VỀ DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GẠO
National technical regulation on state reserve of rice
HÀ NỘI - 2011
Lời nói đầu
QCVN 06: 2011/BTC thay thế QCVN 06: 2009/BTC;
QCVN 06: 2011/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với gạo biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 205/2011/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính.
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển, kiểm tra, giao nhận (mua, bán), bảo quản và công tác quản lý đối với gạo dự trữ nhà nước được bảo quản kín.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý; giao nhận (mua, bán) và bảo quản gạo dự trữ nhà nước.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 5643: 1999 Gạo - Thuật ngữ và định nghĩa. Ngoài ra, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Gạo dự trữ nhà nước là gạo trắng thuộc loài Oryza sativa L. đạt các yêu cầu chất lượng gạo theo quy định tại khoản 2.1 Quy chuẩn này.
1.3.2. Gạo mới là gạo được xay xát từ thóc được thu hoạch trong cùng năm nhập.
1.3.3. Đánh bóng gạo là tẩy đi phần cám đục còn bám trên bề mặt hạt gạo có mức xát kỹ.
1.3.4. Lô gạo bao gồm toàn bộ các bao gạo chất xếp thành một khối trong ngăn/ô kho bảo quản.
1.3.5. Gạo bảo quản kín là lô gạo được bọc kín trong túi nhựa Polyvinylclorua (PVC) kết hợp một trong các phương thức dưới đây nhằm giảm tối thiểu nồng độ khí oxy trong lô gạo, đảm bảo hạn chế tối đa quá trình ôxy hóa làm suy giảm chất lượng gạo và các hoạt động sống của côn trùng, vi sinh vật:
- Nạp bổ sung khí cacbonic (CO2) hoặc khí nitơ (N2),
- Bảo quản trong điều kiện áp suất thấp.
2.1. Yêu cầu chất lượng gạo dự trữ nhà nước
2.1.1. Yêu cầu chất lượng gạo nhập kho
Gạo nhập kho dự trữ nhà nước phải là gạo mới và đáp ứng được các chỉ tiêu sau:
2.1.1.1. Các chỉ tiêu cảm quan
- Màu sắc: Đặc trưng cho từng giống, từng loại gạo không biến màu.
- Mùi, vị: Không có mùi, vị lạ.
- Tạp chất: Không có tạp chất lạ.
- Đánh bóng: Sạch cám.
2.1.1.2. Các chỉ tiêu chất lượng
Tùy theo tình hình thực tế, hàng năm Tổng cục Dự trữ Nhà nước quy định mua loại gạo (hạt dài hay hạt tròn), tỷ lệ tấm, vùng miền sản xuất, thời vụ nhập phù hợp.
Các chỉ tiêu chất lượng của gạo được quy định tại Bảng các chỉ tiêu chất lượng gạo nhập kho dự trữ nhà nước (Phụ lục).
2.1.1.3. Sinh vật hại
Gạo nhập kho không bị men mốc, không có côn trùng sống nhìn thấy bằng mắt thường.
2.1.2. Yêu cầu chất lượng gạo xuất kho
Gạo dự trữ nhà nước khi xuất kho phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng quy định tại TCVN 5644: 2008 Gạo trắng - Yêu cầu kỹ thuật.
2.2. Yêu cầu về nhà kho
- Là loại kho kín; có tường bao; mái che chống nắng, mưa, gió, bão.
- Nền kho cao ráo, mặt nền kho phẳng nhẵn, chịu tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2; tường và nền kho không bị ngưng tụ ẩm.
- Không bị thấm dột, đảm bảo thoáng, mát đồng thời có thể chủ động hạn chế được ảnh hưởng bất lợi của môi trường (nhiệt độ xuống thấp đột ngột, gió lạnh lùa vào kho và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào trong kho).
- Đảm bảo ngăn ngừa động vật gây hại và côn trùng, vi sinh vật hại lây nhiễm.
2.3. Bao bì đóng gói
Gạo dự trữ nhà nước được đóng tịnh 50 kg/bao. Bao chứa gạo được dệt từ loại sợi Polypropylen (PP) trắng hoặc tương đương. Bao chứa gạo phải mới, bền chắc, khô sạch (không mốc, không nhiễm sâu, mọt, hóa chất, không có mùi lạ). Khối lượng một vỏ bao (120 ± 10) g.
