xe) để tạo ra chuyển động cho xe.
4.8.2. Định nghĩa về xe Hybrid điện (Hybrid Electric Vehicles).
Xe Hybrid điện (HEV) là loại xe sử dụng hai loại năng lượng từ hai nguồn năng lượng được tích trữ trên xe sau đây:
4.8.2.1. Nhiên liệu;
4.8.2.2. Thiết bị tích điện năng (ắc quy, tụ điện ...).
4.8.3. Xe Hybrid điện nạp điện ngoài (Off-Vehicle charging - Hybrid electric vehicles (OVC-HEV) hoặc Plug-in Hybrid electric vehicle (PHEV)) là xe Hybrid điện có khả năng nạp điện được từ nguồn điện bên ngoài.
4.8.4. Xe Hybrid điện không nạp điện ngoài (Not Off-Vehicle charging - Hybrid electric vehicles, NOVC-HEV) là xe Hybrid điện không có khả năng nạp điện được từ nguồn điện bên ngoài.
Loại xe có hệ thống tự động khởi động và tắt động cơ (Start/Stop system) mà động cơ điện khởi động chỉ được kết nối với động cơ đốt trong nhằm mục đích khởi động quá trình đốt cháy (như đối với các loại xe thông thường) nhưng không có sự kết nối (trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa động cơ điện khởi động động cơ với hệ thống truyền động để truyền năng lượng cơ học tới hệ thống chuyển động của xe thì không được coi là xe Hybrid điện.
4.9. Xe sử dụng nhiên liệu điêzen sinh học linh hoạt (Flex fuel biodiesel vehicle)
Loại xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt, có thể chạy bằng nhiên liệu điêzen hoặc hỗn hợp điêzen và điêzen sinh học.
4.10. Xe sử dụng nhiên liệu thay thế (Alternative fuel vehicle):
Loại xe được thiết kế có thể chạy ít nhất bằng một loại nhiên liệu dạng khí khi ở nhiệt độ và áp suất môi trường hoặc nhiên liệu mà thực chất không được chiết xuất từ dầu mỏ.
4.11. Xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt (Flex fuel vehicle):
Loại xe có một hệ thống nhiên liệu nhưng có thể chạy bằng các hỗn hợp khác nhau của hai hay nhiều loại nhiên liệu.
4.12. Xe sử dụng nhiên liệu ethanol linh hoạt (Flex fuel ethanol vehicle):
Loại xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt có thể chạy bằng xăng hoặc hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol, trong đó ethanol (E85) có thể chiếm đến 85%.
4.13.Xe được thiết kế đáp ứng nhu cầu đặc biệt của xã hội (Vehicles designed to fulfil specific social needs): các xe điêzen loại M1 dưới đây:
4.13.1. Xe chuyên dùng, có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.000kg;
4.13.2. Xe có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.000kg và được thiết kế để chở 07 người trở lên (gồm cả người lái);
4.13.3. Xe có khối lượng chuẩn lớn hơn 1.760kg, có nội thất được thiết kế đặc biệt để phù hợp với việc có sử dụng xe lăn bên trong xe.
4.14. Kiểu loại xe (Vehicle type): loại xe trong đó gồm các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:
4.14.1. Đối với xe khối lượng chuẩn thấp:
4.14.1.1. Khối lượng quán tính tương đương được xác định theo khối lượng chuẩn (định nghĩa tại điểm 4.16 Điều 4 Phần I Quy chuẩn này);
4.14.1.2. Các đặc điểm của xe và động cơ, được xác định tại Phụ lục A Quy chuẩn này.
4.14.2. Đối với xe khối lượng chuẩn cao:
4.14.2.1. Trường hợp áp dụng phương pháp thử nêu tại điểm 3.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này:
4.14.2.1.1. Khối lượng quán tính tương đương được xác định theo khối lượng chuẩn (định nghĩa tại điểm 4.16 Điều 4 Phần I Quy chuẩn này).
4.14.2.1.2. Các đặc điểm của xe và động cơ, được xác định tại Phụ lục A Quy chuẩn này.
4.14.2.2. Trường hợp áp dụng phương pháp thử nêu tại điểm 3.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này: Các đặc điểm của xe và động cơ được xác định tại Phụ lục N của Quy chuẩn này.
4.15. Khối lượng bản thân (Unladen mass): là khối lượng của xe hoàn chỉnh với trang thiết bị tiêu chuẩn và nhiên liệu (tối thiểu 90% thể tích thùng nhiên liệu) ở trạng thái sẵn sàng hoạt động; không bao gồm lái xe, hành khách, hàng hóa.
4.16. Khối lượng chuẩn (Reference mass - Rm): khối lượng bằng khối lượng bản thân của xe cộng thêm 100kg để thử khí thải theo các quy định tại Phụ lục Q TCVN 6785:2015.
