ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12472/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 16 tháng 11 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích:
- Quản lý chất thải rắn nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và hướng tới sự phát triển bền vững của địa phương.
- Quản lý chất thải rắn là trách nhiệm của toàn xã hội, theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Chất thải rắn phát sinh được phân loại, thu gom và xử lý phù hợp với công nghệ được lựa chọn; khuyến khích việc tái chế chất thải thành nguyên liệu, nhiên liệu, các sản phẩm thân thiện với môi trường, xử lý chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng, tiết kiệm đất đai.
- Việc đầu tư hệ thống quản lý chất thải rắn phải có trọng tâm, trọng điểm cho từng giai đoạn cụ thể, tránh dàn trải, kém hiệu quả.
2. Yêu cầu:
a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Về chất thải nguy hại:
+ 100% khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;
+ 85% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Về chất thải rắn sinh hoạt đô thị:
+ 100% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ chỉ tiêu này là 90%); tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 15% so với lượng chất thải được thu gom;
+ 90 - 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất;
- Về chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn:
+ 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ chỉ tiêu này là 80%); tận dụng lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phần compost để sử dụng tại chỗ;
+ 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất;
- Về chất thải rắn công nghiệp thông thường:
+ 100% khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường;
+ 80% lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp,... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
b) Tầm nhìn đến năm 2050
Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng phương pháp công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
1. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý việc sử dụng đất xây dựng mới khu xử lý chất thải rắn.
- Chủ trì lập, thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất để phát triển khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
- Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn và các quy định liên quan (thuộc thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, sổ chủ nguồn thải) trong quá trình hoạt động của các cơ sở xử lý, các khu xử lý chất thải.
- Hướng dẫn công tác giải tỏa, đền bù xây dựng khu xử lý chất thải rắn, cơ sở quản lý chất thải rắn.
- Chủ trì tổng hợp việc thực hiện phân loại chất thải tại nguồn; hướng dẫn thực hiện phân loại rác tại nguồn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thu gom, vận chuyển, xử lý của địa phương.
- Chủ trì, hướng dẫn việc quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại.
- Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với chủ nguồn thải chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Chịu trách nhiệm chủ trì theo dõi, tổng hợp về chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải rắn báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Theo dõi phục hồi môi trường các bãi chôn lấp chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường và có khả năng gây ô nhiễm môi trường, quy trình đóng bãi sau khi kết thúc hoạt động.
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn theo thẩm quyền.
- Tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của đơn vị, cá nhân về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì tổng kết, tham mưu UBND tỉnh định kỳ hằng năm và 05 năm báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của điều chỉnh Chiến lược trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Triển khai nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định bảo vệ môi trường mới về quản lý chất thải rắn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến các Sở, ngành và đơn vị liên quan.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của điều chỉnh Chiến lược trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Điểm i, Khoản 7, Điều 2 của Quyết định phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện xây dựng theo quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn theo quy định; hướng dẫn và quản lý các hoạt động xây dựng tại các khu xử lý chất thải rắn.
- Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng và chất lượng công trình xây dựng của các chủ đầu tư xử lý chất thải rắn.
- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động.
- Tổ chức lập, thẩm định, trình duyệt, công bố và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải theo quy hoạch và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
- Chủ trì, tổ chức phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đơn giá dịch vụ công ích, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh định kỳ hằng năm và 05 năm báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của điều chỉnh Chiến lược trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Xây dựng.
- Triển khai nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định bảo vệ môi trường về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành.
- Tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các dự án xử lý chất thải rắn kêu gọi xã hội hóa đầu tư.
- Triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp.
- Thẩm định các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế chất thải trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hướng dẫn việc thu gom, lưu giữ chất thải rắn phát sinh trong các hoạt động nông nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y trong hoạt động nông nghiệp.
- Thực hiện cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tham mưu UBND tỉnh các nội dung liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư các dự án quản lý, xử lý chất thải rắn theo quy định của Luật Đầu tư.
- Theo dõi, giám sát tiến độ đầu tư các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt, dự toán chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định phương án làm cơ sở thực hiện đấu thầu dịch vụ công ích về chất thải rắn có sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
- Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn.
- Tham mưu cho UBND tỉnh về bố trí vốn ngân sách cho các kế hoạch quản lý chất thải rắn đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, tham mưu triển khai việc sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy.
- Tham mưu UBND tỉnh trong việc quy hoạch và triển khai khai quy hoạch phát triển điện năng từ xử lý chất thải rắn.
- Chủ trì tổ chức thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường (chú trọng ngành quản lý chất thải rắn), chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đóng góp ý kiến liên quan đến công nghệ xử lý chất thải rắn.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trong triển khai các chương trình, đề án, dự án của ngành công thương.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện quản lý các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, cụm công nghiệp. Sở Công Thương tổng hợp báo cáo kết quả gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
8. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa:
- Công bố công khai và triển khai quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch các điểm trung chuyển chất thải rắn trên địa bàn.
- Đầu tư, khuyến khích việc xã hội hóa để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và quản lý các đơn vị thu gom, vận chuyển, chất thải rắn trên địa bàn.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn theo phân cấp.
- Xây dựng, phê duyệt và ban hành quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
- Phối hợp Sở Tài chính xây dựng giá dịch vụ chất thải rắn, phí vệ sinh môi trường của chất thải rắn thông thường do đơn vị quản lý chất thải rắn cung cấp đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn được đầu tư trên địa bàn do mình quản lý.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký đổ rác và đóng phí vệ sinh môi trường đúng quy định đối với các khu vực có triển khai công tác thu gom rác thải sinh hoạt tập trung và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại.
- Theo dõi, giám sát và tổng hợp các chỉ tiêu về tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường (gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại) trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Định kỳ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
1. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý được phân công tại Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị. Định kỳ hằng năm trước ngày 15/12 báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Căn cứ kế hoạch, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể về quản lý chất thải rắn tại địa phương.
3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa có trách nhiệm đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 về UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND tỉnh làm đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ nội dung kế hoạch triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.