2.4. Vật tư, thiết bị, dụng cụ
2.4.1. Túi PVC
Túi bọc kín lô gạo được gia công từ màng PVC bao gồm tấm phủ (bao gồm mặt trên và bốn mặt xung quanh lô gạo) và tấm sàn. Màng PVC có độ dày (0,5 ± 0,03) mm; đảm bảo trong suốt, không có lỗi kỹ thuật. Các tấm màng PVC được gắn kết với nhau (bằng keo dán PVC hoặc nhiệt) đảm bảo độ kín trong quá trình bảo quản.
2.4. 2. Khí CO2 và khí N2 dùng trong bảo quản gạo
- Khí CO2: Loại CO2 hoá lỏng được chứa trong các chai kim loại chịu áp lực đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định theo TCVN 5778: 1994 Cacbon đioxit dùng cho thực phẩm. Khí và lỏng.
- Khí N2: Loại N2 kỹ thuật có hàm lượng khí N2 cao nhất quy định theo TCVN 3286-79 Nitơ kỹ thuật. Yêu cầu kỹ thuật.
2.4.3. Palet
Palet phải khô, sạch và được xử lý sát trùng trước khi kê xếp gạo; chịu tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2; đảm bảo không gây xước, rách túi PVC.
2.4.4. Thiết bị, phụ kiện hút, nạp khí và xác định độ kín khí
- Thiết bị hút khí có công suất đảm bảo hút được không khí trong lô hàng đạt áp suất âm tối thiểu là 1000 Pa (Pascan).
- Áp kế (Manomet) đảm bảo đo được áp suất trong lô gạo với mức sai số cho phép ± 2 %.
- Vòi dẫn khí là một ống nhựa dẻo đường kính từ 5 mm đến 10 mm. Một đầu gắn vào đỉnh lô gạo, đầu còn lại ở chân lô để gắn vào áp kế khi đo áp lực trong lô gạo và để lấy mẫu khí khi kiểm tra nồng độ.
- Ống dẫn khí nạp vào lô gạo là một ống cao su hoặc nhựa dẻo chịu áp lực đường kính khoảng 3 cm độ dài bằng một phần ba chiều dài lô gạo, được gắn một van khóa khí cách đầu ống từ 10 cm đến 15 cm để dẫn khí từ bình chứa vào trong lô gạo.
2.4.5. Bộ phận gia nhiệt
Khi bảo quản gạo theo phương thức nạp khí CO2 cần bố trí thêm bộ phận gia nhiệt gắn vào đoạn giữa ống dẫn khí CO2 và sử dụng trong trường hợp cần nạp nhanh khí CO2 vào lô gạo (tốc độ nạp từ 2 kg/min đến 2,5 kg/min) nhằm ngăn ngừa, hạn chế hiện tượng tạo tuyết bịt kín gây tắc, vỡ ống dẫn khí.
2.4.6. Thiết bị đo nồng độ khí
Mỗi phương thức bảo quản gạo khác nhau, cần có thiết bị đo chuyên dụng với mức sai số cho phép ± 2 %.
2.4.7. Các dụng cụ, thiết bị khác
Xiên lấy mẫu, thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm lô gạo, cân kiểm nghiệm…thích hợp để sử dụng đối với gạo.
3.1. Lấy mẫu
Mẫu được lấy để xác định các chỉ tiêu chất lượng gạo theo TCVN 5451: 2008 Ngũ cốc , đậu đỗ và sản phẩm nghiền - Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh.
3.2. Phương pháp thử
3.2.1. Phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng gạo
Theo TCVN 1643: 2008 Gạo trắng - Phương pháp thử.
Kết quả phép thử là trị số trung bình cộng của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1 % giá trị trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.
3.2.2. Thử độ kín của lô gạo
- Gắn áp kế kín khít vào vòi dẫn khí và tiến hành hút khí.
