ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1489/KH-UBND |
Việt Trì, ngày 12 tháng 5 năm 2010 |
Thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị (khóaVIII) về đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước; Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Thông tư Liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước; Văn bản số 491/BTTTT- ƯDCNTT ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 3549/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển CNTT tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC CNTT:
Xác định lĩnh vực thông tin và truyền thông là lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ. Do đó trong thời gian qua UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà nước theo từng giai đoạn cụ thể, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển, ứng dụng CNTT trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể như:
- Quy hoạch Tổng thể phát triển CNTT tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 4607/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Chỉ thị số 16/2009/CT-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ.
- Kế hoạch số 2188/KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2010.
II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT:
- Tổng số máy tính trong các cơ quan quản lý Nhà nước ước đạt 1500 máy trạm và máy tính xách tay; trên 33 máy chủ, tỷ lệ số cán bộ có máy tính làm việc ước đạt 82,7%.
- Về mạng nội bộ (LAN): Tổng số 37 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, trong đó có 23 sở, ban, ngành; 10 UBND huyện, thành, thị có mạng LAN và kết nối Internet băng thông rộng ADSL, tỷ lệ đạt 89,2%; tỷ lệ số máy tính nối mạng đạt trên 70%.
- Hệ thống mạng diện rộng (WAN): Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) phục vụ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước tại tỉnh Phú Thọ đã triển khai xong pha 1, hệ thống cáp quang đã được triển khai đến trụ sở các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị. Hiện nay, pha 2 của dự án đang tiếp tục được triển khai kết nối cáp quang đến các xã, phường, thị trấn, dự kiến hết quý II năm 2010 sẽ hoàn thành, khi đó mạng TSLCD sẽ được sử dụng làm mạng WAN phục vụ hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước tỉnh Phú Thọ.
- An toàn, an ninh cho hạ tầng CNTT: Để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hạ tầng CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, hệ thống mạng LAN tại các đơn vị, đều được trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống bằng cả giải pháp phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế nên các giải pháp bảo mật hệ thống mới chỉ được thực hiện ở mức cơ bản, khi hệ thống mạng WAN của tỉnh hình thành, hệ thống các mạng LAN tại các đơn vị được kết nối với nhau thì các giải pháp an toàn, an ninh cần tiếp tục được đầu tư, nâng cấp.
III. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG NỘI BỘ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
1. Ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành:
a. Triển khai sử dụng hệ thống hội nghị trực tuyến:
Hệ thống hội nghị trực tuyến tỉnh Phú Thọ đã được triển khai xây dựng 3 địa điểm tại Văn phòng UBND tỉnh, UBND huyện Thanh Ba, UBND huyện Thanh Sơn. Đến nay hệ thống đã được bàn giao, nghiệm thu và sẵn sàng cho việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị trực tuyến của UBND tỉnh. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ có văn bản quy định việc quản lý, sử dụng hệ thống đảm bảo khai thác hệ thống hội nghị trực tuyến triệt để, hiệu quả nhằm tiết kiệm tối đa chi phí hành chính trong tổ chức các cuộc họp, hội nghị đồng thời góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của bộ máy hành chính tỉnh Phú Thọ.
b. Triển khai sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành:
- Tính đến hết năm 2009, có 08 cơ quan, đơn vị triển khai sử dụng thí điểm phần mềm quản lý văn bản và điều hành do một số đơn vị phần mềm trong nước cung cấp, bao gồm: 04 sở (Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo; Lao động Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư) và 04 UBND huyện (Tam Nông; Lâm Thao; Thanh Ba; Thanh Thủy), các đơn vị đã sử dụng hệ thống để thực hiện một số chức năng như: quản lý văn bản đi đến; quản lý hồ sơ công việc, điều hành và phân công công việc giữa các bộ phận, phòng ban trong đơn vị qua mạng LAN; lập lịch công tác.
- Việc sử dụng phần mềm tại các đơn vị, bước đầu đã đạt được một số hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước tại đơn vị như: nâng cao ý thức của cán bộ công chức trong việc ứng dụng CNTT trong cơ quan quản lý Nhà nước; sử dụng phần mềm để quản lý văn bản và hồ sơ công việc, giúp cho cán bộ công chức có thể tra cứu và quản lý văn bản trên máy được nhanh chóng và thuận tiện; giao việc và điều hành công việc qua mạng theo luồng công việc giúp cho công tác quản lý và triển khai công việc được thực hiện một cách liên tục, tiết kiệm về thời gian, kinh phí hành chính.
