VỀ PHAO VÔ TUYẾN CHỈ VỊ TRÍ KHẨN CẤP HÀNG HẢI (EPIRB)
HOẠT ĐỘNG Ở BĂNG TẦN 406,0 MHz ĐẾN 406,1 MHz
National technical regulation
on Emergency Position Indicating Radio Beacons (EPIRBs)
operating in the 406,0 MHz – 406,1 MHz frequency band
Lời nói đầu
QCVN 57: 2011 được xây dựng trên cơ sở soát xét chuyển đổi TCN 68- 198:2001 “Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 406,25 MHz – Yêu cầu kỹ thuật” ban hành theo Quyết định 1059/2001/QĐ-TCBĐ ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). QCVN 57: 2011 hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn EN 300 066 V1.3.1 (2001-01) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI). Qui chuẩn này phù hợp với các yêu cầu liên quan của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) và Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). QCVN 57: 2011 do Vụ Khoa học công nghệ biên soạn và được ban hành theo Thông tư số 29/TT-BTTTT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. |
Qui chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và các đặc tính kỹ thuật cho các Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp (EPIRB) qua vệ tinh khai thác trong hệ thống vệ tinh COSPAS-SARSAT để thông tin vô tuyến trong Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).
Qui chuẩn này áp dụng cho các EPIRB hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz.
Qui chuẩn này áp dụng cho các EPIRB gắn trong các phương tiện hàng hải.
Qui chuẩn này áp dụng cho các EPIRB qua vệ tinh hoạt động trong khoảng nhiệt độ:
· -400C đến +550C (loại 1: kích hoạt bằng tay hoặc tự động); hoặc
· -200C đến +550C (loại 2: kích hoạt bằng tay);
với một cơ cấu tự thả.
Quy chuẩn này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
ETSI EN 300 066 V1.3.1 (2001-01): ElectroMagnetic Compatibility and Radio Spectrum Matters (ERM); Float-free maritime satellite Emergency Position Indicating Radio Beacons (EPIRBs) operating in the 406,0 MHz to 406,1 MHz frequency band;Technical characteristics and methods of measurement.
1.4.1. EPIRB vệ tinh (satellite EPIRB): Trạm mặt đất thuộc nghiệp vụ thông tin lưu động qua vệ tinh, phát xạ của nó phục vụ cho các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
1.4.2. Cơ cấu tự thả (release mechanism ): Một cơ cấu cho phép EPIRB tự động thả và nổi tự do.
1.4.3. Thiết bị dẫn đường (homing device): Báo hiệu vô tuyến 121,5 MHz, chủ yếu cho dẫn đường bằng máy bay.
1.4.4. Khối điều khiển từ xa (remote control unit): Khối cho phép kích hoạt EPIRB từ xa khi EPIRB được lắp trong cơ cấu tự thả.
1.4.5. Thiết bị (equipment): Thiết bị EPIRB vệ tinh bao gồm thiết bị dẫn đường 121,5 MHz, cơ cấu tự thả và khối điều khiển từ xa.
Loại 1: EPIRB vệ tinh hoạt động trong dải nhiệt độ từ - 40oC đến +55oC.
Loại 2: EPIRB vệ tinh hoạt động trong dải nhiệt độ từ -20oC đến +55oC.
AF |
Hệ số ăngten |
Antenna Factor |
BCH |
Bose-Chaudhuri-Hocquenghem |
Bose-Chaudhuri-Hocquenghem |
CW |
Sóng mang |
Carrier Wave |
e.i.r.p. |
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương |
Equivalent isotropically radiated power |
EPIRB |
Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp |
Emergency Position Indicating Radio Beacon |
ERPEP |
Công suất bức xạ hiệu dụng đỉnh |
Effective Radiated Peak Envelope Power |
EUT |
Thiết bị cần đo |
Equipment Under Test |
GLONASS |
Hệ thống thông tin vệ tinh hàng hải toàn cầu |
Global Navigational Satellite System (Russia) |
GMDSS |
Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn Hàng hải toàn cầu |
Global Maritime Distress and Safety System |
GPS |
Hệ thống định vị toàn cầu |
Global Positioning System (USA) |
ID |
Nhận dạng |
Identification |
LHCP |
Phân cực tròn trái |
Left Hand Circularly Polarized |
LSB |
Bit có trọng số thấp nhất |
Least Significant Bit |
MID |
Số nhận dạng Hàng hải |
Maritime Identification Digits |
MMSI |
Nhận dạng điểm di động hàng hải |
Maritime Mobile Station Identity |
MSB |
Bit có trọng số cao nhất |
Most Significant Bit |
PLL |
Vòng khoá pha |
Phase Locked Loop |
RF |
Tần số vô tuyến |
Radio Frequency |
RHCP |
Phân cực tròn phải |
Right Hand Circular Polarized |
SOLAS |
Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển |
International Convention for Safety of Life at Sea |
VSWR |
Tỷ số điện áp sóng đứng |
Voltage Standing Wave Ratio |
Nhà sản xuất phải công bố phù hợp với các quy định tại mục 2 của quy chuẩn này.