4.17. Khối lượng toàn bộ lớn nhất(1) (Maximum mass): khối lượng lớn nhất cho phép về mặt kỹ thuật do cơ sở sản xuất, lắp ráp quy định (khối lượng này có thể lớn hơn khối lượng lớn nhất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định).
(1) Thuật ngữ này còn được gọi là “Khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất (Maximum design total mass)" và cũng được định nghĩa như trên trong TCVN 6529:1999.
4.18. Mức 5 (Level 5): là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức Euro 5 được quy định trong quy định kỹ thuật về khí thải xe cơ giới của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc (ECE) áp dụng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
4.19. Nhiên liệu sử dụng của động cơ (Fuel requirement by the engine): loại nhiên liệu thường dùng của động cơ, bao gồm:
4.19.1. Xăng (xăng không chì, xăng E5, xăng E10, ...);
4.19.2. Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG);
4.19.3. Khí tự nhiên (NG, biomethane, ...);
4.19.4. Nhiên liệu điêzen (điêzen DO, điêzen B5, điêzen B7, ...);
4.19.5. Ethanol (E85, E75, ...);
4.19.6. Hỗn hợp của ethanol và xăng ;
4.19.7. Hỗn hợp của nhiên liệu điêzen sinh học và nhiên liệu điêzen;
4.19.8. Hydrô.
4.20. Khí gây ô nhiễm (Gaseous pollutants): cacbon monoxit (CO), các nitơ oxit (NOx) được biểu thị tương đương là nitơ dioxit (ký hiệu là NO2) và hydrocacbon (HC), metan (CH4), hydrocacbon không bao gồm metan (NMHC) có công thức hoá học giả thiết là:
4.20.1. Đối với nhiên liệu xăng: C1H1,89O0,016 (E5), C1H1.93O0.033 (E10);
4.20.2. Đối với nhiên liệu điêzen: C1H1,86O0,005 (B5), C1H1.86O0.007 (B7);
4.20.3. Đối với LPG: C1H2,525 hoặc C1H2,61 đối với động cơ xe khối lượng chuẩn cao;
4.20.4. Đối với NG: CH4 hoặc C1H3,76 đối với động cơ xe khối lượng chuẩn cao;
4.20.5. Đối với xăng ethanol (E85): C1H2,74O0,385 (E85), C1H2,61O0,329 (E75).
4.21. Hạt gây ô nhiễm (Particulate pollutants): các thành phần được lấy ra từ khí thải đã được pha loãng bằng các bộ lọc ở nhiệt độ lớn nhất 325K (52ºC).
4.22. Khói (Smoke): các hạt lơ lửng trong dòng khí thải của động cơ điêzen có khả năng hấp thụ, phản xạ hoặc khúc xạ ánh sáng.
4.23. Khí thải từ đuôi ống xả (Tail emissions):
4.23.1. Đối với động cơ cháy cưỡng bức: bao gồm khí gây ô nhiễm và hạt gây ô nhiễm (“khí gây ô nhiễm” sau đây viết tắt là “khí”, “hạt gây ô nhiễm” sau đây viết tắt là ‘hạt’ ký hiệu là PM).
4.23.2. Đối với động cơ cháy do nén: bao gồm khói, khí và hạt.
4.24.Khí thải do bay hơi (Evaporative emissions): khí HC bị thất thoát khi bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe, khác với khí HC phát thải tại đuôi ống xả (sau đây được gọi chung là “hơi nhiên liệu”) theo 02 dạng sau:
4.24.1. Bay hơi từ thùng nhiên liệu (Tank breathing losses): khí HC bay hơi từ thùng nhiên liệu do sự thay đổi nhiệt độ ở bên trong thùng (công thức hoá học giả thiết là C1H2,33).
4.24.1. Bay hơi do xe ngấm nóng (Hot soak losses): khí HC bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe đỗ sau khi đã chạy được một khoảng thời gian (công thức hoá học giả thiết là C1H2,20).
4.25. Các te động cơ (Engine crankcase): các khoang trong hoặc ngoài động cơ được thông với bình hứng dầu bôi trơn bằng các ống dẫn bên trong hoặc ngoài động cơ, các loại khí và hơi trong các-te có thể thoát ra ngoài qua các ống dẫn đó.
4.26. Thiết bị khởi động nguội (Cold start device): thiết bị làm giàu tạm thời hỗn hợp không khí - nhiên liệu để động cơ dễ khởi động.
4.27. Thiết bị trợ giúp khởi động (Starting aid): thiết bị giúp cho động cơ khởi động mà không cần làm giàu hỗn hợp không khí - nhiên liệu của động cơ, ví dụ: bugi sấy, thay đổi thời gian phun v.v...