- Cho máy hút khí hoạt động và thường xuyên theo dõi mức nước ở áp kế. Hút khí lô gạo tới áp suất âm 9807 Pa (mức chênh lệch cột nước trên áp kế là 100 mm) khoá van ở cửa hút khí đồng thời tắt máy.
- Theo dõi ghi chép:
+ Sau khi khoá van, chờ 5 min để ổn định, ghi lại mức cột nước trên áp kế và bấm đồng hồ theo dõi thời gian di chuyển của cột nước.
+ Xác định khoảng thời gian độ chênh cột nước giảm xuống còn 85 mm. Khoảng thời gian đó đạt mức từ 40 min trở lên thì lô gạo được coi là đảm bảo độ kín, nếu ở mức dưới 40 min thì cần tiến hành các biện pháp kiểm tra xử lý.
Việc thử độ kín lô gạo tiến hành lặp lại 3 lần.
- Kiểm tra, xử lý màng bị thủng, hở: Để dò tìm các điểm thủng, hở gây lọt khí cần chọn thời điểm yên tĩnh, hút khí tới mức 9807 Pa, tập trung lắng nghe hoặc có thể dùng các thiết bị khuyếch đại âm thanh thông thường để kiểm tra phát hiện, xử lý.
4. THỦ TỤC GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN GẠO
4.1. Chuẩn bị kho và vật tư, thiết bị, dụng cụ
4.1.1. Chuẩn bị kho
Trước khi kê xếp gạo vào trong kho phải tiến hành chuẩn bị kho theo các nội dung sau:
- Kho bảo quản gạo phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại khoản 2.2.
- Diện tích trong kho, hiên kho và các vật tư dùng để kê lót kho chứa gạo (màng, palet, cầu đi...) được vệ sinh sạch và xử lý sát trùng trước khi nhập gạo.
- Trải tấm sàn và xếp palet (trong trường hợp nền kho ẩm thấp):
+ Kiểm tra kỹ mặt nền và các mối dán của tấm sàn.
+ Trải phẳng tấm sàn theo vị trí lô gạo đã xác định.
+ Palet được xếp chắc chắn lên tấm sàn cách đều các cạnh tấm sàn từ 25 cm đến 30 cm. Yêu cầu khi xếp, điều chỉnh palet phải nhẹ tay, không được rê, kéo làm xước, rách màng. Trong lúc chưa dán kín lô gạo, phần màng nền xung quanh palet cần cuộn lại tránh bị dẫm đạp và bụi bẩn.
4.1.2. Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ
- Tất cả các vật tư, thiết bị, dụng cụ cần được chuẩn bị, kiểm tra theo quy định tại khoản 2.4 trước lúc nhập gạo.
- Khí N2, CO2 đảm bảo cung cấp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng để nạp vào lô gạo sau khi lô gạo đã đạt yêu cầu về độ kín.
- Các dụng cụ yêu cầu hiệu chuẩn, kiểm định (máy đo thủy phần, cân kỹ thuật, cân phân tích, cân nhập...) phải thực hiện đúng theo quy định hiện hành.
4.2. Vận chuyển
- Trước khi xếp gạo lên các phương tiện chuyển tải hoặc đưa gạo xuống kê xếp vào kho phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ hướng dẫn cho người lao động, bảo đảm an toàn người và hàng hoá.
- Phương tiện vận chuyển gạo phải khô, sạch, không có mùi vị lạ. Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo chống ẩm ướt, duy trì được chất lượng gạo. Không vận chuyển gạo với hàng khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Không bốc xếp gạo ngoài trời khi mưa.
4.3. Quy trình giao nhận, nhập kho
4.3.1. Thủ tục giao nhận, nhập kho
4.3.1.1. Kiểm tra chất lượng gạo nhập kho
Gạo nhập kho dự trữ nhà nước phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại khoản 2.1.
Lô gạo chuyển đến nhập kho phải có kèm theo Giấy xác nhận đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng nhập kho theo quy định do tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cấp. Đơn vị nhận gạo trực tiếp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng gạo trước khi nhập kho và lập phiếu kiểm tra chất lượng gạo nhập kho (nội dung và hướng dẫn tại mẫu số C78 - HD ban hành theo Thông tư số 213/2009/TT-BTC ngày 10/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho Dự trữ nhà nước).
