ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 16 tháng 6 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định số 1595/QĐ-TTg) ban hành Kế hoạch hành động, Kế hoạch số 114-KH/TU ngày 02/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 114-KH/TU), UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận trên địa bàn tỉnh, với các nội dung chủ yếu sau:
- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 1595/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 114-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm phát huy hiệu quả chủ trương của Đảng về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới.
- Xác định các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm để các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm, đồng bộ và hiệu quả Quyết định số 1595/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 114-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước được giao, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước, trong đó tập trung các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Các tổ chức đảng, chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia là yêu cầu tất yếu, khách quan, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. Tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc chủ động tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phát huy vai trò giám sát của người dân, cộng đồng trong bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước
- Các ngành, các cấp thực hiện rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh bảo đảm đồng bộ, khả thi theo quy định của Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy lợi, Luật Phòng, chống thiên tai và các quy định khác liên quan.
- Tranh thủ các nguồn vốn, phối hợp các bộ, ngành Trung ương hoàn thành đầu tư các dự án thủy lợi lớn, trọng điểm như: trạm bơm Yên Tôn, trạm bơm Hoằng Khánh, tiêu vùng 3 Nông Cống (giai đoạn 2), tăng cường khả năng tiêu thoát lũ vùng Bắc Thanh Hóa và hệ thống thủy lợi Cẩm Hoàng; kết hợp lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng đập, hồ chứa nước đa mục tiêu; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, bảo đảm năng lực cấp nước, tiêu thoát nước, kết hợp phục hồi nguồn nước suy thoái, ô nhiễm.
- Thực hiện hiệu quả việc thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, liên kết, kết nối nguồn nước và công trình bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, vật tư cho người dân các vùng khan hiếm nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là vùng cửa sông, ven biển, vùng trũng thấp và miền núi. Bố trí đủ nguồn lực để nâng cấp, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh trước các mùa mưa lũ hàng năm.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nguồn nước theo hướng thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.
- Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trong quản lý nguồn nước, quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, phòng, chống thiên tai, xây dựng, giao thông đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chuyển đổi số.
- Phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn hoặc đe dọa xâm phạm an ninh, an toàn nguồn nước và đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi; bảo đảm an ninh, trật tự tại các địa bàn có đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi nhất là các công trình hồ chứa; đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước để kích động, phá hoại chống phá Đảng, Nhà nước; xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện các phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn hồ đập.
4. Nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước
- Xây dựng kịch bản phát triển, giải quyết các tác động cực đoan về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; có giải pháp dài hạn cho vùng có nguy cơ cao về mất an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch. Hạn chế lấn chiếm, san lấp hồ, ao, đầm vào mục đích sử dụng đất khác tại các huyện, thị xã, thành phố.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá trữ lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, bảo đảm sự kết nối, chia sẻ hiệu quả cơ sở dữ liệu giữa các cấp, các ngành, giữa Trung ương với địa phương.
- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng nước thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí; tăng cường thực hiện các biện pháp sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp như tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hòa, phân phối nguồn nước trong nội tỉnh, phân bổ nước cho các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là Khu kinh tế Nghi Sơn. Từng bước xây dựng, hoàn thiện công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo; thực hiện giải pháp tích trữ nước quy mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi chủ động thống nhất kế hoạch điều tiết nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt với các nhà máy thủy điện trước mùa vụ sản xuất hàng năm, cũng như khi có diễn biến thời tiết bất thường đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế ưu tiên nước cho sinh hoạt của người dân.
6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước
- Hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng thoát lũ theo thiết kế, trong đó ưu tiên nâng cấp các đập, hồ chứa nước xuống cấp, có nguy cơ rủi ro cao, lưu vực tập trung dòng chảy nhanh. Nghiên cứu đầu tư xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt để tích trữ nước, chuyển nước, kiểm soát mặn, cắt giảm lũ đảm bảo phù hợp theo quy hoạch; nâng cấp, hiện đại hóa các công trình phòng, chống tác hại của nước, bảo đảm an toàn chống lũ, kết hợp kiểm soát nguồn nước.
- Rà soát, đánh giá lại công năng, nhiệm vụ, quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước, đặc biệt kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Mã, nạo vét bồi lắng lòng hồ để tăng dung tích trữ, bảo đảm dung tích phòng lũ của hồ chứa theo thiết kế. Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, cơ sở thông tin dữ liệu liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, kết nối với hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn để phục vụ quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước theo thời gian thực. Tăng cường công tác quản lý, vận hành các đập, hồ chứa nước, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập; hoàn thiện các nội dung theo quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
7. Phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu
- Tăng cường năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, nguy cơ mất an ninh nguồn nước theo thời gian thực, bảo đảm sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành. Thực hiện chuyển đổi số, hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện, hệ thống chống ngập đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư; quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, hồ chứa nước.
