BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/KHLT/BGDĐT-BCA |
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2009 |
VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 10/2002/TTLT/BGDĐT-BCA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Trong hơn 6 năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ và đạt được kết quả tốt trong việc triển khai thực hiện. Thông tư liên tịch số 10/2002/TTLT-BGDĐT-BCA về công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong trường học và cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 10). Tuy nhiên, thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp mới, các thế lực thù địch tăng cường lôi kéo, tập hợp lực lượng học sinh, sinh viên (HSSV), đội ngũ trí thức để hoạt động chống phá nước ta, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng.
Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu hoạt động chống phá nước ta của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh, trật tự, kiềm chế, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội trong các cơ sở giáo dục, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công an thống nhất ban hành Kế hoạch về tiếp tục thực hiện Thông tư liên tịch số 10 trong tình hình mới với những nội dung cơ bản sau đây:
1. Mục tiêu
- Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai thực hiện sâu, rộng Thông tư liên tịch số 10 trong tình hình mới; tập trung phòng, chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hòa bình” và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch xâm nhập vào môi trường giáo dục.
- Kiềm chế, làm giảm dần việc vi phạm pháp luật trong cán bộ, giáo viên và HSSV. Ngăn chặn hành vi bạo lực trong các nhà trường và các hành động tự phát của HSSV làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tăng cường trách nhiệm, sự chủ động phối hợp của lực lượng công an các cấp và các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường với chính quyền, công an địa phương và gia đình HSSV.
- Chủ động phòng ngừa, tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp đấu tranh, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội bên ngoài xâm nhập vào nhà trường, tội phạm, tệ nạn xã hội trong HSSV.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và HSSV trong việc giữ gìn an ninh quốc gia; tự giác, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
1.1. Tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Phối hợp với lực lượng công an và các cơ quan chức năng có kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường giáo dục, định hướng về tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức cảnh giác của cán bộ, nhà giáo và HSSV đối với âm mưu và hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch. Quản lý, giáo dục để HSSV không bị kích động, lôi kéo tham gia tụ tập đông người trái với quy định của pháp luật.
- Đổi mới phương thức và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhà giáo và HSSV, đặc biệt chú trọng các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng, trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma túy, các quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HSSV. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nội dung hoạt động trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, đầu năm học, tuần cuối khóa và các dịp lễ hội, kỷ niệm, các sự kiện chính trị thường kỳ và đột xuất.
- Tăng cường công tác quản lý, nắm bắt tình hình, tuần tra, kiểm soát để phát hiện và phối hợp ngăn chặn các biểu hiện gây mất an ninh, trật tự nhà trường. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức, các hành vi bạo lực, tội phạm và tệ nạn xã hội trong cán bộ, giáo viên, HSSV.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể triển khai quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định “Tổ chức hoạt động văn hóa cho HSSV trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp” nhằm thu hút đông đảo HSSV tham gia để tránh tệ nạn xã hội.
- Hiệu trưởng (Giám đốc) các trường tăng cường đối thoại để chủ động phát hiện, đề xuất với cấp trên hoặc giải quyết theo thẩm quyền nguyện vọng chính đáng của cán bộ, nhà giáo và HSSV; làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nội bộ, khiếu kiện tập thể, khiếu kiện vượt cấp.
1.2. Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
- Đối với các trường phổ thông: Tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng ‘Trường học thân thiện, học sinh tích cực’. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Đối với các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp: Có văn bản cụ thể hóa nội dung, tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 23/8/2008 ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
1.3. Chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt công tác HSSV trong điều kiện mới.
- Đổi mới và đầu tư thỏa đáng cho công tác HSSV trong điều kiện theo học chế tín chỉ theo hướng tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, nhân lực cho công tác HSSV, phối hợp chặt chẽ với Đoàn, Hội, chính quyền địa phương và các tổ chức khác để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho HSSV phát huy khả năng của mình và có kiểm tra, đánh giá, tổng kết, khen thưởng, xử lý kịp thời.
- Nghiêm túc thực hiện chủ trương, quy định của ngành, địa phương về các vấn đề có liên quan đến hội nhập, tăng cường quản lý các hoạt động du học tự túc, hoạt động của HSSV trong các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài và lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam, giáo viên người nước ngoài.
1.4. Phát huy vai trò xung kích của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học. Đổi mới phương pháp vận động, tập hợp quần chúng để thu hút HSSV tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể. Triển khai cụ thể Nghị quyết liên tịch số 12/KHLT-BGDĐT-TWĐTNCSHCM về việc tăng cường công tác HSSV và hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường và Kế hoạch phối hợp triển khai công tác phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mỗi năm học.
