THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 994/KH-GDĐT-CĐGD |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 4 năm 2016 |
TỔ CHỨC HỘI THI “NGƯỜI TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT GIỎI” NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NĂM 2016
Căn cứ Quyết định 6293/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016 của ngành giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 7081/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 1145/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai Đề án 1928 “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2016;
Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Ngành Giáo dục Thành phố xây dựng Kế hoạch phối hợp tổ chức Hội thi “Người tuyên truyền pháp luật giỏi” ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố năm 2016 như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật các vấn đề liên quan đến các chế độ, chính sách, quyền lợi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, các văn bản luật mới có hiệu lực từ năm 2016;
- Nhằm tạo điều kiện cho công đoàn viên ngành Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ cán bộ pháp chế, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên dạy pháp luật trong ngành Giáo dục và Đào tạo nâng cao kỹ năng tuyên truyền, sáng tạo nhiều mô hình, hình thức PBGDPL;
- Giới thiệu, chia sẻ, học tập các hình thức tuyên truyền pháp luật, giảng dạy tích hợp lồng ghép trong bộ môn giáo dục công dân cho học sinh.
2. Yêu cầu
- Tìm ra các mô hình, hình thức sáng tạo của đội ngũ cán bộ công đoàn phụ trách công tác chính sách pháp luật, công đoàn viên phụ trách công tác pháp chế, công đoàn viên là giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên dạy pháp luật khi thực hiện công tác PBGDPL trong nhà trường;
- Thực hiện đúng chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo; nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác PBGDPL trong ngành Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Cán bộ công đoàn phụ trách công tác chính sách pháp luật, công đoàn viên phụ trách công tác pháp chế, công đoàn viên là giáo viên dạy môn giáo dục công dân các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDTX, công đoàn viên là giáo viên dạy pháp luật các trường TCCN, Cao đẳng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý (công lập và ngoài công lập) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THI
1. Nội dung thi
Bộ Luật lao động năm 2012; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật Công đoàn năm 2012.
2. Hình thức thi
2.1. Các bảng thi
Bảng A: Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Bảng B: Các trường THPT, Trung tâm GDTX, TCCN, Cao đẳng trực thuộc Sở GD&ĐT.
2.2. Hình thức: Cuộc thi gồm 2 vòng được tổ chức như sau
Vòng 1 (Vòng loại cơ sở): Thi trắc nghiệm được tổ chức tại cơ sở.
Vòng 2 (Vòng chung kết cấp ngành): Thi năng khiếu, xây dựng các tiết mục văn nghệ.
a. Hình thức thi vòng 1
Được tổ chức tại cơ sở, Ban tổ chức đăng bộ đề thi trên website www.hcm.edu. Bài thi gồm 2 phần. Trắc nghiệm: 30 câu (30 điểm); Tự luận: 1 câu (70 điểm)
- Yêu cầu đối với bài dự thi vòng 1(Vòng loại cơ sở):
+ Bài dự thi thể hiện trên giấy A4, theo mẫu của Ban tổ chức.
+ Bài dự thi phải trả lời đầy đủ các câu hỏi của cuộc thi; trình bày sạch sẽ, rõ ràng, đánh số trang theo thứ tự. Ban Tổ chức (BTC) khuyến khích bài thi mở rộng sáng tạo, có tranh, ảnh minh họa.
+ Phía trên bài dự thi phải ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, nơi cư trú, cơ quan, đơn vị công tác, số điện thoại liên lạc hoặc địa chỉ email của người dự thi (theo mẫu).
● Đối với các thí sinh thi thuộc bảng A: Các thí sinh thuộc trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi bài về Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo chấm bài dự thi và chọn 3 (ba) bài thi có kết quả cao nhất (đính kèm báo cáo nhanh việc tổ chức hội thi cơ sở theo mẫu) gửi về Ban Tuyên giáo - Công đoàn Giáo dục Thành phố (Lầu 4 - Sở Giáo dục và Đào tạo)
● Đối với các thí sinh thuộc bảng B: Các thí sinh thuộc trường THPT, Trung tâm GDTX, Trường TCCN, Cao đẳng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo gửi về Công đoàn cơ sở của trường. Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chấm bài dự thi và chọn 2 (hai) bài thi có kết quả cao nhất (đính kèm báo cáo nhanh việc tổ chức hội thi cơ sở theo mẫu) gửi về Ban Tuyên giáo - Công đoàn Giáo dục Thành phố (Lầu 4 - Sở Giáo dục và Đào tạo)
● Thời gian nộp bài về Ban tổ chức hạn chót là ngày 03/5/2016 để tiến hành chấm chọn ra các thí sinh có số điểm cao nhất tham dự vòng chung kết cấp thành phố. Nếu quá thời gian qui định, BTC không nhận bài dự thi của những đơn vị nộp trễ.
