HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64-LTC/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1991 |
THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
Để quản lý các hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu; góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước;
Căn cứ vào điều
83 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Luật này qui định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
1. Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc
mượn đường qua biên giới Việt
2. Hàng chuyển khẩu;
3. Hàng viện trợ nhân đạo.
Căn cứ vào Luật này, Hội đồng Bộ trưởng quy định thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch phù hợp với quy chế về xuất khẩu, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới và đặc điểm của từng khu vực biên giới.
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
1. Số lượng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Giá tính thuế
3. Thuế xuất của mặt hàng
1. Đối với hàng xuất khẩu, là giá bán tại cửa khẩu xuất, theo hợp đồng;
2. Đối với hàng nhập khẩu, là giá mua tại cửa khẩu nhập, kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm, theo hợp đồng.
Trong trường hợp hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua, bán thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế là giá do Hội đồng Bộ trưởng quy định;
3. Tỷ giá giữa đồng Việt
Căn cứ chính sách xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Hội đồng Nhà nước quy định Biểu thuế theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng.
Căn cứ vào Biểu thuế do Hội đồng Nhà nước ban hành, Hội đồng Bộ trưởng quy định Biểu thuế theo danh mục mặt hàng và thuế suất đối với từng mặt hàng.
Thuế suất đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu gồm thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi:
1. Thuế suất thông thường là thuế suất được quy định tại Biểu thuế;
2. Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam và những trường hợp khác do Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
Thuế suất ưu đãi được quy định thấp hơn, nhưng không quá 50% so với thuế suất thông thường của từng mặt hàng. Hội đồng Bộ trưởng quyết định mức thuế suất ưu đãi cụ thể của từng mặt hàng với từng nước.
MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN LẠI THUẾ
Được miễn thuế trong các trường hợp:
1. Hàng viện trợ không hoàn lại;
2. Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội chợ triển lãm;
3. Hàng là tài sản di chuyển, hàng của công dân Việt Nam đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, công tác và học tập ở nước ngoài nhưng mang theo hoặc gửi về nước trong mức quy định của Hội đồng Bộ trưởng;
4. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu của
tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn, trừ do Hội đồng Bộ trưởng ………… mà Việt
5. Hàng xuất khẩu để trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Được xét miễn giảm thuế trong các trường hợp:
1. Hàng nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo;
3. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu của
xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh
trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh trong các trường hợp cần khuyến khích đầu
tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
4. Hàng là quà biếu, quà tặng của
tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân của Việt
Mức giảm thuế được xét tương ứng với tỷ lệ tổn thất của hàng hóa.
Hội đồng Bộ trưởng quy định thẩm quyền, thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, ………… điều 10, 11, 12 và 13 của Luật này.
1. Hàng nhập khẩu đã nộp thuế mà còn lưu kho, lưu bãi ở cửa khẩu, nhưng được phép tái xuất;
2. Hàng đã nộp thuế xuất khẩu, nhưng không xuất khẩu nữa;
3. Hàng đã nộp thuế theo tờ khai, nhưng thực tế xuất khẩu hoặc thực tế nhập khẩu ít hơn;
4. Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong cả nước.
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan và cơ quan thuế tổ chức thu thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
Tổ chức, cá nhân mỗi lần có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu phải lập tờ khai và nộp thuế.
Cơ quan thu thuế có trách nhiệm kiểm tra, làm thủ tục và thu thuế.
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Trong thời hạn 8 giờ, kể từ khi đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu,nhập khẩu, cơ quan thu thuế thông báo chính thức cho đối tượng nộp thuế số thuế phải nộp;
3. Thời hạn đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế được quy định như sau:
c) Nộp ngay khi xuất khẩu hàng
ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng vào Việt
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin hoàn thuế của đối tượng nộp thuế có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điều 14 của Luật này, Bộ Tài chính phải hoàn xong số thuế được hoàn cho đối tượng nộp thuế đó.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài số tiền thuế phải hoàn lại, Bộ Tài chính phải trả lại cho đối tượng được hoàn tiền lãi theo mức lãi suất tiền gửi ngân hàng tại thời điểm hoàn thuế, kể từ ngày chậm hoàn thuế.
1. Quá thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 17 của Luật này, thì mỗi ngày chậm nộp, đối tượng nộp thuế bị phạt 5 phần nghìn (0,5%) số thuế nộp chậm.
2. Trong trường hợp đối tượng nộp thuế chậm nộp thuế quá chín mươi ngày, thì cơ quan hải quan không được làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế và Bộ Thương mại và Du lịch không được cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho đến khi đối tượng đó nộp đủ thuế.
Cơ quan thu thuế được quyền áp dụng các biện pháp xử phạt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Cá nhân trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính theo khoản 3 Điều này mà còn vi phạm hoặc trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật hình sự.
Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức quyền, quyền hạn bao che cho người vi phạm hoặc cố ý làm trái quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thi hành Luật này, thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cán bộ thuế, do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố tình xử lý sai, gây thiệt hại cho người nộp thuế hoặc người bị xử lý, thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 1992.
Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26 tháng 12 năm 1991.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.