BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/KH-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2009 |
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch chăm sóc, tôn tạo và phát huy năm di tích lịch sử, văn hóa do Bộ nhận đỡ đầu, cụ thể như sau:
- Phối hợp chăm sóc, tôn tạo năm di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của ngành Giáo dục trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên và cộng đồng.
- Phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa trong cộng đồng và khách du lịch.
II. NỘI DUNG CHĂM SÓC, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
a. Tổ chức
Tháng 2 năm 2009 thành lập Ban Chỉ đạo dự án Góp phần tôn tạo Đền thờ Nhà giáo Chu Văn An và đền thờ nữ Tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ.
b. Tôn tạo
Thống nhất với UBND tỉnh Hải Dương kế hoạch triển khai dự án, góp phần tôn tạo di tích gồm:
+ Tôn tạo Nghi Môn nội (bao gồm san nền, móng, hoàn thiện sân, vườn, thân Nghi môn, trang bị khung rạp, phông màn, thiết bị âm thanh, ánh sáng, bàn ghế).
+ Cải tạo nâng cấp đường lên mộ Nhà giáo Chu Văn An.
+ Tôn tạo khu lăng mộ Nhà giáo Chu Văn An.
Tổng kinh phí gần 17 tỷ đồng dự kiến được quyên góp từ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương và trong cả nước.
c. Chăm sóc
+ Đã phân công 10 cơ sở giáo dục gồm các trường đại học, phân hiệu đại học, các trường cao đẳng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trường phổ thông khu vực Hải Dương chăm sóc và bảo tồn di tích.
+ Mỗi trường mỗi tháng một lần đưa học sinh, sinh viên đến đền chăm sóc cây và dọn vệ sinh trong khu vực đền.
d. Phát huy giá trị
+ Hàng tháng trường cử đoàn học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên đến dâng hương và hoạt động văn hóa tại di tích (giới thiệu thân thế sự nghiệp, lịch sử di tích và tổ chức các hoạt động trình diễn các làn điệu dân ca, văn hóa dân gian…)
+ Mỗi trường có một panô, khung ảnh giới thiệu về truyền thống và thành tích học tập của trường.
+ Các tình nguyện viên của các trường sẽ tham gia các hoạt động lễ, hội (giới thiệu di tích, hát dân ca, hướng dẫn cho khách tham quan, du lịch…)
2. Khu di tích mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc (Thân sinh của Bác Hồ) ở TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
a. Tổ chức
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch đỡ đầu chăm sóc khu di tích.
b. Chăm sóc
+ Trường THCS Nguyễn Thị Lựu đảm nhận chăm sóc khu di tích.
+ Thành lập đội tình nguyện viên của trường THCS Nguyễn Thị Lựu để tham gia tổ chức các lễ hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
+ Trồng cây lưu niệm và tham gia các hoạt động chăm sóc hoặc tôn tạo của khu di tích.
c. Phát huy giá trị
+ Phối hợp với Sở GD&ĐT Đồng Tháp và Ban quản lý di tích, thu thập tài liệu về cuộc đời hoạt động của cụ Nguyễn Sinh Sắc và xây dựng kế hoạch tuyên truyền.
+ Bổ sung tủ sách về truyền thống cách mạng và về Hồ Chủ tịch ở khu di tích.
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống tại khu di tích như lễ phát thưởng, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, lễ tôn vinh các danh hiệu,…
a. Tôn tạo
+ Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan của TP. Hà Nội để xây dựng dự án Tôn tạo di tích, nhằm mở rộng khuôn viên và cải tạo một số hạng mục của khu di tích.