- Sử dụng hiệu quả mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn hiện có, đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, trạm thủy văn chuyên dùng, hệ thống giám sát mặn, động đất, sóng thần. Củng cố, nâng cấp đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, thủy điện; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án theo Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025; đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện cho Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các cấp để làm tốt công tác chủ động tham mưu phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, thông minh, vật liệu thân thiện với môi trường, phục vụ quản lý nguồn nước, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều tiết nguồn nước; ứng phó với thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Ưu tiên ứng dụng các giải pháp mới về khoa học và công nghệ để phát triển, tạo nguồn nước mới, thu, tích trữ, điều tiết, điều hòa, chuyển nước, liên kết nguồn nước; nghiên cứu thực hiện có hiệu quả việc tưới cho vùng cây ăn quả, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao dọc đường Hồ Chí Minh và việc bổ sung nguồn nước từ hồ Cửa Đạt cho Khu kinh tế Nghi Sơn; sử dụng tiết kiệm nước, hiệu quả, an toàn, tuần hoàn, tái sử dụng nước, giảm thất thoát nước, tăng hiệu quả sử dụng nước; giám sát, quan trắc an toàn cho hệ thống hồ, đập lớn và mạng lưới khí tượng thủy văn và hệ thống quan trắc, cảnh báo động đất; quản lý hiệu quả nhu cầu sử dụng nước trong các ngành kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt; quan trắc, đánh giá chất lượng nước, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt; điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của các dòng sông, của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt; xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm.
- Xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước; quản lý chặt chẽ khai thác nước ngầm ở khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn, sụt lún đất. Đẩy nhanh việc cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn; đẩy nhanh việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra sự cố môi trường; giảm thiểu và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường từ hoạt động đầu tư, khai thác, kinh doanh; kiểm tra, phát hiện và giải quyết kịp thời các vi phạm, khiếu kiện liên quan đến nguồn nước theo quy định của pháp luật.
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện Kế hoạch và các nhiệm vụ chủ yếu được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo theo quy định.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tổng hợp dự toán đề xuất của các đơn vị, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan rà soát, tổng hợp, cân đối, đề xuất nguồn vốn đầu tư, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
Định kỳ hàng năm, các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả triển khai thực hiện, trong đó nêu rõ việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 05/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 36-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
TT |
Nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
I |
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN |
|
|
|
1 |
Triển khai lồng ghép, cụ thể hóa nội dung về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao |
Các Sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
Thường xuyên |
II |
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN |
|
|
|
1 |
Xây dựng Kế hoạch và triển khai hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường (theo lĩnh vực quản lý được phân công) |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty Khai thác công trình thủy lợi |
Thường xuyên |
2 |
Chỉ đạo cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
III |
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN NƯỚC, AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC |
|
|
|
1 |
Rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh bảo đảm đồng bộ, khả thi theo quy định của Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy lợi, Luật Phòng, chống thiên tai và các quy định khác liên quan |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
2023-2025 |
2 |
Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thành đầu tư các dự án thủy lợi lớn, trọng điểm như: trạm bơm Yên Tôn, trạm bơm Hoằng Khánh, tiêu vùng 3 Nông Cống (giai đoạn 2), tăng cường khả năng tiêu thoát lũ vùng Bắc Thanh Hóa và hệ thống thủy lợi Cẩm Hoàng |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan |
2023-2030 |
3 |
Kết hợp lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng đập, hồ chứa nước đa mục tiêu; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, bảo đảm năng lực cấp nước, tiêu thoát nước, kết hợp phục hồi nguồn nước suy thoái, ô nhiễm |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan |
2023-2025 |
IV |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN, ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NGUỒN NƯỚC |
|
|
|
1 |
Xây dựng kịch bản phát triển, giải quyết các tác động cực đoan về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; có giải pháp dài hạn cho vùng có nguy cơ cao về mất an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty Khai thác công trình thủy lợi |
2023-2025 |
2 |
Hạn chế lấn chiếm, san lấp hồ, ao, đầm vào mục đích sử dụng đất khác tại các khu trung tâm của các huyện, thị xã, thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan |
2023-2025 |
3 |
Điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá về năng lực kết cấu hạ tầng ngành nước, trữ lượng, chất lượng nguồn nước |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty Khai thác công trình thủy lợi |
2023-2025 |
4 |
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, bảo đảm sự kết nối, chia sẻ hiệu quả cơ sở dữ liệu giữa các cấp, các ngành, giữa Trung ương với địa phương |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty Khai thác công trình thủy lợi |
2023-2025 |
V |
CHỦ ĐỘNG TÍCH TRỮ, ĐIỀU HÒA, PHÂN PHỐI NGUỒN NƯỚC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC PHỤC VỤ DÂN SINH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI |
|
|
|
1 |
Hướng dẫn các đơn vị sử dụng nước thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty Khai thác công trình thủy lợi |
Thường xuyên |
2 |
Tăng cường thực hiện các biện pháp sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp như tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty Khai thác công trình thủy lợi |
