ỦY BAN AN TOÀN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 500/KH-UBATGTQG |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013 |
CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2014
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; thực hiện Nghị quyết số 53/2013/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2014 của Quốc hội khóa XIII; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31/8/2008 của Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2014 với các nội dung cụ thể sau:
1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).
2. Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng.
3. Giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người bị thương và số người chết do tai nạn giao thông (TNGT) so với năm 2013.
4. Giảm số vụ ùn ứ giao thông ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh so với năm 2013.
5. Chủ đề Năm an toàn giao thông 2014 là “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đối với công tác bảo đảm TTATGT, giảm ùn tắc giao thông.
2. Tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa ở các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vận tải, người điều khiển phương tiện. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tới mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao thông.
3. Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, trong đó tập trung vào quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX), kiểm soát chặt chẽ công tác đăng kiểm phương tiện giao thông, xây dựng ban hành quy trình bảo dưỡng phương tiện trong các đơn vị kinh doanh vận tải; tăng cường quản lý điều kiện bảo đảm ATGT của các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác và trong quá trình thi công nâng cấp, bảo trì, sửa chữa.
4. Đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát (TTKS) và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT, nhất là các hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây TNGT. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của xe chở khách, hành vi chở quá tải trọng phương tiện trong vận tải hàng hóa. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ.
5. Tiếp tục nhân rộng các giải pháp đột phá về khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông được thực hiện thành công tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trong các năm an toàn giao thông 2012, 2013, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai các giải pháp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân kết hợp với tăng cường vận tải hành khách công cộng. Đầu tư thêm các cầu vượt nhẹ trong nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nâng cao hiệu quả quản lý trật tự lòng đường, vỉa hè.
1. Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và Nghị quyết số 30/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ; đồng thời tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW. Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ở tất cả các cấp, các ngành. Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, ban quy định và hướng dẫn quy trình triển khai để gắn nhiệm vụ bảo đảm TTATGT với kết quả thực hiện công tác của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đối với những cán bộ, đảng viên trực tiếp thực thi công vụ bảo đảm TTATGT.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, tập trung vào chủ đề năm 2014:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT, khắc phục kịp thời những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai, đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong tình hình mới. Tập trung rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, điều kiện kinh doanh vận tải;
- Tăng cường công tác cưỡng chế vi phạm TTATGT, tập trung vào cưỡng chế, kiểm soát tải trọng xe, cương quyết xử lý các phương tiện chở quá tải trọng cho phép, đồng thời tập trung vào các lỗi là nguyên nhân tăng tai nạn và ùn tắc giao thông như: vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn; đi sai phần đường làn đường; không mũ bảo hiểm; dừng đỗ xe trái quy định; tập trung vào đối tượng lái xe khách, xe tải nặng, xe công ten nơ; phương tiện thủy không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, không đăng kiểm, thiếu dụng cụ cứu sinh;
- Tiếp tục phối hợp các lực lượng thực hiện biện pháp phòng, chống đua xe trái phép. Kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật hành vi đua xe trái phép, tụ tập gây mất TTATGT, chống người thi hành công vụ;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, đổi mới phương thức đào tạo GPLX, bằng, chứng chỉ chuyên môn điều khiển phương tiện đường thủy nội địa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, kiểm soát chặt chẽ quy trình sát hạch, tập trung đào tạo sát hạch viên và giáo viên dạy lái xe; kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, xây dựng ban hành quy trình bảo dưỡng phương tiện trong các đơn vị kinh doanh vận tải; kiên quyết đình chỉ các cơ sở, các doanh nghiệp vi phạm quy định, quy trình hoạt động, nếu sai phạm nghiêm trọng phải xử lý hình sự theo quy định của pháp luật, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nhà nước về TTATGT, kiên quyết xử lý nghiêm cá nhân và tổ chức vi phạm;
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới quy trình thực hiện, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, trong đó tập trung vào quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; tăng cường quản lý điều kiện bảo đảm ATGT của các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác và trong quá trình thi công nâng cấp, bảo trì, sửa chữa; tăng cường thực hiện kết nối các phương thức vận tải nhằm khai thác có hiệu quả năng lực sẵn có của các phương thức vận tải hàng hóa có sức chuyên chở lớn như đường thủy nội địa, đường sắt vận tải biển, nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ, kiềm chế và dần giải quyết dứt điểm tình trạng xe ô tô chở quá tải;
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải, đặc biệt là vận tải bằng xe ô tô; đẩy nhanh việc triển khai Trung tâm thông tin quản lý vận tải đường bộ kết hợp với lắp đặt các camera giám sát hoạt động giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, trước tiên là Quốc lộ 1, kết nối về Trung tâm và các Cục Quản lý đường bộ, chia sẻ dữ liệu vi phạm luật lệ giao thông cho lực lượng CSGT để xử lý vi phạm.
4. Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT.
a) Công tác tuyên truyền:
- Huy động các cơ quan thông tin truyền thông, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền pháp luật bảo đảm TTATGT; tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở, từ xã phường đến thôn bản; phát huy hiệu quả truyền thông qua hệ thống thông tin xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương hệ thống đài truyền thanh xã, phường;
- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông: tuyên truyền trực quan, tuyên truyền lưu động, sử dụng thông điệp, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh, các hội thi, vận động sáng tác âm nhạc, phim ảnh, văn học nghệ thuật về chủ đề ATGT;
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa ở các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trong các doanh nghiệp vận tải, đối với người điều khiển phương tiện;
- Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền theo chuyên đề: quy tắc giao thông đường bộ, sử dụng làn đường, phòng, chống uống rượu bia đối với lái xe, đội mũ bảo hiểm; quy tắc an toàn khi vượt qua đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt; điều kiện bảo đảm an toàn phương tiện thủy chở khách; vận động người đi đò sử dụng dụng cụ nổi cá nhân;
- Khẩu hiệu tuyên truyền: “An toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người”; “Không chở quá tải, quá số người quy định”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Đã uống rượu, bia không lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy”; “Quan sát an toàn khi vượt qua đường sắt”; “Dừng lại quan sát trước khi qua đường”; “Chấp hành quy định an toàn khi đi đò”.
b) Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.
a) Triển khai thực hiện Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020; thực hiện đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông đô thị; điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông phù hợp với lưu lượng phương tiện tại giờ cao điểm sáng, chiều; tăng các tuyến phố phân làn giao thông một chiều; phân tách làn phương tiện, bố trí làn đường dành riêng cho xe buýt. Tiếp tục xây dựng thêm các cầu vượt lắp ghép dành cho phương tiện tải trọng nhẹ và xe mô tô tại một số nút giao thông trọng điểm của thành phố. Hạn chế xe taxi, xe ô tô cá nhân lưu thông trên một số tuyến phố trong giờ cao điểm và trên một số tuyến phố. Tăng cường đầu tư hệ thống giao thông tĩnh.
c) Thiết lập trật tự, kỷ cương quản lý lòng đường, vỉa hè theo nguyên tắc vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho phương tiện tham gia giao thông.
d) Huy động các lực lượng quần chúng tham gia giữ gìn TTATGT, phối hợp cùng Thanh tra giao thông và các lực lượng của ngành Công an.
