HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2A-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1987 |
Để tăng cường hoạt động giúp đỡ
pháp lý cho công dân và các tổ chức;
Căn cứ vào Điều 100 và Điều 133 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
Pháp lệnh này quy định về tổ chức luật sư.
Tổ chức luật sư và các luật sư hoạt động theo pháp luật, tôn trọng sự thật khách quan.
Chương 2: Điều 7Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư.
Khi có từ hai người trở lên có đủ điều kiện làm luật sư quy định ở Điều 11 của Pháp lệnh này đề nghị và được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương giới thiệu, Uỷ ban nhân dân cùng cấp ra quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Căn cứ vào quyết định của Uỷ ban nhân dân, những người có đề nghị nói ở đoạn 1 của Điều này tổ chức hội nghị thành lập Đoàn luật sư. Hội nghị thông qua Điều lệ và bầu ra các cơ quan của Đoàn theo Quy chế Đoàn luật sư.
Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư là cơ quan cao nhất của Đoàn luật sư.
Hội nghị toàn thể bầu ra Ban chủ nhiệm và Ban kiểm tra. Nhiệm kỳ của Ban chủ nhiệm và Ban kiểm tra là 3 năm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội nghị toàn thể, Ban chủ nhiệm và Ban kiểm tra do Quy chế Đoàn luật sư quy định.
Đoàn luật sư thông qua Ban chủ nhiệm tổ chức các hoạt động của luật sư.
Điều 11Những người có đủ các điều kiện sau đây có thể gia nhập Đoàn luật sư:
1- Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2- Có phẩm chất, đạo đức tốt;
3- Tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương.
Những người đang công tác tại các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp chế không được gia nhập Đoàn luật sư, trừ những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp lý tại các viện nghiên cứu và các trường thuộc các cơ quan đó.
Việc gia nhập Đoàn luật sư phải được Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư thông qua, theo đề nghị của Ban chủ nhiệm.
Chế độ tập sự, thể thức kiểm tra và những trường hợp được miễn, giảm thời hạn tập sự do Quy chế Đoàn luật sư quy định.
Luật sư tập sự được bào chữa và làm các việc giúp đỡ pháp lý khác, có các quyền và nghĩa vụ như luật sư, trừ quyền bầu và được bầu vào Ban chủ nhiệm và ban kiểm tra của Đoàn.
Các hình thức giúp đỡ pháp lý của luật sư bao gồm:
1- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cả các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự; đại diện cho các bên đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động.
2- Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài.
3- Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức.
Khi tham gia tố tụng, luật sư có quyền:
1- Bình đẳng với các thành phần khác trước Toà án; không buộc phải làm chứng về những vấn đề biết được khi làm nhiệm vụ bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho các đương sự khác;
2- Nghiên cứu hồ sơ vụ án, đề xuất chứng cứ, gặp riêng bị can, bị cáo, đương sự; đề nghị bổ sung hồ sơ, trưng cầu giám định và đưa ra những đề nghị cần thiết khác;
3- Đề nghị thay đổi người tiến hành, người tham gia tố tụng;
4- Tham gia thẩm vấn và tranh luận tại phiên toà, đề nghị biện pháp xử lý bị cáo, bồi thường thiệt hại và các biện pháp giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động;
5- Đọc, yêu cầu bổ sung, đính chính biên bản phiên toà;
6- Kháng cáo bản án và quyết định của toà án trong trường hợp làm bào chữa hoặc đại diện cho bị cáo, đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
Khi tham gia tố tụng, luật sư có thể có những quyền khác theo quy định của pháp luật.
Luật sư không được bào chữa hoặc đại diện trong vụ án, nếu:
1- Đã tiến hành hoặc tham gia tố tụng đối với vụ án với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch;
2- Là người thân thích của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân đã hoặc đang tiến hành tố tụng đối với vụ án đó.
Nhiều luật sư có thể bào chữa cho một bị can, bị cáo hoặc đại diện cho một đương sự.
1- Sử dụng các biện pháp được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác;
2- Không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho đương sự mà mình đã đảm nhận hoặc đã được chỉ định, nếu không có lý do chính đáng;
3- Không được tiết lộ những bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ giúp đỡ pháp lý.
Luật sư có thể giúp đỡ pháp lý ngoài phạm vi địa phương mình.
THÙ LAO CỦA LUẬT SƯ, QUỸ ĐOÀN LUẬT SƯ
Công dân và tổ chức nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý phải trả tiền thù lao.
Chế độ trả tiền thù lao và những trường hợp được miễn, giảm do Quy chế Đoàn luật sư quy định.
Việc sử dụng quỹ của Đoàn luật sư do Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư quyết định theo Quy chế Đoàn luật sư.
Chương 5:Việc khen thưởng và kỷ luật đối với Đoàn luật sư và luật sư do Quy chế Đoàn luật sư quy định.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1987
|
Võ Chí Công (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.