Thường xuyên |
3 |
Đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hòa, phân phối nguồn nước trong nội tỉnh, phân bổ nước cho các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là Khu kinh tế Nghi Sơn |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty Khai thác công trình thủy lợi |
Năm 2023 và các năm tiếp theo |
4 |
Tham mưu xây dựng, hoàn thiện công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; các Công ty Khai thác công trình thủy lợi |
Năm 2023 và các năm tiếp theo |
5 |
Thực hiện giải pháp tích trữ nước quy mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan |
Năm 2023 và các năm tiếp theo |
6 |
Chủ động thống nhất kế hoạch điều tiết nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt với các nhà máy thủy điện trước mùa vụ sản xuất hàng năm, cũng như khi có diễn biến thời tiết bất thường đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế ưu tiên cho sinh hoạt của người dân |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty Khai thác công trình thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương; các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; các nhà máy thủy điện |
Hàng năm |
VI |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC |
|
|
|
1 |
Hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng thoát lũ theo thiết kế, trong đó ưu tiên nâng cấp các đập, hồ chứa nước xuống cấp, có nguy cơ rủi ro cao, lưu vực tập trung dòng chảy nhanh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
2023-2030 |
2 |
Nghiên cứu đầu tư xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt để tích trữ nước, chuyển nước, kiểm soát mặn, cắt giảm lũ đảm bảo phù hợp theo quy hoạch |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
3 |
Rà soát, đánh giá lại công năng, nhiệm vụ, quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước, nạo vét bồi lắng lòng hồ để tăng dung tích trữ, bảo đảm dung tích phòng lũ của hồ chứa theo thiết kế |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa; UBND các huyện, thị xã có liên quan |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan |
2023-2025 |
4 |
Kiến nghị các bộ, ngành Trung ương rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Mã |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan |
2023-2025 |
5 |
Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, cơ sở thông tin dữ liệu liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, kết nối với hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn để phục vụ quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước theo thời gian thực |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan |
2023-2030 |
VII |
PHÒNG, CHỐNG GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG BẤT LỢI DO THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU |
|
|
|
1 |
Tham mưu, thực hiện chuyển đổi số, hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện, hệ thống chống ngập đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Xây dựng; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Năm 2023 và các năm tiếp theo |
2 |
Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, hồ chứa nước |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan |
Thường xuyên |
3 |
Sử dụng hiệu quả mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn hiện có, đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, trạm thủy văn chuyên dùng, hệ thống giám sát mặn, động đất, sóng thần |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan |
2023-2030 |
4 |
Củng cố, nâng cấp đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, thủy điện; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan |
2023-2030 |
5 |
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án theo Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện có liên quan |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan |
2023-2025 |
6 |
Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện cho Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các cấp để làm tốt công tác chủ động tham mưu phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu |
Sở Tài chính; Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các cấp |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
2023-2025 |
VIII |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN NƯỚC, AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC |
|
|
|
1 |
Thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều tiết nguồn nước |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
2 |
Ứng dụng các giải pháp mới về khoa học và công nghệ để phát triển, tạo nguồn nước mới, thu, tích trữ, điều tiết, điều hòa, chuyển nước, liên kết nguồn nước |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
3 |
Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả việc tưới cho vùng cây ăn quả, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao dọc đường Hồ Chí Minh và việc bổ sung nguồn nước từ hồ Cửa Đạt cho Khu kinh tế Nghi Sơn |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã có liên quan |
Thường xuyên |
4 |
Sử dụng tiết kiệm nước, hiệu quả, an toàn, tuần hoàn, tái sử dụng nước, giảm thất thoát nước, tăng hiệu quả sử dụng nước; giám sát, quan trắc an toàn cho hệ thống hồ, đập lớn và mạng lưới khí tượng thủy văn và hệ thống quan trắc, cảnh báo động đất |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
IX |
TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ NGUỒN SINH THỦY, PHÒNG, CHỐNG Ô NHIỄM, SUY THOÁI, CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC |
|
|
|
1 |
Xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước; quản lý chặt chẽ khai thác nước ngầm ở khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn, sụt lún đất |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa |
Thường xuyên |
2 |
Đẩy nhanh việc cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ nguồn nước |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan; các đơn vị quản lý, khai thác các đập, hồ chứa |
Thường xuyên |
3 |
Bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn; đẩy nhanh việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan |
Thường xuyên |
4 |
Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra sự cố môi trường; giảm thiểu và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường từ hoạt động đầu tư, khai thác, kinh doanh; kiểm tra, phát hiện và giải quyết kịp thời các vi phạm, khiếu kiện liên quan đến nguồn nước theo quy định của pháp luật |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan |
Thường xuyên |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.