HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 1991 |
BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 61-LCT/HĐNN8 NGÀY 19/09/1991
Để bảo đảm cho người lao động
có quyền làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh; nâng cao trách nhiệm của
người sử dụng lao động và người lao động, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước
về bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và từng
bước cải thiện điều kiện lao động;
Căn cứ vào Điều 58 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
Pháp lệnh này quy định về bảo hộ lao động.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền của người lao động làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh.
Tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.
Tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động áp dụng cho nhiều ngành trong phạm vi cả nước do Hội đồng bộ trưởng hoặc cơ quan được Hội đồng bộ trưởng uỷ quyền ban hành.
Tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động áp dụng riêng trong một ngành do cơ quan Nhà nước quản lý ngành đó ban hành phù hợp với những tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Hội đồng bộ trưởng ban hành.
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Luận chứng này phải được các cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động chấp thuận.
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Y tế quy định theo thẩm quyền quản lý của mình.
Máy, thiết bị, công nghệ nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Nghiêm cấm việc thải vào không khí, nguồn nước hoặc đất đai các chất gây độc, hại khi việc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với các trường hợp nói tại đoạn 1, Điều này, nếu chưa có biện pháp khắc phục có hiệu quả. Quyết định của Thanh tra có hiệu lực bắt buộc thi hành.
Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy cách đã được Nhà nước ban hành. Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LAO ĐỘNG
Khi sắp xếp lao động, phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc.
Người lao động phải được khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định.
Người làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân theo quy định của Bộ Y tế.
Danh mục những công việc không được sử dụng lao động nữ, người dưới 18 tuổi do Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
TAI NẠN LAO ĐÔNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời.
Người bị bệnh nghề nghiệp được điều trị bệnh chu đáo, được khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế. Không được sử dụng người đang bị bệnh nghề nghiệp tiếp tục làm việc ở môi trường đã gây ra bệnh.
Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, NGƯỜI LAO ĐỘNG
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
1- Thực hiện các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, chế độ báo cáo điều kiện lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác về bảo hộ lao động.
2- Phải chịu trách nhiệm về việc để xẩy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuộc quyền quản lý của mình.
3- Phải thoả thuận với Ban chấp hành công đoàn hoặc người đại diện của tập thể người lao động về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
4- Tổ chức việc khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thanh toán các khoản chi phí khám sức khoẻ, điều trị, điều dưỡng người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5- Xây dựng các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho từng loại máy, thiết bị và nơi làm việc theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước.
6- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh liên quan đến nhiệm vụ, công việc của họ.
7- Tổ chức việc tự kiểm tra công tác bảo hộ lao động, thực hiện những biện pháp loại trừ các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng phương án xử lý và cấp cứu khi xẩy ra sự cố hoặc tai nạn lao động.
8- Phải cung cấp tài liệu, số liệu, tình hình liên quan đến nội dung thanh tra, điều tra theo yêu cầu của thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động; chấp hành các quyết định của thanh tra.
Người sử dụng lao động có quyền:
1- Buộc người lao động phải chấp hành các quy định chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm việc;
2- Khen thưởng người thực hiện tốt quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và xử lý kỷ luật những người vi phạm;
3- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các quyết định của thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh theo quy định của Nhà nước và huấn luyện, hướng dẫn cho mình các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
2- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xẩy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình, nhưng phải báo ngay với người có trách nhiệm; hành vi này không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động;
3- Khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phải làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn, vệ sinh hoặc khi người sử dụng lao động vi phạm các quy định về bảo hộ lao động.
1- Nắm vững các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
2- Thực hiện những quy định, chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động; giữ gìn và sử dụng các dụng cụ, thiết bị an toàn, vệ sinh, phương tiện bảo vệ cá nhân; trong trường hợp làm hư hỏng hoặc làm mất các dụng cụ, thiết bị, phương tiện đó thì phải bồi thường;
3- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VẾ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động bao gồm:
1- Xây dựng và ban hành các quy định về bảo hộ lao động;
2- Xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của Nhà nước;
3- Thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động.
2- Bộ Y tế có trách nhiệm giúp Hội đồng bộ trưởng quản lý việc thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh lao động; đề xuất phương hướng, chương trình quốc gia về: vệ sinh lao động; xây dựng, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, các loại bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ người lao động; tổ chức giám định y khoa, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và điều trị người bị bệnh; thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra viên; hợp tác quốc tế về vệ sinh lao động.
3- Uỷ ban khoa học Nhà nước có trách nhiệm giúp Hội đồng bộ trưởng quản lý việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách phương tiện bảo vệ người lao động.
Thành phần của Hội đồng gồm đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Nội vụ, Tài chính, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban khoa học Nhà nước, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch.
THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TÒAN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Bộ Y tế và cơ quan quản lý Nhà nước về y tế ở địa phương thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động.
Hội đồng bộ trưởng quy định tổ chức thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động.
Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn lao động; yêu cầu hoặc kiến nghị biện pháp bảo đảm an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động; điều tra tai nạn lao động;
2- Đến những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra của mình bất kỳ lúc nào để thanh tra về an toàn lao động và yêu cầu người có trách nhiệm nơi tiến hành thanh tra cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu liên quan đến thanh tra, điều tra;
3- Tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiệt bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động và ấn định thời hạn khắc phục nguy cơ đó;
4- Cảnh cáo, phạt tiền hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra hình sự trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động, nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm;
5- Xem xét, chấp thuận các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế; đăng ký và cho phép đưa vào sử dụng những cơ sở, máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định theo Điều 8 của Pháp lệnh này.
Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Thanh tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh lao động; yêu cầu hoặc kiến nghị biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường lao động; điều tra những vụ vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động;
2- Đến những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra của mình bất kỳ lúc nào để thanh tra về vệ sinh lao động và yêu cầu người có trách nhiệm nơi tiến hành điều tra cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, điều tra;
3- Tạm đình chỉ nơi làm việc vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động;
4- Cảnh cáo, phạt tiền hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra hình sự trường hợp vi phạm về vệ sinh lao động, nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm;
5- Xem xét, chấp thuận địa điểm, các giải pháp vệ sinh lao động khi xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, lưu giữ các chất phóng xạ, chất độc thuộc danh mục do Bộ Y tế quy định theo Điều 8 của Pháp lệnh này.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐÒAN
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1992.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
|
Võ Chí Công (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.