- Riêng Văn phòng UBND tỉnh hiện vẫn đang vận hành, khai thác sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của Đề án 112 trước đây, phần mềm chạy tương đối ổn định nhưng mới chỉ đáp ứng được việc cập nhật và quản lý công văn.
c. Triển khai xây dựng hệ thống thư điện tử:
Trong năm 2009, UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt dự án xây dựng Hệ thống thư điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ, giao Sở Thông tin và Truyền thông làm chủ đầu tư, hiện nay dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư cần thiết theo quy định của pháp luật và chuẩn bị triển khai thi công, lắp đặt hệ thống thư điện tử tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông.
2. Ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ:
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị đã sử dụng máy tính phục vụ công việc và sử dụng các phần mềm chuyên ngành vào công tác quản lý và điều hành nhưng ở các mức độ khác nhau.
- Hầu hết các cơ quan, đơn vị đã cài đặt, vận hành, khai thác sử dụng phần mềm kế toán, 9/34 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh (chiếm 24%) có trang thông tin điện tử (Website). Tiêu biểu có một số cơ quan đã sử dụng có hiệu quả các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, cụ thể:
+ Văn phòng UBND tỉnh: từng bước số hóa và lưu trữ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, phục vụ công tác lưu trữ và tra cứu; đưa trang công báo điện tử của tỉnh vào hoạt động trên mạng Internet.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: sử dụng các phần mềm chuyên ngành như: Bản đồ số (MapInfo), Số hóavà biên tập bản đồ địa chính bằng công nghệ số hóabán tự động thông qua các phần mềm như: phần mềm MicroStation SE, phần mềm Geovec, phần mềm Map Trans, phần mềm Arc Gis, phần mềm TK05.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo: sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý thi; phần mềm quản lý cán bộ giáo viên; phần mềm hệ thống thông tin giáo dục (EMIS); phần mềm quản lý tuyển sinh chuyên nghiệp, Website Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ.
+ Sở Y tế: sử dụng phần mềm Medisoft quản lý bệnh viện (sử dụng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Thủy); trang thông tin điện tử của sở.
+ Sở Xây dựng: sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa (AutoCad, Photoshop).
+ Sở Thông tin và Truyền Thông: đã triển khai xây dựng phần mềm quản lý số liệu chuyên ngành thông tin và truyền thông trực tuyến trên mạng; trang thông tin điện tử của sở.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp:
Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và đưa Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh vào hoạt động từ năm 2007, đây là kênh thông tin chính cung cấp các thông tin chỉ đạo, quản lý, điều hành của UBND tỉnh, là cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với người dân và doanh nghiệp. Từ đó đến nay Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh thường xuyên được đầu tư, nâng cấp về trang thiết bị kỹ thuật, bổ sung và đổi mới nhiều chức năng thông tin, đổi mới giao diện; nội dung thông tin cung cấp trên cổng giao tiếp ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó vẫn tập trung đăng tải các thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, của các ngành, các cấp. Theo kết quả đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các trang thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2009 thì Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ xếp thứ 13/60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo xếp hạng tổng thể, với các chỉ tiêu nổi bật sau:
- Tần suất cập nhật thông tin cho Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ: 40 lần/ ngày, xếp thứ 9/60 về mức độ cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Số dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ: 1616 dịch vụ công, trong đó:
+ Dịch vụ công mức 1: 536 dịch vụ công.
+ Dịch vụ công mức 2: 985 dịch vụ công.
+ Dịch vụ công mức 3: 21 dịch vụ công.
+ Dịch vụ khác: 74 dịch vụ công.
Tỷ lệ số đơn vị trực thuộc UBND tỉnh đã xây dựng cổng (hoặc trang thông tin điện tử): 9/37 đơn vị đạt 24%, các trang thông tin điện tử đã cung cấp đến người dân và doanh nghiệp các thông tin cơ bản về các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước, một số trang đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và 2 đến người dân và doanh nghiệp.
4. Hiện trạng nguồn nhân lực ứng dụng CNTT:
- Tổng số cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp huyện trở lên có trên 2500 người; số cán bộ công chức, viên chức biết sử dụng máy vi tính từ trình độ A, B trở lên có khoảng 2125 người đạt 85%.
- Nhiều lớp đào tạo tin học cơ sở, quản trị mạng cho cán bộ, công chức đã được tổ chức, Sở Thông tin và Truyền thông đào tạo, tập huấn về CNTT cho các cán bộ công chức, viên chức trong tỉnh trung bình 04 lớp/năm.
- Các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đào tạo, liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp về CNTT; hằng năm có khoảng 600 học viên tốt nghiệp CNTT từ trung học trở lên.