EPIRB phải được lắp trong cơ cấu tự thả (mục 2.9 )có tác dụng tự động thả EPIRB khi bị chìm trong nước. Khi thả như vậy EPIRB sẽ nổi lên bề mặt và bắt đầu phát tự động không cần bất kì sự điều khiển nào.
EPIRB phải có khả năng hoạt động khi nổi trên biển, trên boong tàu và trên xuồng cứu sinh.
EPIRB có thể được trang bị thiết bị định vị như GPS hoặc GLONASS.
Cấu trúc và phương pháp vận hành phải tránh thao tác vô ý ở mức cao nhưng vẫn phải đảm bảo thao tác đơn giản khi khẩn cấp.
EPIRB phải có khả năng tự thả và khai thác bằng tay. Nếu EPIRB được tháo khỏi cơ cấu tự thả, nó chỉ có thể được kích hoạt khi nổi trên mặt nước hoặc được kích hoạt bằng tay.
Thời gian từ lúc EPIRB được kích hoạt tự động hoặc bằng tay đến lúc tín hiệu cứu nạn được phát phải ít nhất là 47 giây và nhiều nhất là 5 phút. EPIRB phải là một khối tích hợp đơn gồm một nguồn sơ cấp và một ăngten bắt cố định. Không phần nào có thể tháo ra được nếu không dùng các dụng cụ. Phần cố định của bản tin cứu nạn phải được lưu giữ sao cho không bị ảnh hưởng khi mất toàn bộ nguồn cung cấp. Mọi kết nối ngoài không được cản trở đến việc thả và kích hoạt EPIRB.
EPIRB phải có một dây buộc để giữ thiết bị trong khi sử dụng. Dây phải có khả năng nổi trên biển và được sắp xếp để tránh bị mắc vào tàu khi nổi tự do.
EPIRB phải có mầu dễ nhận biết như mầu vàng hoặc da cam, riêng phần đai nhô trên mặt nước phải làm bằng vật liệu phản quang có khổ rộng ít nhất 25 mm.
EPIRB phải được trang bị đèn báo hiệu có công suất thấp đáp ứng các yêu cầu của mục 2.7.1.
Tất cả các bộ phận điều khiển phải có kích thước vừa đủ để thao tác được thuận tiện, đơn giản cả khi sử dụng găng tay của bộ đồ lặn.
Kích hoạt EPIRB bằng tay phải làm mất niêm phong và được thực hiện bằng hai thao tác độc lập. Người sử dụng không thể tự thay thế được niêm phong này.
Niêm phong phải không bị mất khi thử.
Khi EPIRB lắp trong cơ cấu tự thả, việc kích hoạt bằng tay phải yêu cầu hai thao tác độc lập. Các bộ phận kích hoạt bằng tay phải được bảo vệ để tránh các thao tác vô ý.
Sau khi kích hoạt bằng tay hoặc tự động, có thể tắt EPIRB bằng tay.
Đèn báo hiệu có công suất thấp (mục 2.1.5) phải bắt đầu phát sáng trong khoảng 10 giây sau khi EPIRB được kích hoạt.
EPIRB phải có các chỉ báo trực quan hoặc loa để báo tín hiệu đang phát. Chỉ báo trực quan có thể kết hợp với đèn báo hiệu có công suất thấp.
EPIRB phải có khả năng tự thử không cần sử dụng hệ thống vệ tinh, để xác định rằng nó hoạt động tốt. Ở điều kiện đầy tải tối thiểu những mục sau được thử:
- Điện áp ắc-qui đủ để thoả mãn yêu cầu nguồn điện cấp cho EPIRB;
- Đầu ra tần số vô tuyến 406 MHz hoạt động; và
- Khoá pha của mạch vòng khoá pha 406 MHz, nếu sử dụng.
Khi chế độ tự thử được kích hoạt, EPIRB phải phát liên tục là chế độ truyền dẫn bình thường của nó, ngoại trừ mẫu đồng bộ khung phải là “011010000”. Việc kết thúc thành công chế độ tự thử phải được chỉ báo. Sau đó các bộ phận thử phải tự động ngừng hoạt động.
