QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./2019/QH14 | Hà Nội, ngày tháng năm 2018 |
DỰ THẢO 2 |
|
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT SỐ 80/2015/QH13
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13
1. Bổ sung khoản 1a vào Điều 5 như sau:
Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
“1a. Bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 14 như sau:
Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
“4. Quy định thủ tục hành chính trong thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp được giao trong luật hoặc trong trường hợp quy định về biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này.
3. Sửa đổi điểm a, khoản 1 Điều 36 như sau:
Điều 36. Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
“1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Đăng tải tờ trình, đề cương dự thảo luật, pháp lệnh, báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trừ các tài liệu có nội dung thuộc bí mật nhà nước[1] trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trình; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;”
4. Sửa đổi khoản 1 Điều 47 như sau:
Điều 47. Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh
“1. Ủy ban pháp luật tập hợp và chủ trì thẩm tra đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
Nội dung thẩm tra tập trung vào sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh; sự phù hợp của nội dung chính sách trong đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; chính sách cơ bản của văn bản, tính thống nhất, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản.”
5. Sửa đổi điểm a, khoản 3 Điều 58 như sau:
Điều 58. Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
“a) Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua”.
6. Sửa đổi Khoản 2 Điều 67 như sau:
Điều 67. Báo cáo thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
“2. Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra về nội dung dự án, dự thảo; về việc dự án, dự thảo đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Trong trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra có ý kiến dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trả lại hồ sơ cho cơ quan trình dự án, dự thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo và nêu rõ lý do, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.”
7. Bổ sung khoản 3 Điều 71 như sau:
“3. Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải nêu rõ lý do, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ và thời điểm trình lại dự án, dự thảo trong nghị quyết phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Phương án 1. Chuyển việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh sang cho cơ quan có thẩm quyền trình dự án, dự thảo
8. Sửa đổi điểm a khoản 6 và điểm khoản 7 Điều 74 như sau:
Điều 74. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp Quốc hội
6. Sau khi dự án, dự thảo được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, đồng thời gửi cho cơ quan chủ trì thẩm tra.
7. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
9. Sửa đổi điểm a, b, d khoản 2, điểm a, c khoản 3 Điều 75 như sau:
Điều 75. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp Quốc hội
“2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo chủ trì, phối hợp với thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức họp có sự tham gia của đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý; trường hợp cơ quan thẩm tra có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình trong việc giải trình, tiếp thu, chính lý dự thảo thì đại diện cơ quan thẩm tra, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
c) PA1: Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội gửi dự thảo đã được chỉnh lý và báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến bằng văn bản về dự án, dự thảo, gửi Văn phòng Quốc hội để chuyển đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;
c) PA2: Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo gửi dự thảo đã được chỉnh lý và báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến bằng văn bản về dự án, dự thảo và chuyển đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;
d) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, đồng thời gửi cho cơ quan chủ trì thẩm tra.
3. Tại kỳ họp thứ hai:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
c) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản;
10. Sửa đổi điểm d khoản 3, điểm a, b, d khoản 4 Điều 76 như sau:
Điều 76. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp Quốc hội
“ 3. Tại kỳ họp thứ hai:
d) Đối với những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn của dự án luật còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Tổng thư ký Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật trình Quốc hội biểu quyết;
4. Trong thời gian giữa kỳ họp thứ hai và kỳ họp thứ ba của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình tổ chức các cuộc họp có sự tham gia của cơ quan chủ trì thẩm tra, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật đã được chỉnh lý;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật đã được chỉnh lý; trong trường hợp cơ quan thẩm tra có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thì đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra dự án luật báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
c) PA1: Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội gửi dự thảo đã được chỉnh lý và báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến bằng văn bản về dự án, dự thảo, gửi Văn phòng Quốc hội để chuyển đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;
c) PA2: Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo gửi dự thảo đã được chỉnh lý và báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến bằng văn bản về dự án, dự thảo và chuyển đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;
d) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, đồng thời gửi cho cơ quan chủ trì thẩm tra.
d) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, đồng thời gửi cho cơ quan chủ trì thẩm tra.”
11. Sửa đổi điểm đ, g khoản 1, điểm b, c, d khoản 2 Điều 77 như sau:
Điều 77. Trình tự xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
“1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một phiên họp theo trình tự sau đây:
đ) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức họp có sự tham gia của cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
g) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo.
Trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có trách nhiệm gửi báo cáo giải trình, tiếp thu và dự thảo cho cơ quan chủ trì thẩm tra.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại hai phiên họp theo trình tự sau đây:
b) Trong thời gian giữa hai phiên họp, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức họp có sự tham gia của cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
c) Chậm nhất là 05 ngày trước ngày biểu quyết thông qua, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo chủ trì, phối hợp với Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo chủ trì, phối hợp với Thường trực Ủy ban pháp luật, Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức việc rà soát để bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;
d) Tại phiên họp thứ hai, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chỉnh lý dự thảo.
Trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;”
Phương án 2. Giữ nguyên quy định hiện hành, đồng thời tăng cường trách nhiệm của cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo
8. Sửa đổi điểm a, khoản 6, khoản 7 Điều 74 như sau:
Điều 74. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một kỳ họp Quốc hội
“6. Sau khi dự án, dự thảo được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo quy định sau đây:
a) Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thời gửi báo cáo cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo. Việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết phải có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp;
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác với cơ quan chủ trì thẩm tra thì báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.”
9. Sửa đổi điểm a, khoản 2 Điều 75 như sau:
Điều 75. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp Quốc hội
“2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo trình tự sau đây:
a) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.
d) Cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và gửi kết quả tổng hợp ý kiến cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo.
Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo để hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
10. Sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 76 như sau:
Điều 76. Trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại ba kỳ họp Quốc hội
“4. Trong thời gian giữa kỳ họp thứ hai và kỳ họp thứ ba của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo luật đã được chỉnh lý.
Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm gửi bản tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, dự án dự thảo đã chỉnh lý cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo.
11. Sửa đổi điểm đ, khoản 1 Điều 77 như sau:
Điều 77. Trình tự xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
“1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một phiên họp theo trình tự sau đây:
đ) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo văn bản đã được chỉnh lý;
Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm gửi Bản tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, dự án dự thảo đã chỉnh lý cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo.
12. Sửa đổi Điều 82 như sau:
Điều 82. Trách nhiệm lập danh mục văn bản quy định chi tiết
1. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao ban hành.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao ban hành.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
13. Sửa đổi khoản 1 và điểm b, khoản 3 Điều 84 như sau:
Điều 84. Đề nghị xây dựng nghị định
“1. Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này.
3. Đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng trên các căn cứ sau đây:
b) Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định; kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của nghị định;”
14. Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 2 Điều 90 như sau:
Điều 90. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định
“a) Tổ chức xây dựng dự thảo nghị định trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua đối với nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này; bảo đảm tính thống nhất của văn bản quy định chi tiết với các quy định của văn bản được quy định chi tiết. Trong quá trình soạn thảo nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này nếu có chính sách thì phải đánh giá tác động của chính sách;”
15. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 92 như sau:
Điều 92. Thẩm định dự thảo nghị định
“b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này; nội dung dự thảo nghị định với văn bản được quy định chi tiết đối với nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; nội dung dự thảo nghị định với các chính sách đã được thông qua trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này;”
16. Sửa đổi khoản 4 Điều 110 như sau:
Điều 110. Xây dựng, ban hành thông tư liên tịch
“4. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến góp ý để chỉnh lý dự thảo. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng thông tư liên tịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 102 của Luật này”.
17. Sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 111 như sau:
Điều 111. Đề nghị xây dựng nghị quyết
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp căn cứ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan, tổ chức, đại biểu Hội đồng nhân dân, có trách nhiệm đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân[2].
3. Đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này thì trước khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân phải thực hiện theo quy định từ Điều 112 đến Điều 116 của Luật này.”
18. Sửa đổi Điều 117 như sau:
Điều 117. Trình đề nghị xây dựng nghị quyết
“2. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật này gồm:
a) Tờ trình về đề nghị xây dựng nghị quyết nêu rõ căn cứ ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; nội dung chính của nghị quyết; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết;
b) Tài liệu khác (nếu có).”
3. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết quy định tại các khoản 4 Điều 27 của Luật này bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại Điều 114 của Luật này;
b) Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết;
c) Quyết định thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 116 của Luật này.
19. Sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 121 như sau:
Điều 121. Thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
“c) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; các quy định trong văn bản đã giao cho Hội đồng nhân dân quy định chi tiết; các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết đã được thông qua theo quy định tại Điều 116 của Luật này;”
20. Sửa đổi điểm c, khoản 2 Điều 128 như sau:
Điều 128. Soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
“2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:
c) Đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; đánh giá tác động về giới (nếu có);”
21. Sửa đổi Điều 130 như sau:
Điều 130. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
“1. Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo quyết định.
Đối với dự thảo quyết định liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Sở Tư pháp để thẩm định.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình về dự thảo quyết định;
b) Dự thảo quyết định;
c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;
d) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
3. Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định; sự cần thiết ban hành quyết định, đối với quyết định quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
đ) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành quyết định”.
4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự án đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân.
Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
22. Sửa đổi Điều 131 như sau:
Điều 131. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
“Cơ quan chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân họp để chuyển đến các thành viên Ủy ban nhân dân. Hồ sơ dự thảo quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 130 của Luật này”.
23. Sửa đổi khoản 1 Điều 134 như sau:
Điều 134. Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1. Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đến Phòng Tư pháp để thẩm định.
24. Sửa khoản 3, khoản 4 Điều 139 như sau:
Điều 139. Thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
“3. Báo cáo thẩm định thực hiện theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 130 của Luật này.
4. Chậm nhất là 05 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, Phòng Tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
Nội dung thẩm định bao gồm:
a) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
đ) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành quyết định”.
25. Sửa đổi khoản 2 Điều 146 như sau:
Điều 146. Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
“2. Trường hợp để bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật đã được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc không còn được áp dụng trên thực tế; ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn và trường hợp cần ban hành ngay văn bản để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
26. Bổ sung khoản 4a vào Điều 147 như sau:
Điều 147. Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
“4a. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành thông tư bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật đã được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc không còn được áp dụng trên thực tế; ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
27. Sửa đổi khoản 1 và khoản 3 Điều 148 như sau:
Điều 148. Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
“Việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như sau:
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo;
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo phải đăng tải dự án, dự thảo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức mình; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày.
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản.
Hồ sơ thẩm định gồm tờ trình, dự thảo, báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo, báo cáo đánh giá tác động (nếu có), tài liệu khác (nếu có); hồ sơ thẩm tra gồm tờ trình, dự thảo, báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo, báo cáo đánh giá tác động (nếu có), tài liệu khác (nếu có), báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định”.
28. Sửa đổi khoản 4 Điều 150 như sau:
Điều 150. Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật
“4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố, ký chứng thực hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công khai”.
29. Sửa đổi khoản 1 Điều 151 như sau:
Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
“1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật (quyết định) của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã hoặc ký ban hành đối với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.”
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố, ký chứng thực hoặc ký ban hành”.
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 172 như sau:
Điều 172. Hiệu lực thi hành
“4. Những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới. Trường hợp sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì không được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng.”
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bỏ một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/Qh13
1. Bổ sung, sửa đổi, thay thế một số từ, cụm từ vào các điều, khoản, điểm sau đây của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/Qh13:
a) Thay thế cụm từ “báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức cá nhân” bằng cụm từ “bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức cá nhân” tại điểm c khoản 2 Điều 92 và điểm c khoản 2 Điều 98;
b) Thay thế cụm từ “bản đánh giá thủ tục hành chính” bằng cụm từ “báo cáo đánh giá tác động thủ tục hành chính” tại điểm c khoản 2 Điều 58, khoản 4 Điều 59, điểm d khoản 2 Điều 92, khoản 5 Điều 93, điểm d khoản 2 Điều 98, điểm d khoản 2 Điều 102, khoản 5 Điều 103;
c) Thay thế cụm từ “kỹ thuật văn bản” bằng cụm từ “kỹ thuật soạn thảo văn bản” tại Điều 8, điểm e khoản 3 Điều 58, khoản 7 Điều 65, điểm b khoản 3 Điều 68, điểm d khoản 3 Điều 75, điểm c khoản 2 Điều 77, điểm đ khoản 3 Điều 92, điểm e khoản 3 Điều 98;
d) Thay thế cụm từ “Nội dung đánh giá tác động của đề nghị xây dựng nghị định” bằng cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định” tại khoản 2 Điều 87;
đ) Thay thế cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của văn bản” bằng cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách” tại điểm c khoản 2 Điều 95;
e) Thay thế cụm từ “khoản 1 Điều này” bằng cụm từ “khoản 3 Điều này” tại khoản 5 Điều 98;
g) Thay thế cụm từ “đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị quyết” bằng cụm từ “đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết” tại khoản 2 Điều 113;
h) Thay thế cụm từ “Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết” bằng cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết” tại khoản 2 Điều 114;
i) Thay thế cụm từ “dự án” bằng cụm từ “dự thảo nghị quyết” tại khoản 4 Điều 121;
k) Thay thế cụm từ “có dấu hiệu trái pháp luật” bằng cụm từ “trái pháp luật” tại Điều 165, Điều 166 và Điều 167.
2. Bỏ từ, cụm từ tại các điều, khoản, điểm sau đây của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/Qh13:
a) Bỏ cụm từ “cấp trên” tại khoản 1 Điều 12;
b) Bỏ cụm từ “khoản 2, khoản 3 Điều 27” tại các Điều 117, Điều 119 và Điều 136.
c) Bỏ cụm từ “cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” tại khoản 1 Điều 153;
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2021.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ ....... thông qua ngày ....... tháng ...... năm .....
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.