5. Kinh phí triển khai các Dự án ứng dụng CNTT chính trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước giai đoạn 2008-2010 và các Dự án còn đang triển khai đến nay:
Tổng kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2008-2010 là: 5.170.000.000 đồng (Năm tỷ, một trăm bảy mươi triệu đồng chẵn.) Trong đó:
- Kinh phí Trung ương: 1.500.0000.000 đồng.
- Kinh phí địa phương: 3.670.000.000 đồng.
(có phụ biểu số 01 kèm theo).
I. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước minh bạch hơn và phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
- Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã), triển khai các ứng dụng CNTT trên các phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành.
2.Các mục tiêu cụ thể:
a) Xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Đến hết năm 2011, 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị có hệ thống mạng LAN và kết nối Internet tốc độ cao. Đến năm 2015, 100% UBND cấp xã được trang bị máy tính và kết nối Internet tốc độ cao.
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng truyền thông tốc độ cao, đa dịch vụ, liên kết các hệ thống thông tin nội bộ của các sở, ban, ngành và các UBND huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn bảo mật, đáp ứng yêu cầu thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh.
- Tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, đảm bảo đến năm 2015 đáp ứng yêu cầu của Trung tâm tích hợp dữ liệu cấp vùng, có thể vận hành và triển khai các hệ thống thông tin lớn của các tỉnh phía Tây Bắc.
- Xây dựng hệ thống chứng thực chữ ký số trong các cơ quan QLNN.
- Nâng tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức đạt 01 máy tính/ CBCC tính đối với cấp sở, ban, ngành hoặc tương đương và 0.5 máy tính/CBCC đối với cán bộ công chức cấp xã.
b) Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước:
- Tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp các thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, các ngành, các cấp trên Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, sử dụng triệt để và có hiệu quả hệ thống hội nghị trực tuyến tỉnh Phú Thọ trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp như chỉ đạo phòng chống thiên tai, bão lũ, cháy rừng…
- 100% cán bộ, công chức nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được trang bị hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc.
- 70% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan quản lý Nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.
- Tiếp tục triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Dự kiến đến hết năm 2015, 100% các cơ quan quản lý Nhà nước được cài đặt và sử dụng phần mềm phục vụ quản lý văn bản và điều hành, đáp ứng các yêu cầu cơ bản như lưu trữ, quản lý văn bản đi, đến; lập lịch công tác, phân công công việc trên mạng LAN, đồng thời từng bước thực hiện việc chuyển, nhận văn bản đi, đến giữa các cơ quan, đơn vị qua phần mềm trên mạng WAN của tỉnh trên cơ sở tận dụng đường truyền cáp quang của mạng TSLCD phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước.
- Từng bước triển khai các phần mềm dùng chung tại UBND các xã, phường, thị trấn, đảm bảo đến năm 2015 có thể gửi nhận văn bản từ cấp tỉnh đến cấp xã.
c) Phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Nâng cấp và vận hành Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh với đầy đủ thông tin về pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm, thông tin hoạt động của các cơ quan. Người dân và các doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Thông qua Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, doanh nghiệp và người dân được cung cấp các dịch vụ công mức độ 3. Mục tiêu đến năm 2015, có ít nhất 50% người dân sử dụng các dịch vụ hành chính công trực tuyến, 80% người dân biết về các dịch vụ hành chính công trực tuyến; có ít nhất 50% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến.
- Đến năm 2015, 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị có trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 đến người dân và doanh nghiệp, triển khai một cửa điện tử tại một số sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị.
1. Hạ tầng kỹ thuật:
a. Xây dựng mạng WAN của tỉnh và kết nối với Trung ương:
- Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông. Tập trung xây dựng hệ thống máy chủ ứng dụng (application server), hệ thống máy chủ quản lý thư tín điện tử (mail server), hệ thống máy chủ chứa dữ liệu (database server).
- Nâng cấp hạ tầng mạng với tốc độ cao, đa dịch vụ, liên kết các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh và kết nối với Trung ương đảm bảo an toàn, bảo mật. Với hình thức kết nối từ Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị và Trung ương.
b. Xây dựng mới và nâng cấp mạng LAN, trang bị máy tính cho các cơ quan quản lý Nhà nước:
- Nâng cấp các mạng LAN cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị. Đảm bảo đến hết năm 2011, 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị có hệ thống mạng LAN; đến năm 2015, tỷ lệ cán bộ công chức có máy tính làm việc là 01 máy tính/1 CBCC.
- Từng bước trang bị máy tính làm việc, kết nối mạng Internet cho UBND các xã, phường, thị trấn. Đảm bảo đến hết năm 2015, 100% UBND các xã, phường, thị trấn có đường truyền Internet tốc độ cao, 80% cán bộ công chức cấp xã có máy tính làm việc.