4.3.1.2. Kiểm tra khối lượng gạo nhập kho
- Kiểm tra bao bì đóng gói theo quy định tại khoản 2.3 và theo hợp đồng đã ký kết.
- Gạo được qua cân 100 % hoặc cân theo hình thức giám định theo thỏa thuận của các bên. Tổng số gạo giao nhận đúng với số lượng trong hợp đồng đã ký.
- Ghi sổ bảng kê cân hàng theo đúng quy định tại Thông tư số 213/2009/TT-BTC ngày 10/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho Dự trữ nhà nước.
4.3.1.3. Kê xếp gạo trong kho
- Các bao gạo cần được xếp ngay ngắn, thẳng hàng để mặt lô không bị lồi lõm lượn sóng. Lớp bao đầu tiên xếp nhô ra ngoài cạnh palet từ 5 cm đến 10 cm (không để các cạnh palet cứa vào màng khi hút khí). Các hàng bao phía trên xếp thu dần vào sao cho đỉnh lô tạo với chân lô theo phương thẳng đứng một góc từ 30 đến 50 . Các đầu miệng bao không để quay ra phía ngoài lô.
- Không xếp gối các đầu bao lên nhau nhằm tạo ra các khe hở để khí nạp vào nhanh chóng phân bổ đều trong toàn lô.
- Trong cùng một lớp các bao được xếp đan khóa vào nhau (xem hình vẽ). Toàn bộ lô gạo khi xếp xong đảm bảo vững chắc không bị nghiêng, đổ trong quá trình bảo quản.
- Gạo được xếp thành lô, mỗi lô có khối lượng không lớn hơn 250 tấn tuỳ theo kích thước, loại hình kho. Chiều cao lô gạo xếp không lớn hơn 25 hàng bao, đảm bảo cách trần kho không nhỏ hơn 1,5 m. Lô gạo cách tường không nhỏ hơn 0,5 m, các lô cách nhau không nhỏ hơn 0,8 m. Trường hợp không sử dụng palet, các bao gạo thuộc lớp sát nền xếp cách nhau từ 3 cm đến 5 cm để đảm bảo độ thông thoáng.
Lớp thứ nhất (lớp lẻ) Lớp thứ hai (lớp chẵn)
4.3.2. Lập phiếu kiểm nghiệm chất lượng
Ngay sau khi lô gạo nhập đủ khối lượng quy định, đơn vị tổ chức lấy mẫu kiểm tra lập phiếu kiểm nghiệm chất lượng theo thủ tục nhập đầy lô (nội dung và hướng dẫn tại mẫu số C86 - HD ban hành theo Thông tư số 213/2009/TT-BTC ngày 10/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho Dự trữ nhà nước).
Phiếu kiểm nghiệm chất lượng lô được lập thành 04 bản có đầy đủ chữ ký của người kiểm nghiệm, Trưởng phòng Kỹ thuật bảo quản và Lãnh đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực theo quy định, trong đó:
- 01 bản lưu tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực,
- 03 bản để tại Chi cục Dự trữ Nhà nước (01 bản đính kèm biên bản nhập đầy kho thủ kho lưu hồ sơ tại ngăn (lô) kho; 01 bản do kỹ thuật viên Chi cục Dự trữ Nhà nước lưu theo dõi; 01 bản giao cho bộ phận kế toán Chi cục Dự trữ Nhà nước).
Thời gian bảo quản được tính từ lúc lô gạo nhập đầy (theo biên bản nhập đầy kho).
4.3.3. Lập biên bản nhập đầy kho
Mỗi lô gạo sau khi kết thúc nhập, chuẩn bị đưa vào bảo quản phải lập biên bản nhập đầy kho (nội dung và hướng dẫn tại mẫu số C76 - HD ban hành theo Thông tư số 213/2009/TT-BTC ngày 10/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho Dự trữ nhà nước).
