UỶ
BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/1997/L-CTN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 1997 |
Để xây dựng Bộ đội biên phòng
vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên
giới Quốc gia;
Để tăng cường quản lý Nhà nước về Bộ đội biên phòng;
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam;
Căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về chương trình xây dựng
pháp luật;
Pháp lệnh này quy định về Bộ đội biên phòng.
Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới.
Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Ở tất cả các cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không) đều có lực lượng của Bộ nội vụ, lực lượng của Bộ quốc phòng (Bộ đội biên phòng) để làm nhiệm vụ theo chức năng của mỗi lực lượng.
Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Pháp lệnh này được công bố, Chính phủ căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật ban hành văn bản quy định cụ thể sự phân công trách nhiệm và phối hợp hiệp đồng giữa lực lượng Bộ đội biên phòng thuộc Bộ quốc phòng và lực lượng quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Bộ nội vụ trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất, nhập cảnh ở các cửa khẩu quốc tế.
Trong khi thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Bộ đội biên phòng có quyền:
1- Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy sâu vào nội địa;
2- Truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
1- Để bắt giữ người có hành vi phạm tội mà chạy trốn;
2- Để bắt giữ người có hành vi phạm tội đang bị dẫn giải, bị giữ, bị giam mà chạy trốn;
3- Để bảo vệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng và công dân bị người khác dùng vũ khí và các hung khí khác uy hiếp trực tiếp đến tính mạng.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng chỉ được nổ súng trực tiếp vào đối tượng sau khi đã bắn cảnh cáo hoặc đã sử dụng các công cụ hỗ trợ nhằm ngăn chặn nhưng không có kết quả, trong trường hợp có người bị thương thì phải tổ chức cấp cứu, nếu có người chết thì phải cùng với chính quyền địa phương lập biên bản.
Tổ chức của Bộ đội biên phòng do Chính phủ quy định.
1- Đối với sĩ quan thực hiện theo Luật về sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam;
2- Đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự;
3- Đối với công nhân, viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Nội dung quản lý Nhà nước đối với Bộ đội biên phòng gồm:
1- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về công tác biên phòng và Bộ đội biên phòng;
2- Quy định hệ thống tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy Bộ đội biên phòng;
3- Quy định và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Bộ đội biên phòng;
4- Quyết định ngân sách hoạt động công tác hoạt động biên phòng và xây dựng Bộ đội biên phòng;
5- Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về Bộ đội biên phòng;
6- Sơ kết, tổng kết công tác biên phòng và xây dựng nền biên phòng toàn dân.
1- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về Bộ đội biên phòng.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
3- Phụ cấp cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo;
Chính phủ quy định chi tiết chế độ, chính sách đối với Bộ đội biên phòng.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng vi phạm kỷ luật thì bị sử lý theo điều lệnh kỷ luật của Quân đội, nếu vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ biên giới, gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.