- Triển khai thực hiện Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện biện pháp kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ; phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo triển khai Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 về "Phối hợp thực hiện việc tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ”. Hoạt động kiểm soát tải trọng xe phải triển khai đồng loạt, quyết liệt ở tất cả các địa phương, trên các tuyến giao thông, tập trung vào đối tượng xe tải nặng, xe công ten nơ, xe chở vật liệu xây dựng; vi phạm chở quá tải trọng phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Bộ GTVT hoàn thành việc mua 67 trạm cân lưu động để trang bị cho 63 địa phương phục vụ công tác kiểm soát tải trọng;
- Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đối với xe khách 2 tầng, xe giường nằm, trong đó quy định cụ thể về tuyến đường, khung giờ chạy xe, độ tuổi lái xe và bằng lái xe... đối với loại hình vận tải này nhằm ngăn chặn các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng;
- Tiếp tục siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải đối với xe khách, xe công-ten-nơ, xe tải nặng; khẩn trương đưa Trung tâm tích hợp dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình vào hoạt động để quản lý, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến loại phương tiện này;
- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu xe đạp điện, xe máy điện. Tiếp tục xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mũ bảo hiểm, đồng thời phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, ban hành lại quy chuẩn mũ bảo hiểm dành cho người Việt Nam;
- Đổi mới phương thức đào tạo, cấp GPLX, giấy phép điều khiển phương tiện đường thủy nội địa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, kiểm soát chặt chẽ quy trình sát hạch; kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông; sử dụng hiệu quả hệ thống camera giám sát quá trình sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện; kiên quyết đình chỉ các cơ sở đào tạo, sát hạch, cơ sở đăng kiểm vi phạm quy định về quản lý. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần, trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ sát hạch viên, đăng kiểm viên;
- Nghiên cứu, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông; khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt giải phân cách tránh xung đột đối đầu và xây dựng làn đường dành riêng cho xe mô tô, xe gắn máy trên các đoạn, tuyến đường đủ điều kiện; đẩy nhanh rà soát, lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Năm 2014, hoàn thành hệ thống biển báo trên các quốc lộ trọng điểm; thường xuyên rà soát và khắc phục kịp thời các điểm đến, vị trí mất ATGT; tăng cường các biện pháp bảo đảm TTATGT với tuyến đường vừa thi công vừa khai thác để phòng ngừa tai nạn và ùn tắc giao thông;
- Chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát các vị trí đường ngang không người gác (đường ngang cảnh báo tự động, đường ngang biển báo) để cắm biển báo phù hợp. Phối hợp với chính quyền các địa phương có đường sắt đi qua thường xuyên rà soát, kiểm tra các vi phạm hành lang an toàn đường sắt xóa bỏ các đường ngang trái phép và đề nghị chính quyền địa phương cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Hoàn thành kết nối tín hiệu giao thông tại các nút giao thông đường bộ có đèn tín hiệu và đường ngang đường sắt để điều khiển giao thông đường bộ khi có chắn tàu;
- Triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác đăng ký phương tiện thủy nội địa và đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa; tăng cường kiểm tra, xử lý phương tiện không đăng ký. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa của tổ chức, cá nhân liên quan; kiên quyết đình chỉ hoạt động của các cảng, bến và phương tiện thủy nội địa chưa đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn, thoát hiểm, đồng thời chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thủy nội địa tăng cường thực hiện công tác điều tiết, khống chế, bảo đảm giao thông trên đường thủy nội địa tại nơi có mật độ giao thông cao, luồng lạch khan cạn, nơi thi công các công trình có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa; kết hợp tổ chức điều tiết, khống chế bảo đảm giao thông với chống va trôi tại các vị trí cầu trọng điểm vào mùa mưa bão;
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn hàng không dân dụng tại các cảng hàng không, sân bay, máy bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức về an ninh an toàn hàng không dân dụng;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu thuyền, cảng biển; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ thuyền viên, hoa tiêu hàng hải; chất lượng đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, an ninh đối với tàu biển; phối hợp với các cơ quan và chính quyền địa phương có liên quan giải tỏa các điểm khai thác cát trái phép đăng đáy khai thác thủy sản, phương tiện nuôi trồng thủy sản và các phương tiện thủy nội địa, tàu cá hoạt động lấn chiếm luồng hàng hải.