4.28. Thể tích làm việc động cơ (Engine capacity):
4.28.1. Đối với động cơ có pít-tông chuyển động tịnh tiến: là thể tích làm việc danh định của động cơ.
4.28.2. Đối với các động cơ có pít-tông quay (Wankel): là thể tích bằng 02 lần thể tích làm việc danh định của động cơ.
4.29. Lam đa (λ) (Lambda): là hệ số dư lượng không khí.
4.30. Thiết bị kiểm soát ô nhiễm (Pollution control device or Anti-pollution Device): các thiết bị của xe có chức năng kiểm soát, hạn chế khí thải từ ống xả và hơi nhiên liệu.
4.31. Hệ thống xử lý sau xả (Exhaust aftertreatment system): bao gồm bộ biến đổi xúc tác, lọc hạt, hệ thống khử NOx và hạt hoặc bất kỳ hệ thống giảm phát thải khác được lắp trên động cơ. Hệ thống này không bao gồm thiết bị thiết bị tuần hoàn khí thải (EGR).
4.32. Lỗi chức năng (Malfunction): sự suy giảm hoặc lỗi (gồm cả lỗi về điện) của hệ thống kiểm soát khí thải dẫn đến:
4.32.1. Khí thải vượt quá giới hạn ngưỡng OBD;
4.32.2. Các hệ thống xử lý sau xả không đạt dải tính năng theo quy định dẫn đến phát thải chất ô nhiễm nào đó vượt quá giới hạn ngưỡng OBD (nếu có). Các trường hợp mà hệ thống OBD không thể đáp ứng yêu cầu giám sát trong Quy chuẩn này đều được coi là lỗi chức năng.
4.33.Thiết bị báo lỗi chức năng (Malfunction Indicator - MI): thiết bị chỉ báo bằng tín hiệu hình ảnh hoặc âm thanh hoặc cả hai để cảnh báo rõ ràng cho người lái biết có lỗi chức năng của bộ phận liên quan đến phát thải được nối với hệ thống OBD hoặc của chính hệ thống OBD.
4.34. Hệ thống OBD (On-Board diagnostic System): hệ thống chẩn đoán trên xe để kiểm soát khí thải với khả năng phát hiện được lỗi chức năng nhờ sử dụng mã lỗi được lưu trong hệ thống máy tính của xe.
4.35. Phép thử loại I (Type I - test): phép thử để kiểm tra khối lượng trung bình của khí thải ở đuôi ống xả sau khi khởi động động cơ ở trạng thái nguội.
4.36. Phép thử loại II (Type II - test): phép thử để kiểm tra nồng độ của CO ở chế độ tốc độ không tải nhỏ nhất của động cơ.
4.37. Phép thử loại III (Type III - test): phép thử để kiểm tra khí thải từ các te động cơ.
4.38. Phép thử loại IV (Type IV - test): phép thử để kiểm tra hơi nhiên liệu đối với động cơ cháy cưỡng bức.
4.39. Phép thử loại V (Type V - test): phép thử để thử nghiệm độ bền các thiết bị chống ô nhiễm.
4.40. Phép thử OBD (On-Board diagnostic test): phép thử để kiểm tra chức năng của hệ thống chẩn đoán trên xe.
4.41. Phép thử ESC (European Stationary Cycle test): phép thử theo chu trình gồm 13 chế độ có trạng thái ổn định được áp dụng theo TCVN 6567:2015.
4.42. Phép thử ELR (European Load Response test): phép thử theo chu trình gồm một chuỗi các bước thử có tải ở tốc độ động cơ không đổi được áp dụng theo TCVN 6567:2015.
4.43. Phép thử ETC (European Transient test): phép thử theo chu trình gồm 1800 chế độ chuyển tiếp diễn ra rất nhanh theo từng giây một, được áp dụng theo TCVN 6567:2015.
4.44. Kiểu loại động cơ (Engine type): loại động cơ trong đó bao gồm các động cơ có cùng những đặc điểm chủ yếu quy định trong Phụ lục C hoặc tại N.2 Phụ lục N của Quy chuẩn này.
4.45. Động cơ cháy cưỡng bức (Positive ignition (P.I.) engine): động cơ làm việc theo nguyên lý cháy cưỡng bức, sau đây viết tắt là động cơ P.I. (động cơ xăng, ...).
4.46. Động cơ cháy do nén (Compression ignition (C.I.) engine): động cơ làm việc theo nguyên lý cháy do nén, sau đây viết tắt là động cơ C.I. (động cơ điêzen,...).
4.47. Động cơ nhiên liệu khí (Gas engine): động cơ sử dụng nhiên liệu là khí tự nhiên (NG) hoặc khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG).