Biên bản nhập đầy kho được lập thành 04 bản có đầy đủ chữ ký của thủ kho bảo quản, tổ trưởng vùng kho, kỹ thuật kiểm nghiệm Chi cục Dự trữ Nhà nước, phụ trách kế toán Chi cục Dự trữ Nhà nước và Lãnh đạo Chi cục Dự trữ Nhà nước theo quy định, trong đó:
- 01 bản lưu tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực,
- 03 bản để tại Chi cục Dự trữ Nhà nước (01 bản thủ kho lưu hồ sơ tại ngăn (lô) kho; 01 bản do kỹ thuật viên Chi cục Dự trữ Nhà nước lưu; 01 bản giao cho bộ phận kế toán Chi cục Dự trữ Nhà nước).
4.4. Phủ, dán kín và kiểm tra độ kín lô gạo
Sau khi gạo được chất xếp đầy đủ khối lượng quy định, tiến hành phủ và dán kín lô gạo; ống hút, nạp khí được đặt chính giữa lô gạo về phía cửa kho và có cấu tạo phù hợp cho việc hút khí nhanh và khi nạp khí sẽ phân bổ đều trong lô gạo.
4.4.1. Phủ lô
- Sau khi gạo được chất xếp đủ khối lượng quy định, tiến hành chỉnh sửa lớp bao trên đỉnh lô; vệ sinh quét sạch gạo bị rơi vãi, bụi, rác trong phạm vi lô.
- Thao tác nhẹ nhàng trùm tấm phủ lô theo đúng vị trí các cạnh lô gạo và điều chỉnh để tấm phủ dàn đều các mặt lô gạo.
4.4.2. Dán kín và kiểm tra độ kín lô
- Việc dán kín lô có thể thực hiện từ giữa lô về 2 góc hoặc ngược lại.
- Điều chỉnh để tấm phủ tiếp xúc khớp với riềm tấm sàn.
- Mối dán đảm bảo kín và chắc (nếu dán bằng keo thì vệt dán rộng khoảng 5 cm).
- Kỹ thuật dán giống như khi dán tấm sàn.
Chú ý khi dán phải điều chỉnh để tấm phủ phân bổ đều trên tấm sàn và xử lý để mối dán ở 4 góc không bị bong do màng phủ bị dồn. Keo dán cần quét đều khắp mối dán. Chọn loại keo có khả năng bám dính tốt, không tận dụng keo đã quá hạn dùng.
- Kiểm tra: Sau khi lô gạo đã được dán kín toàn bộ cần kiểm tra lại toàn bộ mối dán, chú ý kiểm tra kỹ ở 4 góc lô. Những vị trí chưa đảm bảo phải xử lý gia cố ngay.
- Lắp đặt ống hút nạp khí: Đặt chính giữa lô phía cửa kho cách nền kho từ 10 cm đến 30 cm, được tạo bởi một ống nhựa cứng đường kính khoảng 3 cm xuyên qua tấm phủ. Phần ống ngoài lô gạo dài từ 30 cm đến 40 cm, có một van khoá khí cách miệng ống từ 10 cm đến 15 cm. Phần ống còn lại nằm trong lô gạo được khoan 4 hàng lỗ so le dọc theo ống, đường kính lỗ khoan 0,5 cm, khoảng cách giữa 2 lỗ trong cùng hàng khoảng 10 cm để giúp cho việc hút khí nhanh và khi nạp khí sẽ phân bổ đều.
Phần màng PVC tiếp xúc với ống phải đảm bảo kín, không bị bong trong suốt thời gian bảo quản.
Thử và kiểm tra độ kín của lô gạo theo quy định tại điểm 3.2.2.
4.5. Hút khí tăng cường
Lô gạo sau khi thử và kiểm tra độ kín đảm bảo yêu cầu, thì thực hiện tăng cường hút khí trong lô gạo ra ngoài nhằm giảm nhiệt, ẩm lô gạo và ổn định lô gạo, theo dõi độ kín lô gạo. Thực hiện hút không khí trong lô gạo ra ngoài khoảng 5 lần đến 7 lần (chọn thời điểm khô ráo trong ngày hút khí tới mức cho phép, tiếp tục hút sau khi cột nước của áp kế về mức cân bằng và khi mực nước trên áp kế trở lại thăng bằng cho hút tiếp).
4.6. Bảo quản
4.6.1. Sơ đồ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.