- Phối hợp với Bộ GTVT chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông và chính quyền địa phương triển khai thực hiện Công điện số 1966/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch phối hợp số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013; tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về chở hàng quá khổ, quá tải đối với xe tải nặng, xe công-ten-nơ, xe chở vật liệu xây dựng; kiểm tra, xử lý vi phạm chở quá tải đối với phương tiện thủy. Đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động vận tải khách, nhất là các hành vi vi phạm quy định về tốc độ; chở quá số người quy định; đi không đúng làn đường, luồng tuyến; vi phạm quy định về thời gian lái xe, lái tàu; đón, trả khách không đúng nơi quy định;
- Chỉ đạo các lực lượng cảnh sát tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tổ chức các đợt hoạt động chuyên đề kiểm tra, xử lý đối với người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia (tập trung tại khu vực có nhiều lái xe uống rượu, bia), tăng cường trang, thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; huy động các lực lượng cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, công an xã tăng cường phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử phạt nghiêm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy; học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; xe máy điện, đẩy mạnh việc phát hiện và xử lý vi phạm bằng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.
- Chỉ đạo lực lượng CSGT phối hợp chặt chẽ với lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động vận tải khách, nhất là các hành vi vi phạm quy định về tốc độ; chở quá số người quy định; đi không đúng làn đường, luồng tuyến; vi phạm quy định về thời gian lái xe, lái tàu; đón, trả khách không đúng nơi quy định.
- Đổi mới phương pháp TTKS, tăng cường tuần tra lưu động và kiểm tra theo chuyên đề, đẩy mạnh việc phát hiện và xử lý vi phạm bằng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.
- Triển khai Đề án Tăng cường năng lực cho lực lượng CSGT đường sắt làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT đường sắt.
- Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm TTATGT; ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định.
- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng lộ trình quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ qua tài khoản ngân hàng.
- Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức ATGT trong trường học; giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông. Đồng thời chỉ đạo các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe và sau khi uống rượu, bia;
- Đẩy nhanh việc rà soát và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chương trình, nội dung tài liệu giáo dục về an toàn giao thông trong chương trình chính khóa của các cấp học đảm bảo đủ nội dung, đủ thời lượng và phù hợp với lứa tuổi đưa vào giảng dạy chính khóa từ sau năm 2015;
- Chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2013-2018.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp và ký kết Chương trình phối hợp trong giai đoạn tới.
9. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
- Phối hợp với Bộ GTVT xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp;
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa ở các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không;
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền và đẩy mạnh Hoạt động tuyên truyền ATGT, nhất là trên truyền hình, phát thanh trung ương và địa phương. Đồng thời phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền an toàn giao thông”;
- Tổ chức và hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT; tổ chức chiến dịch tuyên truyền theo chuyên đề: về sử dụng phần đường, làn đường; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng; phòng chống uống rượu bia đối với lái xe; hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”; sản xuất các sản phẩm truyền thông để tuyên truyền thống nhất trên toàn quốc (phóng sự, thông điệp, áp phích, pano, tờ rơi...);
- Tiếp tục phối hợp thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 8/3/2013 về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; đẩy mạnh tuyên truyền mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng, cài quai đúng quy cách, xử phạt người đội mũ không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy;
- Tiếp tục phối hợp thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 08/11/2013 về tăng cường các biện pháp quản lý đối với xe hai bánh chạy điện; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành quy tắc giao thông cho học sinh khi đi xe đạp điện;
- Phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thí điểm các lớp phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh lớp 12 và cấp chứng chỉ ATGT cho học sinh khi hoàn thành khóa học;
- Tiếp tục tổ chức phong trào thi đua xây dựng “Doanh nghiệp vận tải an toàn” và “Lái xe an toàn” năm 2014, bình chọn, trao giải thưởng “Vô Lăng Vàng” lần thứ 2; tổ chức phát động và trao giải thưởng báo chí viết về an toàn giao thông năm 2014;
- Tổ chức đánh giá năng lực của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo bộ tiêu chí đánh giá;
- Tổ chức hội nghị trực tuyến an toàn giao thông 3 tháng một lần để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, biểu dương, khen thưởng các địa phương đạt thành tích tốt và phê bình các địa phương yếu kém;
- Tổ chức Diễn đàn các nhà khoa học, chuyên gia về ATGT; tổ chức hội nghị công tác văn phòng Ban ATGT; tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng Ban ATGT;
- Giao Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia giúp Ủy ban theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện kế hoạch này và báo cáo kết quả thực hiện theo Quý, 6 tháng, năm.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.