- Hàng năm kiểm tra, rà soát hệ thống mạng LAN tại các đơn vị, tiến hành nâng cấp khi cần thiết, đảm bảo các hệ thống hoạt động thông suốt, liên tục.
c. Xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL):
- Xây dựng các CSDL phục vụ người dân, doanh nghiệp, phục vụ cho các dịch vụ hành chính công trực tuyến và thông tin trao đổi giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước với người dân, doanh nghiệp.
- Xây dựng các CSDL phục vụ cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý điều hành trong nội bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Việc xây dựng các CSDL phải phù hợp với các qui định của các bộ chuyên ngành, đảm bảo tính tương thích, tính kế thừa các CSDL đã có và phục vụ đắc lực cho công tác cải cách hành chính.
- Đến năm 2015, tập trung xây dựng 03 CSDL trọng điểm, đó là cơ sở dữ liệu về địa lý hành chính (liên quan đến quy hoạch và quản lý đất đai); cơ sở dữ liệu về dân cư; cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế xã hội.
Các cơ sở dữ liệu trọng điểm này có chức năng phục vụ công tác điều hành và quản lý chung của các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước; cung cấp dịch vụ thông tin cho các cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa...; tạo điều kiện hỗ trợ cho cải cách hành chính, góp phần tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước sao cho gọn nhẹ và hiệu quả.
2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan quản lý Nhà nước:
- Kế thừa các kết quả đã đạt được, tiếp tục xây dựng hoàn thiện các hệ thống thông tin số phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị.
- Xây dựng và triển khai phần mềm điều hành, tác nghiệp đến tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.
- Triển khai hệ thống thư điện tử đến tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước, để phục vụ việc trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.
- Xây dựng các phần mềm chuyên ngành phục vụ các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị theo chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị.
- Số hóa nguồn thông tin chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan trọng.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ cho người dân và doanh nghiệp:
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh nhằm cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, thông tin tổng hợp kinh tế, xã hội và các dịch vụ công điện tử cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
- Đến hết năm 2011, xây dựng 03 dịch vụ công ở mức độ 3 trên Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, bao gồm: Đăng ký lại, cấp đổi và di chuyển giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; cấp giấy phép đầu tư; đăng ký kinh doanh.
- Tổ chức tuyên truyền và quảng bá để người dân, doanh nghiệp biết và sử dụng các dịch vụ trên môi trường mạng.
- Trong giai đoạn từ 2011 -2015 sẽ tiếp tục xây dựng từ 10-15 các dịch vụ hành chính công mức độ 3 trên Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh.
4. Nguồn nhân lực CNTT:
a. Quy hoạch cán bộ CNTT:
- Đối với các sở, ban, ngành có nhu cầu ứng dụng CNTT cao sẽ bố trí bộ phận chuyên trách về CNTT làm nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo các sở, ban, ngành xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức điều hành và triển khai thực hiện ứng dụng CNTT tại sở, ban, ngành mình.
- Đối với các sở, ban, ngành còn lại đều bố trí 01 cán bộ chuyên trách CNTT.
b. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT:
- Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo về năng lực chỉ đạo quản lý về CNTT (CIO) cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị.
Nội dung đào tạo: Nâng cao nhận thức về vai trò và vị trí của CNTT trong phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế, văn hóaxã hội của đất nước, đào tạo năng lực lãnh đạo thông tin, năng lực quản lý dự án CNTT.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng CNTT cho cán bộ phụ trách CNTT tại các đơn vị (tổ chức đào tạo 02 khóa/01 năm).
Nội dung đào tạo: Nâng cao kiến thức và kỹ năng về quản trị mạng, quản trị CSDL, xây dựng và quản lý các hệ thống thông tin chuyên ngành.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức cơ bản về CNTT cho cán bộ công chức, viên chức tại các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và cán bộ công chức cấp xã.
Nội dung đào tạo: Tin học cơ bản, sử dụng thư điện tử, khai thác Internet, sử dụng các phần mềm ứng dụng đang triển khai trong cơ quan và các kỹ năng ứng dụng CNTT trong xử lý công việc.
- Đào tạo đại học, cao đẳng về CNTT, đào tạo các chuyên gia CNTT theo các chứng chỉ quốc tế (CCNA,CCNP,MCSA,MCSE…)
1. Giải pháp tài chính:
- Huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan quản lý Nhà nước có hiệu quả.