4.48. Công suất hữu ích (Net power): công suất ở cuối trục khuỷu của động cơ, đo được trên băng thử (kW) bằng phương pháp đo quy định trong TCVN 9725:2013.
4.49. Tốc độ danh định (Rated speed): tốc độ lớn nhất ở chế độ toàn tải của động cơ do bộ điều tốc khống chế theo quy định của cơ sở sản xuất, lắp ráp. Trường hợp không có bộ điều tốc thì đó là tốc độ tương ứng với công suất lớn nhất của động cơ theo quy định của cơ sở sản xuất, lắp ráp.
4.50. Phần trăm tải (Percent load): tỉ lệ phần trăm giữa giá trị mô men xoắn hữu ích và mô men xoắn hữu ích lớn nhất ở một giá trị tốc độ động cơ xác định.
4.51. Công suất lớn nhất theo công bố Pmax (Declared maximum power): công suất lớn nhất tính theo kW (công suất hữu ích) theo công bố của cơ sở sản xuất, lắp ráp trong tài liệu kỹ thuật.
4.52. Tốc độ tại mô men xoắn lớn nhất (Maximum torque speed): tốc độ động cơ mà ở đó mô men xoắn của động cơ có giá trị lớn nhất theo quy định của cơ sở sản xuất, lắp ráp.
4.53. Tốc độ động cơ A, B và C (Engine speed A, B and C): các tốc độ thử nằm trong dải tốc độ hoạt động của động cơ được sử dụng cho thử ESC và thử ELR quy định tại Phần II Phụ lục B - Phụ lục B.1 TCVN 6567:2015.
4.54. Tốc độ cao ncao (High speed nhigh): tốc độ cao nhất của động cơ mà tại đó công suất động cơ bằng 70% công suất cực đại theo công bố.
4.55. Tốc độ thấp nth (Low speed nlow): tốc độ thấp nhất của động cơ mà tại đó công suất động cơ bằng 50% công suất cực đại theo công bố.
4.56. Tốc độ chuẩn nch (Reference speed nref): tốc độ được sử dụng để tính toán các giá trị tốc độ tương đối của phép thử ETC, tốc độ này được xác định tại Phần II Phụ lục B - Phụ lục B1 TCVN 6567:2015.
4.57. Miền kiểm soát (Control area): miền nằm giữa tốc độ động cơ A và C và nằm giữa các giá trị 25% và 100% tải.
4.58. Hệ thống tái sinh định kỳ (Periodically regenerating system): là thiết bị chống ô nhiễm (bộ biến đổi xúc tác, bẫy hạt, ...) cần phải có một quá trình tái sinh định kỳ nhỏ hơn 4.000km dưới điều kiện hoạt động bình thường của xe. Trong các chu kỳ xảy ra quá trình tái sinh, khí thải có thể không đạt tiêu chuẩn. Nếu quá trình tái sinh của một thiết bị chống ô nhiễm xảy ra trong quá trình thực hiện phép thử loại I và cũng xảy ra trong chu trình chuẩn bị xe, hệ thống này sẽ được coi là hệ thống tái sinh liên tục.
PHẦN II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Giới thiệu chung
Phần này quy định mức giới hạn khí thải và các yêu cầu kỹ thuật liên quan đối với các loại xe khác nhau theo 03 tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 6785:2015, TCVN 6567:2015 và TCVN 6565:2006; Quy định của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc (ECE) ECE 83-Rev04, ECE 49-Rev05; Chỉ thị của Hội đồng Nghị viện Châu Âu DIRECTIVE 2005/78/EC, DIRECTIVE 715/2007/EC và DIRECTIVE 2007/46/EC nêu tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Phần này.
2. Đối với xe khối lượng chuẩn thấp
2.1. Quy định chung
2.1.1. Các loại xe áp dụng Quy chuẩn này bao gồm các xe lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc động cơ cháy do nén (bao gồm cả xe hybrid điện) được phân loại tại điểm 4.3 đến điểm 4.13 Điều 4 Phần I Quy chuẩn này, sử dụng riêng hoặc kết hợp các loại nhiên liệu.
2.1.2. Việc áp dụng các phép thử đối với các loại xe khối lượng chuẩn thấp được quy định chi tiết tại điểm 3.1.1 và điểm 3.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này.
2.2. Quy định đối với phép thử loại I
Khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại I nêu tại điểm 3.2.1 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của các khí CO, THC, NMHC, NOx và PM từ xe lắp động cơ cháy cưỡng bức (dùng xăng, LPG hoặc NG); của các khí CO, THC + NOx, NOX và PM từ xe lắp động cơ cháy do nén dùng nhiên liệu điêzen phải nhỏ hơn giá trị giới hạn đối với từng loại chất nêu trong Bảng 1 và Bảng 2 dưới đây.