1.5. Kiện toàn các Ban chỉ đạo, lực lượng chuyên trách công tác bảo vệ an ninh, trật tự và đơn vị phụ trách công tác HSSV của nhà trường. Quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị cần thiết để các lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.6. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải có kế hoạch và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, gia đình HSSV, đặc biệt là lực lượng công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự nhà trường và công tác quản lý, giáo dục, phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội trong HSSV, tội phạm xâm nhập vào trường học. Định kỳ chủ trì tổ chức giao ban với công an địa phương và các cơ quan chức năng để nắm tình hình, bàn biện pháp phối hợp quản lý HSSV, đặc biệt là HSSV ngoại trú.
2.1. Công tác tham mưu, phối hợp
- Lực lượng công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động tham mưu với các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường trên địa bàn về công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Thường xuyên trao đổi thông tin liên quan các tệ nạn xã hội và âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch nhằm tác động lôi kéo cán bộ, giáo viên và HSSV để chủ động phối hợp phòng ngừa.
- Tham mưu với các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường trên địa bàn có kế hoạch thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh nội bộ, đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chính trị, trách nhiệm cho cán bộ, nhà giáo và HSSV trong công tác bảo vệ ANTT các trường và cơ sở giáo dục.
- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành quy định quản lý nhà trọ cho HSSV. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trong việc quản lý HSSV trong ký túc xá, HSSV ngoại trú; tăng cường phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ; Hàng quán, Internet, Karaoke … làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu vực xung quanh trường học, cơ sở giáo dục.
- Tham mưu, phối hợp với ngành Giáo dục phát động và nhân rộng gương điển hình tiên tiến trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ sở giáo dục.
2.2. Công tác bảo vệ an ninh nội bộ trong các trường và cơ sở giáo dục
- Các lực lượng trong ngành Công an trong đó lực lượng bảo vệ An ninh nội bộ và Văn hóa tư tưởng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ngành Giáo dục chủ động phát hiện đấu tranh, ngăn chặn các hành vi lợi dụng danh nghĩa hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo để thâm nhập nội bộ, phá hoại tư tưởng hoặc điều tra, thu thập tin tức về tình hình kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình nhằm phát hiện đấu tranh với các loại tội phạm xâm nhập vào trường học; đặc biệt là các hành vi đe dọa, hành hung, trấn lột tài sản và tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào HSSV.
- Phối hợp với ngành Giáo dục, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam chủ động nắm tình hình diễn biến tư tưởng và giáo dục ý thức chính trị cho HSSV; kịp thời phát hiện những dấu hiệu phức tạp về an ninh để có biện pháp xử lý, không để phát sinh “điểm nóng” trong HSSV (gây rối, biểu tình, tuyên truyền phát triển đạo, lập các hội nhóm, diễn đàn trái phép …).
- Phối hợp quản lý hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; hoạt động phức tạp của phía nước ngoài, của giáo viên và sinh viên nước ngoài tại Việt Nam để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả.
1. Căn cứ vào nội dung của Kế hoạch này, các sở giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch phối hợp cụ thể để triển khai thực hiện trong các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường thuộc phạm vi quản lý và lực lượng công an các cấp ở địa phương.
2. Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp căn cứ vào nhiệm vụ của ngành Giáo dục và điều kiện thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể (bằng văn bản) và tổ chức, triển khai thực hiện trong nhà trường, đồng thời chủ động phối hợp với lực lượng công an địa phương nơi trường đóng để xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch.
3. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường đóng trên địa bàn xây dựng kế hoạch phối hợp để triển khai thực hiện Kế hoạch.
4. Các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ hàng năm tiến hành phối hợp tổ chức sơ kết công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong các nhà trường và báo cáo (theo ngành dọc) liên Bộ: Giáo dục - Đào tạo và Công an.
5. Liên Bộ: Giáo dục - Đào tạo và Công an:
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong trường học hàng năm ở cấp tỉnh (thành phố) và cấp trung ương, các đoàn kiểm tra liên ngành, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch của các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường và công an các địa phương. Các cơ quan quản lý giáo dục và công an địa phương tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện, kịp thời phát hiện, khen thưởng những cách làm hay, hiệu quả và xử lý, chấn chỉnh các vi phạm.
6. Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Cục A25 (Tổng Cục An ninh, Bộ Công an) là các đơn vị đầu mối, tham mưu cho lãnh đạo liên Bộ chỉ đạo, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này.
7. Kế hoạch này được thống nhất thực hiện trong toàn ngành Giáo dục và Công an và có hiệu lực kể từ ngày ký.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
Nơi nhận: |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.