- Hàng năm có kế hoạch vốn ngân sách địa phương chi cho lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT. Giao cho cơ quan chuyên môn (Sở Thông tin và Truyền thông) chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh sử dụng nguồn vốn trên.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí chi ứng dụng và phát triển CNTT hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Giải pháp triển khai:
- Hàng năm UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư và kinh phí sự nghiệp cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Trên cơ sở Kế hoạch ứng dụng CNTT của cơ quan mình, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp triển khai ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả.
- Việc đầu tư cần phải xem xét cụ thể để tận dụng, phát huy có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật, CSDL, phần mềm đã được đầu tư trước đây, phải gắn ứng dụng CNTT với cải cách thủ tục hành chính, đồng thời phải phù hợp với điều kiện, nhu cầu công việc của cơ quan, đơn vị.
3. Giải pháp tổ chức:
- Kiện toàn, nâng cao năng lực của các cơ quan tham mưu và cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND tỉnh về CNTT như: Ban Chỉ đạo CNTT, các bộ phận chuyên trách CNTT của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị.
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT (chính sách ưu đãi, khuyến khích ứng dụng và phát triển CNTT); các cơ chế về tài chính, định mức, hướng dẫn triển khai các dự án ứng dụng CNTT; triển khai áp dụng các chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về CNTT và các văn bản pháp lý liên quan.
4. Giải pháp môi trường chính sách:
- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản nhằm đưa ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà nước, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp được sử dụng các dịch vụ công chất lượng cao.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực CNTT.
- Ưu tiên tuyển dụng cán bộ, công chức có trình độ cao về CNTT. Xây dựng chính sách thu hút thỏa đáng để thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài về tỉnh.
5. Các giải pháp khác:
- Bằng nhiều hình thức để tuyên truyền như: qua phương tiện thông tin đại chúng, hội thi tin học trong cán bộ, công chức, xây dựng mô hình ứng dụng CNTT điển hình để khuyến khích và nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị cán bộ, công chức chủ động thực hiện ứng dụng CNTT vào hoạt động nâng cao hiệu quả công việc.
- Tổ chức đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ chuyên trách CNTT, đảm bảo chất lượng đào tạo và mục tiêu đào tạo gắn liền với nhu cầu ứng dụng CNTT thực tế tại địa phương, đồng thời phù hợp với Kế hoạch Tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Chính Phủ.
1. Giai đoạn 2011-2012:
- Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại 10 đơn vị (04 sở, ban, ngành; 06 UBND huyện, thành, thị).
- Nâng cấp, bổ sung hệ thống mạng LAN, thiết bị bảo mật cho 05 sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị.
- Đầu tư các trang thiết bị CNTT cho 100 xã, phường, thị trấn (04 bộ máy tính/xã).
- Tăng cường hệ thống bảo mật, hệ thống lưu trữ dữ liệu cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, mua phần mềm hệ điều hành bản quyền cho hệ thống máy chủ.
- Nâng cấp hệ thống thư điện tử của tỉnh: mua bản quyền phần mềm Mail Exchage Server, 2500 User CAL, phần mềm bản quyền hệ điều hành cho máy chủ thư điện tử, hệ thống bảo mật (chống ddos, virus, spam mail) cho hệ thống thư điện tử.
- Nâng cấp, mở rộng hệ thống giao ban truyền hình trực tuyến: trang bị thiết bị phục vụ hội nghị trực tuyến (thiết bị đầu cuối, âm thanh, màn hình…) tại 05 địa điểm.
- Nâng cấp Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh: bổ sung các phương tiện tác nghiệp: máy tính, máy ảnh, máy quay; xây dựng 03 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
- Xây dựng một cửa điện tử tại 02 đơn vị trong tỉnh: 01 sở và 01 huyện.
- Triển khai phần mềm dùng chung tại 15 xã, phường, thị trấn (tại UBND các xã, phường, thị trấn).
- Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 1.
- Đào tạo, tập huấn CNTT: Đào tạo CIO cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị; đào tạo cho cán bộ phụ trách CNTT tại các đơn vị các kỹ năng quản trị mạng nâng cao; đào tạo tin học cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã; đào tạo các chuyên gia CNTT; đào tạo đại học, cao đẳng chuyên ngành CNTT.
2. Giai đoạn 2013-2015:
- Nâng cấp, bổ sung hệ thống mạng LAN, thiết bị bảo mật các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị.
- Đầu tư các trang thiết bị CNTT cho 171 xã, phường, thị trấn (04 bộ máy tính/xã).
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.
- Nâng cấp hệ thống thư điện tử của tỉnh giai đoạn 2.
