UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 231/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 24 tháng 10 năm 2018 |
PHÁT TRIỂN CHUỖI NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC GẮN VỚI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển chuỗi ngành hàng nông sản chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2018 - 2020, nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
- Nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh một cách hiệu quả, bền vững nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản, ngành hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu; gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc cho các nông sản chủ lực của tỉnh, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của địa phương; tạo sự liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất, kiểm soát được chất lượng sản phẩm; tạo lòng tin của người tiêu dùng, hình thành thói quen tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ. Đồng thời, nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi của người sản xuất theo hướng minh bạch thông tin sản phẩm.
- Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý liên quan đến nông sản chủ lực của tỉnh; nâng cao tỉ lệ diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và các tiêu chuẩn khác theo yêu cầu thị trường; phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các sản phẩm chủ lực theo quy mô lớn của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 1: năm 2018.
Rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị xoài gắn truy xuất nguồn gốc trên cơ sở củng cố hoạt động của hợp tác xã (HTX) hiện có (liên kết ngang) tham gia liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp; xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để từ đó có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi (phụ lục 1).
- Giai đoạn 2: từ năm 2019 đến năm 2020.
+ Rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gắn truy xuất nguồn gốc 05 nông sản chủ lực của tỉnh: lúa gạo, vịt, nhãn, cam quýt và cá điêu hồng trên cơ sở củng cố hoạt động của 04 hợp tác xã (HTX), 01 tổ hợp tác (THT) hiện có (liên kết ngang) tham gia liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp; xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để từ đó có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi (phụ lục 1).
+ Tiếp tục phát triển chuỗi giá trị xoài gắn truy xuất nguồn gốc theo hướng bền vững. Nhân rộng việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị của sản phẩm chủ lực trên cơ sở củng cố hoạt động, xây dựng mới các HTX, THT còn lại và nhân rộng trên một số nông sản chủ lực khác.
+ Hỗ trợ công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu cho ít nhất 05 nhãn hiệu chứng nhận.
+ Hỗ trợ ít nhất 03 sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài.
+ Đảm bảo 80% các nông sản đặc thù đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được hỗ trợ để quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.
+ Có ít nhất 01 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận trên địa bàn tỉnh.
II. SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC GẮN VỚI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC (phụ lục 2).
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN (phụ lục 3)
Kinh phí thực hiện lồng ghép từ kinh phí các chương trình, dự án, đề án, vốn ngân sách Nhà nước được phân bổ hàng năm cho các địa phương, đơn vị; kinh phí đóng góp của người dân, doanh nghiệp và các hình thức hợp tác công tư khác.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Định kỳ 06 tháng (vào ngày 20 tháng 5) và hàng năm (vào ngày 20 tháng 11) báo cáo kết quả thực hiện, gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo tháo gỡ./.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN TRUY
XUẤT NGUỒN GỐC MỘT SỐ NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC NĂM 2018
(Kèm
theo Kế hoạch số 231 /KH-UBND ngày 24/10 /2018 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
STT |
Ngành hàng |
2018 |
2019 -2020 |
I |
Lúa gạo |
|
|
|
HTX Nông nghiệp Tân Bình, huyện Thanh Bình. (quy mô tối thiểu 50 ha tại xã Tân Bình, huyện Thanh Bình) |
|
- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gắn truy xuất nguồn gốc - Tiếp tục phát triển chuỗi giá trị theo hướng bền vững; nhân rộng mô hình chuỗi ở các THT, HTX còn lại và nhân rộng một số nông sản khác |
II |
Xoài |
|
|
|
HTX Xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh (quy mô tối thiểu 100 ha tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh) |
Rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gắn truy xuất nguồn gốc |
Tiếp tục phát triển chuỗi giá trị theo hướng bền vững; nhân rộng mô hình chuỗi ở các THT, HTX còn lại và nhân rộng một số nông sản khác |
III |
Nhãn |
|
|
|
HTX Nông sản an toàn An Hòa, huyện Châu Thành (quy mô tối thiểu 100 ha tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành) |
|
- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gắn truy xuất nguồn gốc - Tiếp tục phát triển chuỗi giá trị theo hướng bền vững; nhân rộng mô hình chuỗi ở các THT, HTX còn lại và nhân rộng một số nông sản khác |
IV |
Cam, quýt |
|
|
|
HTX Nông sản an toàn Vĩnh Thới, Lai Vung (quy mô 50 ha) |
|
- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gắn truy xuất nguồn gốc - Tiếp tục phát triển chuỗi giá trị theo hướng bền vững; nhân rộng mô hình chuỗi ở các THT, HTX còn lại và nhân rộng một số nông sản khác |
V |
Vịt |
|
|
|
THT chăn nuôi vịt Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười. (quy mô 02 trang trại: 15.000 con cho trứng; sản lượng trứng: 11.800 trứng/ngày) |
|
- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gắn truy xuất nguồn gốc - Tiếp tục phát triển chuỗi giá trị theo hướng bền vững; nhân rộng mô hình chuỗi ở các THT, HTX còn lại và nhân rộng một số nông sản khác |
VI |
Cá điêu hồng |
|
|
|
HTX Cá điêu hồng, Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh. (quy mô 60 bè tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) |
|
- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gắn truy xuất nguồn gốc - Tiếp tục phát triển chuỗi giá trị theo hướng bền vững; nhân rộng mô hình chuỗi ở các THT, HTX còn lại và nhân rộng một số nông sản khác |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.