EPIRB phải có một hoặc nhiều nhãn chứa các thông tin sau (ít nhất bằng tiếng Anh):
- Kí hiệu kiểu, số hiệu và chỉ dẫn của nhà sản xuất về kiểu ắc-qui sử dụng;
- Ngày cần thay thế ắc-qui;
- Chỉ dẫn đầy đủ để có thể kích hoạt, tắt bằng tay và tự thử;
- Cảnh báo rằng EPIRB chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp;
- Phần trống để ghi tên tàu, mã nhận dạng lưu động hàng hải MMSI và hô hiệu;
- Loại EPIRB ;
- Mã nhận dạng hệ 16 được lập trình trong EPIRB xác định bởi các bit 26 đến 85 của bản tin số;
- Khoảng cách an toàn tới thiết bị la bàn.
Nhà sản xuất thiết bị phải cung cấp đầy đủ các chỉ dẫn và thông tin liên quan đến bảo quản, lắp đặt và khai thác EPIRB. Chỉ dẫn phải gồm: sự khai thác phù hợp, sự hạn chế tự thử tới mức tối thiểu để vẫn đảm bảo sự tin cậy trong việc khai thác EPIRB, sự thay thế ắc-qui và tránh báo động sai.
EPIRB phải được trang bị thiết bị dẫn đường hoạt động ở tần số 121,5 MHz và thiết bị này phải thoả mãn các yêu cầu của mục 2.7.3.
Các phụ kiện thay thế của EPIRB vẫn phải thoả mãn toàn bộ các yêu cầu của qui chuẩn này.
Tuổi thọ của ắc qui được xác định bằng ngày hết hạn phải ≥ 3 năm.
Ngày hết hạn của ắc-qui là ngày tính từ ngày sản xuất ắc-qui cộng với tối đa một nửa thời gian hoạt động có ích của ắc-qui. Ngày hết hạn phải được đánh dấu rõ ràng.
Thời gian hoạt động có ích của ắc-qui là khoảng thời gian sau ngày sản xuất ắc-qui mà ắc-qui vẫn còn thoả mãn các yêu cầu cấp nguồn điện cho EPIRB.
Không nối ngược cực tính của ắc qui.
Ắc-qui không bị thoát các chất độc hại hoặc ăn mòn ra bên ngoài EPIRB.
Các yêu cầu của qui chuẩn này phải được thoả mãn sau thời gian 15 phút khởi động.
Nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ thông tin để thiết lập, kiểm tra và vận hành thiết bị trong khi đo kiểm.
Trong qui chuẩn này “kiểm tra chất lượng” nghĩa là:
- Xác định tần số đặc trưng từ 4 lần đo tần số mang của tín hiệu không điều chế fc(1), ở các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 2.2.11 và 2.2.12) trong thời gian S1 (Hình 5) của bốn lần phát liên tiếp như sau:
- Đối với mốc có tần số danh định 406,025 MHz, tần số đặc trưng phải nằm giữa 406,023 MHz và 406,027 MHz;
- Đối với mốc có tần số danh định 406,028 MHz, tần số đặc trưng phải nằm giữa 406,027 MHz và 406,029 MHz;
- Đo công suất đầu ra của EPIRB ở các điều kiện đo kiểm bình thường. Công suất đầu ra phải là: 37 dBm ± 2 dB;
- Đo công suất đầu ra của thiết bị dẫn đường 121,5 MHz ở các điều kiện đo kiểm bình thường. Công suất đầu ra phải là: 17 dBm ± 3 dB;
- Đo tần số mang của thiết bị dẫn đường 121,5 MHz ở các điều kiện đo kiểm bình thường. Tần số sóng mang phải là: 121,5 MHz ± 3,5 kHz.
- Kiểm tra hoạt động của đèn báo hiệu có công suất thấp.
Khi đo kiểm, EPIRB phải được lập trình để phát các burst số liệu được mã hóa theo giao thức thích hợp và định dạng như (mục 2.6). Thiết bị dẫn đường phải được chuẩn bị để phát khi đo kiểm. Tránh phát tín hiệu cứu nạn trên các tần số cứu nạn và an toàn bằng cách bù tần số hoặc mã hoá đo kiểm.
Nhà sản xuất phải cung cấp EPIRB có cổng ăngten có thể nối được với thiết bị đo kiểm bằng cáp đồng trục có tải kết cuối 50 W. Dây nối này phải không thấm nước và chịu được tất cả các điều kiện môi trường. Cổng ăngten có thể được nhà sản xuất chuẩn bị trước khi đo kiểm.
Các phép đo phải được thực hiện theo thứ tự như trong qui chuẩn này.
Tất cả các phép đo phải được thực hiện trên một khối duy nhất và được chuẩn bị theo mục 2.2.3.
Thiết bị phải sử dụng nguồn ắc-qui bên trong khi thực hiện các đo kiểm và kiểm tra chất lượng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.