- Nâng cấp, mở rộng hệ thống giao ban truyền hình trực tuyến: trang bị thiết bị phục vụ hội nghị trực tuyến (thiết bị đầu cuối, âm thanh, màn hình…) tại 15 địa điểm.
- Nâng cấp Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh: xây dựng 10-15 dịch vụ công trên hệ thống thư điện tử của tỉnh.
- Xây dựng một cửa điện tử tại 03 đơn vị trong tỉnh: 01 sở và 02 huyện.
-Tiếp tục triển khai phần mềm dùng chung tại xã, phường, thị trấn (tại UBND các xã, phường, thị trấn).
- Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 2.
- Đào tạo, tập huấn CNTT: Đào tạo CIO cho các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị; đào tạo cho cán bộ phụ trách CNTT tại các đơn vị các kỹ năng quản trị mạng nâng cao; đào tạo tin học cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã; đào tạo các chuyên gia CNTT; đào tạo đại học, cao đẳng chuyên ngành CNTT.
Tổng kinh phí: 115.225.000.000 đồng ( Một trăm mười lăm tỷ, hai trăm hai mươi lăm triệu đồng chẵn./.), trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 54.525.000.000 đồng.
- Ngân sách tỉnh: 47.000.000.000 đồng.
- Nguồn khác: 13.700.000.000 đồng.
Phân kỳ kinh phí theo nguồn đầu tư (có phụ biểu số 02 kèm theo)
- Kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng (có phụ biểu số 04 kèm theo).
- Kinh phí phát triển ứng dụng CNTT (có phụ biểu số 05 kèm theo).
- Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực CNTT (có phụ biểu số 06 kèm theo).
VII. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH:
1. Về cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông:
Đến hết năm 2015, phải đạt được các chỉ tiêu sau:
+ 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị có hệ thống mạng LAN và đường truyền Internet tốc độ cao, tiếp tục nâng cấp và trang bị máy tính làm việc cho các đơn vị, đảm bảo đối với cấp sở, ban ngành, UBND các huyện, thành, thị đạt chỉ tiêu 01 máy tính/ 01 cán bộ, mỗi xã, phường, thị trấn được trang bị ít nhất 02 bộ máy tính và được kết nối Internet tốc độ cao; sử dụng mạng TSLCD làm mạng WAN của tỉnh, đảm bảo kết nối liên thông giữa các hệ thống mạng LAN tại các cơ quan quản lý Nhà nước, để triển khai hiệu quả các ứng dụng CNTT trên mạng WAN như: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, hệ thống hội nghị trực tuyến, cổng giao tiếp điện tử…
+ Tiếp tục nâng cấp, hiện đại hóa Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Phấn đấu đến 2015 trở thành Trung tâm dữ liệu lớn của khu vực, có khả năng triển khai các hệ thống thông tin lớn của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận như: Các cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; hệ thống thư điện tử; cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai…
2. Về ứng dụng CNTT:
- Đảm bảo 100% số cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, sử dụng thư điện tử (email) để gửi, nhận văn bản, tài liệu liên quan tới công việc chuyên môn.
- 50% cán bộ, công chức cấp xã sử dụng thành thạo máy vi tính, thư điện tử, khai thác thông tin, gửi, nhận văn bản, tài liệu thông qua mạng Internet.
3. Về nguồn nhân lực CNTT:
- Đào tạo trên 60% cho CIO cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đào tạo nâng cao cho các cán bộ chuyên trách về CNTT của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị.
- Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị và cán bộ công chức cấp xã.
- Có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT về công tác tại tỉnh.
4. Phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Đến năm 2015, xây dựng và đưa vào triển khai từ 10-15 dịch vụ hành chính công mức độ 3 trên Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ.
- Triển khai 05 điểm phục vụ hành chính công một cửa điện tử tại UBND các huyện, thành, thị và một số sở, ban ngành;
- Triển khai các phần mềm dùng chung tại một số xã, phường, thị trấn nhằm thực hiện quá trình cải cách các thủ tục hành chính.
5. Về công nghiệp CNTT:
- Hình thành được môi trường phát triển công nghiệp phần cứng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp cung cấp, lắp ráp thiết bị CNTT; từng bước tạo môi trường nghiên cứu và kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực kinh tế phát triển khu công nghiệp sản xuất phần cứng trong các giai đoạn tiếp theo.
- Phát triển, khuyến khích, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số.
1. Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh:
Trực tiếp chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Chương trình cải cách hành chính của tỉnh thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước gắn liền với cải cách thủ tục hành chính.