Bảng 1. Giá trị giới hạn khí thải cho xe lắp động cơ cháy cưỡng bức - Mức 5
Loại xe |
Khối lượng chuẩn, Rm (kg) |
CO |
THC |
NMHC |
NOx |
PM(1)(2) |
|
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
|||
MI , M2 |
Tất cả |
1,00 |
0,1 |
0,068 |
0,06 |
0,005/ 0,0045 |
|
N1 |
Nhóm I |
Rm < 1305 |
1,00 |
0,1 |
0,068 |
0,06 |
0,005/ 0,0045 |
Nhóm II |
1.305 < Rm ≤ 1.760 |
1,81 |
0,13 |
0,090 |
0,075 |
0,005/ 0,0045 |
|
Nhóm III |
1.760 < Rm |
2,27 |
0,16 |
0,108 |
0,082 |
0,005/ 0,0045 |
|
N2 |
Tất cả |
2,27 |
0,16 |
0,108 |
0,082 |
0,005/ 0,0045 |
(1) chỉ áp dụng cho xe lắp động cơ phun nhiên liệu trực tiếp;
(2) giá trị đứng trước tương ứng với phương pháp cân hạt bằng cân điện tử nhưng quan sát kết quả bằng mắt thường. Giá trị đứng sau tương ứng phương pháp cân hạt tự động thông qua một thiết bị cân và chương trình phần mềm (PMP).
Bảng 2. Giá trị giới hạn khí thải của xe lắp động cơ cháy do nén - Mức 5
Loại xe |
Khối lượng chuẩn, Rm (kg) |
CO |
THC + NOx |
NOx |
PM(1) |
|
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
|||
M1, M2 |
Tất cả |
0,5 |
0,23 |
0,18 |
0,005/ 0,0045 |
|
N1 |
Nhóm I |
Rm < 1305 |
0,5 |
0,23 |
0,18 |
0,005/ 0,0045 |
Nhóm II |
1.305 < Rm ≤ 1.760 |
0,63 |
0,295 |
0,235 |
0,005/ 0,0045 |
|
Nhóm III |
1.760 < Rm |
0,74 |
0,35 |
0,28 |
0,005/ 0,0045 |
|
N2 |
Tất cả |
0,74 |
0,35 |
0,28 |
0,005/ 0,0045 |
(1) Giá trị đứng trước tương ứng với phương pháp cân hạt bằng cân điện tử nhưng quan sát kết quả bằng mắt thường. Giá trị đứng sau tương ứng phương pháp cân hạt tự động thông qua một thiết bị cân và chương trình phần mềm (PMP);
(2) Xe được thiết kế đáp ứng nhu cầu đặc biệt của xã hội như định nghĩa tại điểm 4.13 Điều 4 Phần I Quy chuẩn này được áp dụng mức giới hạn của xe loại N1 Nhóm III.
2.3. Quy định đối với phép thử loại II: khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại II nêu tại điểm 3.2.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, hàm lượng CO lớn nhất được quy định như sau:
2.3.1. Ở tốc độ không tải thường, hàm lượng CO lớn nhất cho phép phải theo giá trị được cơ sở sản xuất, lắp ráp công bố. Tuy nhiên, hàm lượng CO lớn nhất này không được vượt quá 0,3% thể tích;
2.3.2. Ở tốc độ không tải cao (≥ 2.000r/min), hàm lượng CO của khí thải từ động cơ không được vượt quá 0,2% thể tích, trong điều kiện giá trị Lam đa phải nằm trong khoảng 01 ± 0,03 hoặc theo số liệu do cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc cơ sở nhập khẩu cung cấp.
2.4. Quy định đối với phép thử loại III: khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại III nêu tại điểm 3.2.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, hệ thống thông gió các-te động cơ không được cho bất kỳ khí nào từ các-te động cơ thải ra ngoài không khí.
2.5. Quy định đối với phép thử loại IV: khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại IV quy định tại điểm 3.2.4 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, lượng hơi nhiên liệu phải nhỏ hơn 02 gam/ lần thử.
