UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/1998/PL-UBTVQH10 |
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 1998 |
Để tăng cường
hiệu lực quản lý nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền
tài phán quốc gia và an ninh, trật tự trên các vùng biển và thềm lục địa Việt
Nam;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 về
việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 về Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1998;
Pháp lệnh này quy định về Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Bộ Quốc phòng trực tiếp tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Trong vùng nội thuỷ và các cảng biển, khi có yêu cầu, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng, Công an nhân dân, các lực lượng Hải quan, Giao thông vận tải, Thuỷ sản, Dầu khí và các lực lượng khác để thực hiện nhiệm vụ.
Quy chế phối hợp hoạt động và phân định vùng, trách nhiệm cụ thể giữa các Lực lượng do Chính phủ quy định.
TRÁCH NHIỆM, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của mình để gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trong tình thế cấp thiết, nếu không huy động được người, phương tiện của các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc đã huy động nhưng vẫn chưa giải quyết được tình thế này, thì Lực lượng Cảnh sát biển có thể yêu cầu người, phương tiện nước ngoài hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam giúp đỡ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Lực lượng Cảnh sát biển được nổ súng trong các trường hợp sau đây:
1. Khi người vi phạm dùng vũ khí chống trả, dùng các biện pháp khác trực tiếp đe doạ tính mạng và an toàn phương tiện của Cảnh sát biển;
2. Khi truy đuổi người và phương tiện có hành vi vi phạm nghiêm trọng, nếu không dùng vũ khí thì người và phương tiện đó có thể chạy thoát;
3. Để bảo vệ công dân khi bị người khác trực tiếp đe doạ tính mạng.
Trong các trường hợp được nổ súng quy định tại Điều này, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển chỉ được bắn vào đối tượng sau khi đã ra lệnh cho họ dừng lại hoặc nổ súng cảnh cáo mà không có kết quả, trừ trường hợp cấp bách; đối với những trường hợp phức tạp, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh quốc gia thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển trong việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt đối với từng loại hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định.
TỔ CHỨC CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Tổ chức và hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển ViệtNam do Chính phủ quy định.
Biên chế, trang bị cụ thể của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
1. Đối với sĩ quan thực hiện theo Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
2. Đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự;
3. Đối với công nhân quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có cờ hiệu, phù hiệu và sắc phục riêng do Chính phủ quy định.
Khi làm nhiệm vụ, tàu thuyền và phương tiện khác của Lực lượng Cảnh sát biển phải treo quốc kỳ và cờ hiệu Cảnh sát biển; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển phải mặc trang phục và mang phù hiệu Cảnh sát biển.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Nội dung quản lý nhà nước đối với Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về Lực lượng Cảnh sát biển;
2. Quy định hệ thống tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy Lực lượng Cảnh sát biển;
3. Quy định và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển;
4. Quy định và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Lực lượng Cảnh sát biển;
5. Kiểm tra, thanh tra các hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển, giải quyết các khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện để Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CẢNH SÁT BIỂN
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo Điều lệnh kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người nào có hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh, trật tự an toàn trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1998.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.