+ Hỗ trợ trường THCS Vạn Phúc 01 phòng thư viện, trang bị phòng máy vi tính (từ kế hoạch cung cấp thiết bị của Dự án Phát triển giáo dục THCS II).
b. Chăm sóc
Trường THCS Vạn Phúc (chịu trách nhiệm chính) tổ chức các hoạt động chăm sóc và bảo vệ di tích.
c. Phát huy giá trị
+ Biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn về tổ chức hoạt động tập thể cho cán bộ quản lý, giáo viên tổng phụ trách Đội cốt cán của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Đông. Qua đó, khuyến khích các nhà trường, giáo viên, học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động: chăm sóc, bảo vệ, tìm hiểu, tuyên truyền, giới thiệu về khu di tích.
+ Tổ chức thi sáng kiến giáo dục để đưa ra các giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ gắn liền với việc chăm sóc, giữ gìn, tuyên truyền về khu di tích.
+ Các trường trên địa bàn TP. Hà Đông tổ chức các hoạt động tại khu di tích như: lễ phát thưởng, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, lễ tôn vinh các danh hiệu,…
4. Khu tưởng niệm Liệt sĩ ngành Giáo dục ở huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
a. Tổ chức
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch đỡ đầu chăm sóc khu di tích lịch sử.
b. Tôn tạo
+ Đã hoàn thành việc xây bệ đá, bức tường phía sau khu tưởng niệm (tổng kinh phí xây khoảng 100 triệu đồng do các đơn vị thuộc Nhà xuất bản Giáo dục hỗ trợ).
+ Trồng cây lưu niệm và tham gia các hoạt động chăm sóc hoặc tôn tạo của khu di tích.
c. Phát huy giá trị
+ Kết hợp với Sở GD&ĐT Tây Ninh phân công cho trường THCS Thạnh Tây chăm sóc khu tưởng niệm. Ba cơ quan đỡ đầu cung cấp sẽ xây dựng cho trường một phòng thư viện, và phòng truyền thống (gồm các loại tranh, ảnh, tài liệu về truyền thống các nhà giáo kháng chiến và trang thiết bị của 2 phòng).
+ Viết cuốn sách về các Liệt sĩ nhà giáo tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tuyên truyền, giới thiệu sử dụng.
+ Tổ chức tặng quà cho thân nhân các gia đình Liệt sĩ giáo dục. Lập quỹ từ nguồn của ba cơ quan, vận động quyên góp từ các cơ sở giáo dục, các nhà trường, các nhà hảo tâm, để hỗ trợ chăm sóc khu di tích, tặng quà thân nhân gia đình Liệt sĩ, cấp học bổng.
5. Khu di tích Ngã Đồng Lộc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
a. Tổ chức và tôn tạo
+ Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý Dự án “Xây dựng cụm tượng 10 nữ thanh niên xung phong anh hùng Ngã ba Đồng Lộc”.
+ Thành lập Hội đồng nghệ thuật để tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Dự án “Xây dựng cụm tượng 10 nữ thanh niên xung phong anh hùng Ngã ba Đồng Lộc”.
+ Thống nhất với UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc xây dựng Cụm tượng 10 nữ TNXP tại vị trí “Công viên” trong quy hoạch tổng thể khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (do trường đại học Kiến trúc Hà Nội tư vấn thiết kế quy hoạch tổng thể khu di tích đề xuất).
+ Xét chọn đơn vị tư vấn thiết kế và thi công.
+ Tổ chức xây dựng Cụm tượng 10 nữ thanh niên xung phong. Dự kiến khánh thành Cụm tượng vào dịp lễ Quốc khánh 2/9/2009.
+ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh sẽ trồng 8 cây bồ kết và 2 cây bưởi trên khu di tích.
b. Chăm sóc và phát huy giá trị
Phối hợp với Ban Quản lý di tích chăm sóc, bảo vệ các cây đã được trồng trên khu di tích. Hàng năm, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên dâng hương tại khu di tích.
Kế hoạch này sẽ được bổ sung, hoàn chỉnh thêm trong quá trình tổ chức thực hiện. Các đơn vị có liên quan chủ động triển khai công việc thực hiện Kế hoạch này.
Các sở giáo dục và đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương theo nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.