BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
15/CĐ-BNN-TY |
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2010 |
CÔNG ĐIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, điện:
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW; |
Theo báo cáo của Cục Thú y, dịch tai xanh ở lợn đã xảy ra từ ngày 23/3/2010 tại tỉnh Hải Dương, đến nay dịch đã lây lan rộng và xuất hiện ở 123 xã, phường, thị trấn của 17 huyện, quận, thị xã tại 7 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Hà Nội. Tổng số lợn mắc bệnh là 33.502 con, trong đó đã có 13.528 lợn chết và tiêu hủy. Hiện nay, tốc độ lây lan của dịch rất nhanh, diễn biến dịch là hết sức phức tạp. Mặc dù, chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể của Trung ương và địa phương đã nỗ lực triển khai các biện pháp quyết liệt để chống dịch, nhưng do tính chất nguy hiểm của dịch, nguy cơ dịch tiếp tục lây lan rộng hơn và khả năng dịch sẽ tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương khác trong thời gian tới là rất cao.
Trước tình hình đó, ngày 21/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 615/TTg-KTN chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Ngày 22/4/2010, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã tổ chức họp khẩn cấp với các tỉnh có dịch để bàn các giải pháp chống dịch tai xanh đang có chiều hướng lan rộng tại miền Bắc và đe dọa an toàn dịch của các tỉnh khác trong toàn quốc.
Để nhanh chóng ngăn chặn đợt dịch tai xanh này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân, các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các cấp và các ngành liên quan thực hiện ngay các nội dung sau:
1. Đối với các tỉnh có dịch:
- Thực hiện việc công bố dịch tại các địa bàn xảy ra dịch và tổ chức bảo vệ vùng chưa phát dịch;
- Bao vây ổ dịch, không để vận chuyển gia súc ra khỏi ổ dịch, quản lý chặt đàn lợn mắc bệnh; giao trách nhiệm giám sát dịch ở từng thôn, ấp cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân viên thú y;
- Cách ly điều trị lợn mắc bệnh, xử lý lợn mắc bệnh nặng và bị chết theo hướng dẫn của cơ quan thú y;
- Tùy theo tình hình cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy. Lưu ý tham khảo mức hỗ trợ của các tỉnh có dịch trong cùng khu vực nhằm hạn chế việc chuyển lợn ra khỏi vùng dịch để nhận mức hỗ trợ cao hơn.
- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại chăn nuôi và khu vực có nguy cơ cao; thực hiện tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng bệnh cho đàn lợn;
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của dịch, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch, công khai mức hỗ trợ chủ chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy, khuyến khích và có chế độ khen thưởng đối với người khai báo dịch;
- Chỉ đạo ngành thú y địa phương thực hiện nghiêm chế độ báo cáo dịch hàng ngày về Cục Thú y để phục vụ công tác điều hành chống dịch.
2. Các tỉnh chưa có dịch:
- Chủ động xây dựng kế hoạch và chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực, vật lực, tài chính để chống dịch khi có ổ dịch phát sinh.
- Thực hiện ngay chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh tai xanh, các biện pháp phòng chống, công khai chính sách hỗ trợ để người dân chủ động khai báo và hợp tác trong phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo ngành thú y địa phương và chính quyền cơ sở giám sát dịch chặt đến từng thôn, ấp; khi phát hiện ổ dịch, phải báo cáo ngay cho Cục Thú y và tổ chức bao vây, xử lý ngay ổ dịch không để lây lan rộng.
- Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ lợn; đặc biệt lưu ý việc vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn chưa qua chế biến vào địa phương;
- Khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh tiêu độc chuồng trại và khu vực có nguy cơ;
- Thực hiện nghiêm việc tiêm vắc xin phòng Hội chứng Rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn theo hướng dẫn của cơ quan thú y; đồng thời tiêm vắc xin phòng các bệnh khác theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm các nội dung trên. Đề nghị các Bộ: Công an, Tài chính, Giao thông Vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.