b. Hình thức thi vòng 2 (Vòng chung kết cấp ngành):
Ban Tổ chức sẽ rà soát, tổng hợp, chấm bài và chọn ra 10 (mười) bài xuất sắc của mỗi bảng thi để dự thi vòng chung kết (10 bài xuất sắc nhất ở Bảng A, 10 bài xuất sắc nhất ở Bảng B) và tổ chức hình thức thi như sau:
- Ban tổ chức sẽ xây dựng 10 chủ đề trọng tâm để các thí sinh rút thăm chủ đề thi vòng chung kết. Sau khi có kết quả rút thăm, các thí sinh xây dựng thành một tiết mục biểu diễn tuyên truyền PBGDPL theo chủ đề đã bốc thăm;
- Các thí sinh được lựa chọn hình thức biểu diễn, tuyên truyền phù hợp với sở trường và điều kiện của từng thí sinh như: diễn tiểu phẩm, nhạc kịch, ca múa, thuyết trình kết hợp sân khấu hoá, thuyết trình kết hợp phóng sự, clip thực tế tuyên truyền pháp luật, biểu diễn thời trang, thực hiện đồ dùng dạy học, học tập bằng sản phẩm tái chế mang tính tuyên truyền… hình thức tuyên truyền phải có tính mới, sáng tạo; chuẩn bị đạo cụ biểu diễn, không giới hạn số lượng người tham gia hỗ trợ thi.
- Thể hiện bài thi của vòng chung kết trên sân khấu, tiết mục dàn dựng không quá 10 phút. Thí sinh có thể mời giáo viên, học sinh cùng trường tham gia hỗ trợ (không được mời diễn viên chuyên nghiệp), khuyến khích các đơn vị sử dụng đạo cụ, trang phục nhằm tạo sự đa dạng màu sắc, hình ảnh đẹp trên sân khấu của hội thi.
- Mỗi công đoàn cơ sở cử ít nhất 10 cổ động viên tham gia cổ động cho thí sinh của đơn vị mình vào vòng chung kết.
Ghi chú: Các tiết mục dự thi đạt giải cao sẽ được BTC chọn tham gia biểu diễn chương trình tuyên truyền, PBGDPL lưu động trong toàn ngành, diễn trong hội nghị tổng kết Đề án 1928 của Thủ tướng Chính phủ và tổng hợp làm tư liệu, công cụ sinh động tuyên truyền, PBGDPL, giảng dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường học.
1. Thời gian
- Vòng loại: Công đoàn cơ sở tổ chức hội thi tại đơn vị từ ngày 11 tháng 4 năm 2016 đến ngày 03 tháng 5 năm 2016. BTC thông báo kết quả vào vòng chung kết: 14 giờ, ngày 10 tháng 5 năm 2016.
- Vòng Chung kết Bảng A: 7 giờ 30, ngày 15 tháng 7 năm 2016 (thứ sáu);
- Vòng Chung kết Bảng B: 7 giờ 30, ngày 22 tháng 7 năm 2016 (thứ sáu).
2. Địa điểm
- Vòng loại các đơn vị gửi bài (đính kèm báo cáo nhanh việc tổ chức hội thi cơ sở theo mẫu) gửi về Ban Tuyên giáo - Công đoàn Giáo dục Thành phố ( Lầu 4 - Sở Giáo dục và Đào tạo).
- Vòng chung kết của 2 bảng A và B: Hội trường 2.1 - Sở Giáo dục và Đào tạo
Sau vòng chung kết của hội thi, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố tổ chức công diễn nhằm khen thưởng các đơn vị tích cực tham gia, có thành tích tốt trong hội thi và biểu diễn lại các tiết mục hay nhất của hội thi.
● Nội dung công diễn: Tổ chức chương trình khen thưởng 20 đơn vị của hai bảng A, B đạt các giải thưởng của hội thi; biểu diễn lại các tiết mục xuất sắc đạt giải Nhất, Nhì, Ba của 2 bảng thi.