2.6. Quy định đối với phép thử loại V: phép thử loại V thực hiện theo quy định tại điểm 3.2.5 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này. Cơ sở sản xuất, lắp ráp vẫn có thể chọn dùng các hệ số suy giảm trong Bảng 3 dưới đây để thay thế cho các hệ số suy giảm đo được trong thử nghiệm:
Bảng 3 - Hệ số suy giảm theo mức 5
Loại động cơ |
Các hệ số suy giảm |
|||||
CO |
THC |
NMHC |
NOx |
HC +NOx |
PM |
|
(i) Cháy cưỡng bức |
1,5 |
1,3 |
1,3 |
1,6 |
- |
1,0 |
(ii) Cháy do nén |
1,5 |
- |
- |
1,1 |
1,1 |
1,0 |
2.7. Quy định đối với phép thử OBD
2.7.1. Xe phải trang bị hệ thống OBD bảo đảm các yêu cầu sau:
2.7.1.1. Có thiết bị báo lỗi chức năng (MI);
2.7.1.2. Có khả năng lưu và xóa mã lỗi; khả năng xóa mã lỗi theo thiết kế của nhà sản xuất.
2.7.2. Việc kiểm tra được thực hiện theo quy định tại điểm 3.2.6 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này.
2.8. Quy định đối phép thử độ khói
Khi kiểm tra hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải từ ô tô chạy trên băng thử xe trong phép thử nêu tại điểm 3.2.7 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, xe phải phù hợp với các yêu cầu nêu tại Điều 12 Phần III của TCVN 6565:2006.
2.9. Quy định khác:
2.9.1. Ngoài yêu cầu về mức giới hạn khí thải nêu trên, xe khối lượng chuẩn thấp còn phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật liên quan khác đối với khí thải từ đuôi ống xả và hơi nhiên liệu được quy định tại điểm 6.1.1 đến điểm 6.1.3 TCVN 6785:2015.
2.9.2. Các loại xe M1 sử dụng chất xúc tác cho hệ thống xử lý khí thải thì phải đáp ứng các yêu cầu được nêu trong Phụ lục K Quy chuẩn này.
2.9.3. Đối với xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ cháy do nén gồm loại xe M1, M2, N1, N2 có khối lượng toàn bộ lớn nhất không lớn hơn 4.500kg: áp dụng phương pháp thử nêu tại điểm 3.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này hoặc phương pháp thử nêu tại điểm 3.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này bảo đảm thỏa mãn các quy định kỹ thuật tương ứng với từng phép thử nêu tại Điều 2 hoặc Điều 3 Phần II Quy chuẩn này.
3. Đối với xe khối lượng chuẩn cao
3.1. Quy định chung
3.1.1. Các loại xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ xăng hoặc động cơ nhiên liệu kép phải thực hiện các phép thử loại II và loại III theo các yêu cầu nêu tại điểm 2.3 và điểm 2.4 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này.
3.1.2.Việc áp dụng các phép thử đối với các loại xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ cháy do nén và động cơ cháy cưỡng bức sử dụng nhiên liệu khí được quy định chi tiết tại điểm 3.1.2 và điểm 3.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này.
3.2. Quy định đối với phép thử ESC, phép thử ELR và phép thử ETC
3.2.1. Khi kiểm tra khí thải trong phép thử nêu tại điểm 3.3.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của độ khói, các khí CO, HC, NOx và PM từ động cơ không được lớn hơn giá trị giới hạn tương ứng được quy định trong Bảng 4 và Bảng 5 Quy chuẩn này. Các giá trị khối lượng trung bình đo được của các chất nêu trên được làm tròn theo nguyên tắc làm tròn số đến 3 chữ số thập phân.
Bảng 4. Giá trị giới hạn trong khí thải của từng chất khí và hạt đối với các phép thử ESC và ELR mức 5
ESC |
ELR |
|||
Khối lượng các chất (g/kWh) |
Độ khói (m-1) |
|||
CO |
HC |
NOx |
PM |
|
1,5 |
0,46 |
2,0 |
0,02 |
0,5 |
3.2.2. Khối lượng của NOx được đo tại từng điểm kiểm tra ngẫu nhiên trong miền kiểm soát của phép thử ESC không lớn hơn giá trị lớn nhất trong hai giá trị sau:
3.2.2.1. Giá trị nội suy từ các chế độ thử liền kề x 1,1 (xem điểm 5.6 Phần II Phụ lục B - Phụ lục B1, TCVN 6567:2015);
3.2.2.2. Giá trị giới hạn NOx nêu trong Bảng 4 điểm 3.2 Điều 3 Phần II Quy chuẩn này.
3.2.3. Giá trị độ khói (hệ số hấp thụ ánh sáng) ở tốc độ thử ngẫu nhiên của phép thử ELR không được lớn hơn giá trị độ khói cao nhất của hai giá trị tại hai tốc độ thử liền kề 20% hoặc 5% giá trị giới hạn, chọn giá trị lớn hơn.
Bảng 5. Giá trị giới hạn khí thải của từng chất khí và hạt đối với phép thử ETC mức 5
Khối lượng các chất (g/kWh) |
||||
CO |
NMHC |
CH4(1) |
NOx |
PM(2) |
4,0 |
0,55 |
1,1 |
2,0 |
0,03 |
(1) chỉ cho động cơ NG;
(2) không áp dụng cho động cơ nhiên liệu khí.