2. Sở Thông thông tin và Truyền thông:
- Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo CNTT chủ trì phối hợp, hướng dẫn và đôn đốc các cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện “Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015” với các nhiệm vụ:
+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng kế hoạch và các chương trình, dự án đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả.
+ Chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan thống nhất các biểu mẫu điện tử chung cho giao dịch giữa các cơ quan quản lý Nhà nước; hướng dẫn việc cải tiến, chuẩn hóa và áp dụng các quy trình công việc chung, bảo đảm đồng bộ quy trình công việc giữa các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Hàng năm xây dựng báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh để có sự điều chỉnh kịp thời theo tình hình thực tế.
- Đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, kịp thời báo cáo UBND tỉnh có hình thức xử lý phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ quy định trong Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Cân đối và đưa vào kế hoạch Nhà nước các nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính tiến hành tổng hợp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lồng ghép nội dung các chương trình, dự án được phép thực hiện.
4. Sở Tài chính:
- Ưu tiên ở mức cao nhất, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định tỷ lệ chi ngân sách tỉnh/ngân sách cấp huyện trong Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015.
- Cấp phát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước để triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
Hằng năm bố trí kinh phí nghiên cứu, phát triển ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, chuyên môn, chuyên ngành; đẩy mạnh thông tin truyền thông khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
6. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình triển khai các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh; xây dựng và ban hành quy định về lưu trữ thông tin số của các cơ quan quản lý Nhà nước.
7. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị:
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan mình; tăng cường phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan thực hiện Kế hoạch, đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Cải tiến quy trình công việc, đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách hành chính, tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và hướng tới áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001-2008, thay thế dần cách thức làm việc truyền thống bằng việc điều hành, quản lý, phân công nhiệm vụ thông qua các phương tiện điện tử như phần mềm quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử của tỉnh, hệ thống hội nghị trực tuyến.
- Đảm bảo bố trí mỗi sở, ban, ngành, huyện, thành, thị tối thiểu 01 cán bộ phụ trách CNTT có trình độ từ cao đẳng CNTT chính quy trở lên.
- Chủ động xây dựng dự toán kinh phí cho phát triển và ứng dụng CNTT hàng năm trong nhiệm vụ chi ngân sách của các đơn vị theo Thông tư Liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT , ngày 26/5/2008 giữa Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan liên quan nghiêm túc triển khai các nội dung của Kế hoạch này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1489 /KH-UBND ngày 12 /5/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ)
Đơn vị tính: triệu VNĐ
STT |
Chỉ tiêu |
Thực hiện 2008 |
Thực hiện 2009 |
Thực hiện năm 2010 |
||
TW |
Địa phương |
TW |
Địa phương |
|||
|
TỔNG SỐ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC |
|
|
|
|
|
1 |
Hệ thống Hội nghị trực tuyến trong các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ. |
|
|
1.300 |
|
|
2 |
Hệ thống thư điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ. |
|
|
1.000 |
|
|
3 |
Bổ sung, nâng cấp một số chức năng cho Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ. |
|
140 |
|
|
|
4 |
Chi đầu tư, nâng cấp hệ thống mạng LAN cho các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị (bao gồm: phần mềm quản lý văn bản và điều hành). |
300 |
1.100 |
400 |
|
400 |
5 |
Hội thảo, tập huấn, đào tạo công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý Nhà nước. |
100 |
|
120 |
|
50 |
6 |
Chi cho triển khai phần mềm nguồn mở theo Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg , ngày 03/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. |
|
130 |
|
130 |
|
Tổng |
400 |
1.370 |
2.820 |
130 |
450 |
PHỤ BIỂU SỐ 02: PHÂN KỲ KINH PHÍ THEO NGUỒN ĐẦU TƯ.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1489 /KH-UBND ngày 12 /5/2010 của UBND tỉnh
Phú Thọ)
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT |
Tên dự án |
Nguồn đầu tư |
Tổng |
||
Ngân sách TW |
Ngân sách địa phương |
Vốn khác |
|||
1 |
Phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin. |
30,325 |
20,0 |
11,0 |
61,325 |
2 |
Phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin. |
20,200 |
15,0 |
2,0 |
37,2 |
3 |
Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin. |
4,000 |
12,0 |
0,7 |
16,7 |
Tổng |
54,525 |
47,0 |
13,7 |
115,225 |
PHỤ BIỂU SỐ 03: PHÂN KỲ KINH PHÍ TỪNG NĂM.