● Đối tượng tham dự: Công đoàn viên của 20 đơn vị có thí sinh vào vòng chung kết sẽ tham dự chương trình công diễn. (Mỗi đơn vị cử 25 công đoàn viên tham dự chương trình)
● Thời gian, địa điểm:
Địa điểm: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM;
Thời gian: 7 giờ 30, ngày 29 tháng 7 năm 2016 (thứ sáu)
1. Từ ngày 02/4/2016 đến ngày 08/4/2016: Triển khai kế hoạch hội thi đến các cấp công đoàn, công bố bộ đề thi lên mạng theo kế hoạch.
2. Từ ngày 11/4/2016 đến ngày 03/5/2016: Các đơn vị triển khai và nộp bài thi về BTC theo yêu cầu của kế hoạch.
3. Ngày 10/5/2016 công bố kết quả vào vòng chung kết hội thi (10 thí sinh bảng A và 10 thí sinh bảng B).
4. Từ 13/5/2016 đến ngày 22/7/2016 triển khai tổ chức vòng chung kết 2 bảng.
5. Ngày 29/7/2016 công diễn lại các tiết mục đạt giải cao và khen thưởng các đơn vị.
(Kế hoạch có thể thay đổi theo yêu cầu của BTC cho phù hợp tình hình thực tế).
VII. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG: Mỗi bảng A, B có các giải thưởng như sau:
* 10 (Mười) Giải thưởng cá nhân
- 01 (Một) Giải nhất cá nhân: Giấy khen và tiền thưởng của Ban tổ chức;
- 02 (Hai) Giải nhì cá nhân: Giấy khen và tiền thưởng của Ban tổ chức;
- 03 (Ba) Giải ba cá nhân: Giấy khen và tiền thưởng của Ban tổ chức;
- 04 (Bốn) Giải khuyến khích cá nhân: Giấy khen và tiền thưởng của Ban tổ chức.
* 06 (Sáu) Giải thưởng tập thể
- 05 (Năm) Giải phong trào tập thể: Giấy khen và tiền thưởng của Ban tổ chức;
Giải phong trào tập thể: Dành cho các tổ chức công đoàn cơ sở triển khai tốt kế hoạch, vận động công đoàn viên tham gia đầy đủ theo yêu cầu của BTC, gửi báo cáo về triển khai hội thi, gửi nhiều bài dự thi có chất lượng tham gia hội thi.
- 01 (Một) Giải cổ động viên tập thể: Giấy khen và tiền thưởng của Ban tổ chức;
Giải cổ động viên tập thể: Dành cho các tổ chức công đoàn cơ sở có số lượng cổ động viên đủ theo yêu cầu của BTC, cổ động viên tham gia cổ vũ nhiệt tình, văn minh, góp phần mang lại sự thành công của hội thi.
Ghi chú: Cơ cấu giải thưởng có thể thay đổi tùy theo số lượng và chất lượng thí sinh tham gia hội thi.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu quyết định thành lập BTC; Hội đồng ra đề; Hội đồng chấm;
- Thực hiện công tác tổ chức Hội thi;
- Xây dựng đề thi;
- Dự toán kinh phí và thanh quyết toán chương trình;
- Mời đại diện các Sở ngành tham gia Ban giám khảo vòng chung kết;
- Duyệt kịch bản của các thí sinh tham dự vòng chung kết.
2. Công đoàn Giáo dục Thành phố
- Phối hợp Phòng Pháp chế Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch và đề thi;
- Tham gia Ban tổ chức Hội thi; Ban giám khảo.
- Phối hợp kinh phí tổ chức Hội thi;
- Vận động công đoàn viên tham gia Hội thi;
- Duyệt kịch bản của các thí sinh tham dự vòng chung kết.
3. Đối với CĐCS trực thuộc
Tổ chức hội thi ở đơn vị mình và chọn bài để gửi về dự thi cấp Ngành. Mỗi đơn vị gửi bài dự thi theo yêu của ban tổ chức.
VIII. KINH PHÍ: Từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2013 - 2016; Kinh phí Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, mọi thắc mắc có liên quan của cá nhân, đơn vị tham gia Hội thi, vui lòng liên hệ Công đoàn Giáo dục Thành phố (qua Ban Tuyên giáo), hoặc Phòng Pháp chế - Sở Giáo dục và Đào tạo qua số điện thoại: (08) 38296088 để được hướng dẫn, giải quyết./.
TM. BAN THƯỜNG
VỤ |
KT. GIÁM
ĐỐC |
Nơi nhận: |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.