3.2.4. Cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc cơ sở nhập khẩu có thể chọn đo THC trong phép thử ETC thay cho việc đo NMHC. Trong trường hợp này, giá trị giới hạn của THC bằng giá trị giới hạn của NMHC trong Bảng 5 nêu trên.
3.3. Quy định đối với phép thử OBD
3.3.1. Xe phải trang bị hệ thống OBD đảm bảo các yêu cầu sau:
3.3.1.1. Có thiết bị báo lỗi chức năng (MI);
3.3.1.2. Có khả năng lưu và xóa mã lỗi; khả năng xóa mã lỗi theo thiết kế của nhà sản xuất.
3.3.2. Việc kiểm tra được thực hiện theo quy định tại điểm 3.3.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này.
3.4. Quy định đối phép thử độ khói
Khi kiểm tra hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải (đặc trưng cho độ khói) trong phép thử nêu tại điểm 3.3.4 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, kết quả đo hệ số hấp thụ ánh sáng không được lớn hơn các giá trị giới hạn được quy định trong Bảng 6 dưới đây:
Bảng 6. Giá trị giới hạn của hệ số hấp thụ ánh sáng - Thử ở chế độ tốc độ ổn định trên đường đặc tính toàn tải của động cơ
Lưu lượng khí danh định (G) (l/s) |
Hệ số hấp thụ ánh sáng (K) (m-1) |
42 |
2,260 |
45 |
2,190 |
50 |
2,080 |
55 |
1,985 |
60 |
1,900 |
65 |
1,840 |
70 |
1,775 |
75 |
1,720 |
80 |
1,665 |
85 |
1,620 |
90 |
1,575 |
95 |
1,535 |
100 |
1,495 |
105 |
1,465 |
110 |
1,425 |
115 |
1,395 |
120 |
1,370 |
125 |
1,345 |
130 |
1,320 |
135 |
1,300 |
140 |
1,270 |
145 |
1,250 |
150 |
1,225 |
155 |
1,205 |
160 |
1,190 |
165 |
1,170 |
170 |
1,155 |
175 |
1,140 |
180 |
1,125 |
185 |
1,110 |
190 |
1,095 |
195 |
1,080 |
200 |
1,065 |
Mặc dù các giá trị giới hạn nêu trong Bảng 6 đã được làm tròn đến 0,01 hoặc 0,005 nhưng các kết quả thử nghiệm không nhất thiết phải có độ chính xác đến 0,01 hoặc 0,005;
Việc xác định lưu lượng khí danh định được nêu tại Phụ lục C TCVN 6565:2006.
3.5. Yêu cầu đối với động cơ khi được lắp đặt lên xe:
3.5.1. Cơ sở sản xuất, lắp ráp, cơ sở nhập khẩu chịu trách nhiệm cung cấp bản vẽ, tài liệu kỹ thuật hoặc phương án lắp đặt liên quan tới bố trí hệ thống nạp, hệ thống khí thải của động cơ lên từng kiểu loại xe đảm bảo các yêu cầu:
3.5.1.1. Thể tích của hệ thống khí thải của kiểu loại xe đó có sai số trong khoảng ± 40% so với thể tích của hệ thống khí thải của động cơ đã thử nghiệm;
3.5.1.2. Không được làm tăng các giá trị của độ giảm áp suất nạp, áp suất ngược của khí thải và công suất hấp thụ của các thiết bị do động cơ dẫn động được công bố trong bản đăng ký thông số kỹ thuật quy định tại Phụ lục N Quy chuẩn này.
3.5.2. Cơ sở thử nghiệm xác nhận động cơ lắp đặt thực tế lên xe phù hợp với tài liệu cung cấp theo các nội dung sau:
3.5.2.1. Kết cấu, kích thước, bố trí của hệ thống nạp, hệ thống xả;
3.5.2.2. Nhãn hiệu, kiểu loại linh kiện của động cơ, hệ thống nạp và hệ thống xả.
4. Yêu cầu đối với phần mềm điều khiển động cơ (EECU)
4.1. Có mã hiệu nhận dạng EECU;
4.2. Có công bố hướng dẫn và phương pháp đọc dữ liệu từ EECU.
PHẦN III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Phương thức kiểm tra, thử nghiệm khí thải của xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới
Xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải được kiểm tra khí thải theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô.
2. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
2.1. Bản đăng ký thông số kỹ thuật chính của xe, động cơ
2.1.1. Đối với xe khối lượng chuẩn thấp: theo Phụ lục A Quy chuẩn này. Nếu xe lắp động cơ cháy cưỡng bức thì phải nêu rõ là áp dụng yêu cầu nêu tại điểm 6.1.2.1 TCVN 6785:2015 hoặc áp dụng yêu cầu nêu tại điểm 6.1.2.2 TCVN 6785:2015; trong trường hợp áp dụng yêu cầu nêu tại điểm 6.1.2.2 TCVN 6785:2015 thì phải kèm theo một bản mô tả ký hiệu bổ sung.