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT |
Tên dự án |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Tổng |
1 |
Phát triển hạ tầng Công nghệ thông tin. |
8,825 |
11,5 |
13,5 |
10,7 |
16,8 |
61,325 |
2 |
Phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin. |
4,4 |
6,3 |
8,6 |
8,1 |
9,8 |
37,2 |
3 |
Đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin. |
3,0 |
3,1 |
3,4 |
3,6 |
3,6 |
16,7 |
Tổng |
16,225 |
20,9 |
25,5 |
22,4 |
30,2 |
115,225 |
PHỤ BIỂU SỐ 04: KINH PHÍ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CNTT.
DANH MỤC DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1489 /KH-UBND ngày 12 /5/2010 của UBND tỉnh
Phú Thọ)
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT |
Tên dự án |
Phân kỳ đầu tư và lộ trình |
Tổng |
||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
|||
1 |
Nâng cấp, bổ sung hệ thống mạng LAN, thiết bị bảo mật cho các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị. |
3,5 |
1,5 |
2,0 |
2,2 |
2,5 |
11,7 |
2 |
Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. |
0,5 |
1,0 |
1,0 |
1,5 |
1,5 |
5,5 |
3 |
Nâng cấp Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh. |
1,325 |
1,0 |
1,0 |
0,5 |
5,6 |
9,425 |
4 |
Nâng cấp, mở rộng hệ thống giao ban truyền hình trực tuyến. |
1,0 |
2,5 |
4,5 |
1,5 |
0,5 |
10,0 |
5 |
Xây dựng Sàn giao dịch thương mại điện tử. |
|
2,0 |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
6,5 |
6 |
Xây dựng một cửa điện tử tại 03 huyện, thành, thị và 02 sở, ban, ngành. |
1,0 |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
3,0 |
10.0 |
7 |
Trang thiết bị CNTT cho các xã, phường, thị trấn (271 xã, phường, thị trấn). |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
2,2 |
8,2 |
Tổng |
8,825 |
11,5 |
13,5 |
10,7 |
16,8 |
61,325 |
PHỤ BIỂU SỐ 05. KINH PHÍ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT.
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT |
Tên dự án |
Phân kỳ đầu tư và lộ trình |
Tổng |
||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
|||
1 |
Triển khai phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành trong các cơ quan QLNN. |
0,5 |
1,1 |
1,5 |
2,0 |
2,0 |
7,1 |
2 |
Nâng cấp hệ thống thư điện tử tỉnh Phú Thọ. |
0,7 |
0,7 |
0,5 |
0,8 |
1,0 |
2,8 |
3 |
Triển khai phần mềm quản lý hồ sơ một cửa liên thông. |
0,6 |
1,0 |
1,0 |
1,2 |
1,2 |
5,0 |
4 |
Xây dựng, phát triển các phần mềm chuyên ngành của một số cơ quan QLNN. |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
1,0 |
1,1 |
4,1 |
5 |
Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. |
0,6 |
1,0 |
1,1 |
1,1 |
1,0 |
4,8 |
6 |
Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến trên cổng giao tiếp (Mức 3,4). |
1,2 |
1,5 |
3,0 |
1,5 |
2,5 |
9,7 |
7 |
Triển khai phần mềm dùng chung tại UBND các xã, phường, thị trấn. |
0,3 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
2,8 |
Tổng |
4,4 |
6,3 |
8,6 |
8,1 |
9,8 |
37,2 |
PHỤ BIỂU SỐ 06: KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CNTT.
Đơn vi tính: tỷ đồng
STT |
Tên dự án |
Phân kỳ đầu tư và lộ trình |
Tổng |
||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
|||
1 |
Đào tạo cán bộ CIO cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị |
0,5 |
0,5 |
0,7 |
0,8 |
0,6 |
3,1 |
2 |
Đào tạo cho cán bộ phụ trách CNTT tại các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị: Quản trị mạng nội bộ (LAN), bảo mật hệ thống, quản trị và sử dụng các ứng dụng nguồn mở. |
0,3 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
2,3 |
3 |
Đào tạo phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến các xã phường, thị trấn: Kỹ năng sử dụng máy tính, hệ điều hành, soạn thảo văn bản, sử dụng thư điện tử. |
1,2 |
1,1 |
1,3 |
1,4 |
1,4 |
6,4 |
4 |
Đào tạo phổ cập công nghệ thông tin cho người dân sử dụng máy tính, Internet và các dịch vụ công. |
0,5 |
0,5 |
0,6 |
0,6 |
0,6 |
2,8 |
5 |
Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin: Chứng chỉ CCNA,CCNP,MCSA,MCSE,CEH. |
0,5 |
0,5 |
0,3 |
0,3 |
0,5 |
2,1 |
Tổng |
3,0 |
3,1 |
3,4 |
3,6 |
3,6 |
16,7 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.