2.1.2. Đối với xe khối lượng chuẩn cao:
2.1.2.1. Xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ cháy cưỡng bức:
2.1.2.1.1. Đối với xe dùng xăng hoặc xe sử dụng nhiên liệu kép: theo Phụ lục A Quy chuẩn này;
2.1.2.1.2. Đối với xe chỉ dùng LPG hoặc NG: theo Phụ lục C hoặc Phụ lục N Quy chuẩn này.
2.1.2.2. Xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ cháy do nén:
2.1.2.2.1. Đối với xe M1, M2, N1, N2 có khối lượng toàn bộ lớn nhất không lớn hơn 4.500kg nếu áp dụng phương pháp thử nêu tại điểm 3.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này: theo Phụ lục A Quy chuẩn này;
2.1.2.2.2. Đối với xe áp dụng phương pháp thử nêu tại điểm 3.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này: theo Phụ lục C hoặc Phụ lục N Quy chuẩn này.
2.1.3. Đối với xe hoặc động cơ áp dụng TCVN 6565:2006 để kiểm tra độ khói: theo Phụ lục Đ Quy chuẩn này.
2.2. Mẫu thử
2.2.1. Đối với xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ xăng hoặc xe khối lượng chuẩn thấp: mẫu thử là xe hoàn chỉnh.
2.2.2. Đối với các loại xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ cháy cưỡng bức sử dụng nhiên liệu khí hoặc động cơ cháy do nén: mẫu thử là động cơ. Trường hợp thử nghiệm theo quy định tại điểm 2.9.3 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này thì áp dụng quy định tại điểm 2.2.1 Điều này.
2.2.3. Xe hoặc động cơ cần được chạy rà để đưa về điều kiện kỹ thuật tốt trước khi thử nghiệm.
2.2.4. Đối với việc kiểm tra khí thải và độ khói trên động cơ mẫu, theo yêu cầu của cơ sở thử nghiệm, cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp các trang thiết bị phụ, vật tư cần thiết cho việc lắp đặt động cơ mẫu lên thiết bị thử nghiệm để bảo đảm cho việc thử nghiệm khí thải phù hợp với yêu cầu của TCVN 6567:2015, TCVN 6565:2006 và đặc điểm kỹ thuật riêng của động cơ.
3. Phép thử
3.1. Việc áp dụng các phép thử
3.1.1. Xe khối lượng chuẩn thấp: quy định trong Bảng 7 dưới đây.
3.1.1.1. Phải thực hiện các phép thử sau đối với các xe lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc các xe Hybrid điện lắp động cơ cháy cưỡng bức:
Phép thử loại I (Kiểm tra phát thải trung bình ở đuôi ống xả sau khi khởi động ở trạng thái nguội);
Phép thử loại II (Kiểm tra CO ở tốc độ không tải);
Phép thử loại III (Kiểm tra phát thải khí cacte);
Phép thử loại IV (Kiểm tra bay hơi nhiên liệu);
Phép thử loại V (Thử nghiệm độ bền các thiết bị chống ô nhiễm);
Phép thử OBD (Kiểm tra chức năng của hệ thống chẩn đoán trên xe).
3.1.1.2. Phải thực hiện các phép thử sau đối với các xe lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc xe Hybrid điện lắp động cơ cháy cưỡng bức, sử dụng LPG hoặc NG (nhiên liệu đơn hoặc kép):
Phép thử loại I (Kiểm tra phát thải trung bình ở đuôi ống xả sau khi khởi động ở trạng thái nguội);
Phép thử loại II (Kiểm tra CO ở tốc độ không tải)
Phép thử loại IV (Kiểm tra bay hơi nhiên liệu);
Phép thử loại V (Thử nghiệm độ bền các thiết bị chống ô nhiễm);
Phép thép OBD (Kiểm tra chức năng của hệ thống chẩn đoán trên xe).
3.1.1.3. Phải thực hiện các phép thử sau đối với các xe lắp động cơ cháy do nén hoặc xe hybrid điện lắp động cơ cháy do nén:
Phép thử loại I (Kiểm tra phát thải trung bình ở đuôi ống xả sau khi khởi động ở trạng thái nguội);
Phép thử loại V (Thử nghiệm độ bền các thiết bị chống ô nhiễm);
Phép thử OBD (Kiểm tra chức năng của hệ thống chẩn đoán trên xe).
Độ khói (Trừ xe Hybrid)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.