ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9947/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 20 tháng 11 năm 2013 |
Căn cứ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.
UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH
1. Sự cần thiết
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tần số vô tuyến điện là tài nguyên đặc biệt quan trọng. Vì thế áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao để thúc đẩy phát triển công nghệ và sử dụng hiệu quả tần số vô tuyến điện là vấn đề mà các nước phát triển đã và đang thực hiện.
Hiện nay, nhiều nước phát triển đã loại bỏ hẳn công nghệ tương tự ra khỏi dịch vụ truyền hình và số hóa đã trở thành xu thế tất yếu của ngành truyền hình thế giới. Bên cạnh những quốc gia đã hoàn thành quá trình chuyển đổi sang số hóa, còn nhiều nước đang trong quá trình chuyển đổi, trong đó có cả Việt Nam.
Căn cứ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 là chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số. Như vậy, việc chuyển đổi sang công nghệ số đối với hệ thống truyền hình mặt đất tại Đồng Nai là một yêu cầu thực tế khách quan, phù hợp với sự phát triển của công nghệ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân.
2. Mục tiêu
Phát triển Đài PTTH Đồng Nai thành Đài mạnh trong khu vực và cả nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân.
Đến năm 2015 chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng (TDPS) truyền hình từ công nghệ tương tự sang công nghệ số; từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, nâng cao chất lượng, số lượng chương trình và phát triển các dịch vụ mới nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng - an ninh của địa phương, đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi người dân.
Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đồng bộ, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo chuyển tải được các dịch vụ truyền hình, đáp ứng yêu cầu truyền dẫn phát sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
Sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn phát sóng.
Phối hợp với Đài Truyền hình Trung ương, Đài phát sóng khu vực phía Nam và các đơn vị liên quan sử dụng chung và tận dụng tối đa hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình tương tự như trụ anten, nhà đặt máy móc thiết bị... nhằm đảm bảo an toàn, an ninh phát sóng, không bị gián đoạn trong giai đoạn chuyển đổi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người dân trong và ngoài tỉnh xem được kênh truyền hình Đồng Nai.
Đến năm 2016, đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên địa bàn tỉnh xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TỈNH ĐỒNG NAI
Đài PT-TH Đồng Nai được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư 02 xe Truyền hình lưu động và đưa vào sử dụng năm 2008 gồm: 01 xe sử dụng 03 Camera của hãng Panasonic, 01 xe sử dụng 04 Camera của hãng Sony. Sản phẩm đầu ra của 02 xe Truyền hình lưu động chuẩn SD, dùng băng từ (DVCam) và ổ cứng ghi lại dữ liệu. Băng từ sau đó được đưa vào thiết bị dựng hình phi tuyến dưới định dạng file MPEG-2.
Từ năm 2010, Đài PT-TH Đồng Nai đã ứng dụng dựng hình phi tuyến cho toàn bộ thiết bị dựng hình trong Đài. Hiện tại có 01 phòng dựng các bản tin Thời sự, Thế giới, Thể thao… và 01 phòng dựng các chuyên đề, chuyên mục… sử dụng các máy bộ cài phần mềm dựng.
Đài PT-TH Đồng Nai có tổng số 180 cán bộ viên chức, phần lớn có trình độ Đại học và hơn 50% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
Trong quá trình hoạt động, Đài PT-TH Đồng Nai thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ viên chức. Tuy nhiên vẫn còn một số kỹ thuật viên lớn tuổi nắm bắt công nghệ chậm, còn nhiều hạn chế trong việc khai thác và xử lý thiết bị hiện đại.
Địa hình tỉnh Đồng Nai có nhiều đồi lượn sóng và núi thấp ở các huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ nên việc truyền sóng mặt đất cũng gặp nhiều cản trở cụ thể như:
a) Vùng phủ sóng kênh truyền hình Đồng Nai 1
Kênh truyền hình Đồng Nai 1 đang phát sóng analog băng tần UHF kênh 36 phát tại Đài PTTH Đồng Nai. Bán kính phủ sóng khoảng hơn 60 km. Phủ sóng được TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và một phần các tỉnh Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu.
Tuy nhiên, do đặc thù địa hình tỉnh Đồng Nai và Đài Phát sóng đặt tại thành phố Biên Hòa nên một số khu vực trong tỉnh thu rất khó hoặc không thu được sóng analog kênh 36 như sau:
- Huyện Tân Phú: Do quá xa (trên 60 km đường chim bay)
- Huyện Cẩm Mỹ: Các xã Xuân Đông, Xuân Tây, Gia Ray thu rất yếu kênh U36, do bị khuất dãy đất cao tại xã Long Giao (cao khoảng 300 m)
- Một phần huyện Xuân Lộc: Do khuất núi Đồi Tây và núi Chứa Chan
Để khắc phục phần nào các vùng không thu được sóng analog, Đài PT-TH Đồng Nai đã xây dựng trạm phát lại chương trình Đồng Nai 1, trên kênh 45 tại núi Chứa Chan, công suất máy phát là 1KW.
Hiện tại địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn các nơi thu kém hoặc không thu được sóng Analog kênh ĐN1 như các xã: Nam Cát Tiên, Phú An, Núi Tượng thu tín hiệu analog truyền hình Đồng Nai 1 rất yếu. Riêng xã Đăklua không thu được tín hiệu truyền hình Đồng Nai. Nguyên nhân là do các xã này nằm ở khu vực đồi núi, dân cư tập trung tại các vùng trũng nên sóng truyền hình bị che khuất và nằm rất xa đài phát sóng.
Ngoài ra, kênh truyền hình Đồng Nai 1 còn phát trên các hệ thống truyền hình khác như:
- Truyền hình vệ tinh VTC gói SD2 và không thu phí.
- Truyền hình cáp HTVC và SCTV.
- Truyền hình MyTV.
- Truyền hình internet IPTV.
b) Vùng phủ sóng kênh truyền hình Đồng Nai 2
Kênh truyền hình Đồng Nai 2 đang phát sóng analog băng tần VHF kênh 12 phát tại Đài Truyền thanh huyện Cẩm Mỹ. Phủ sóng các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa, Trảng Bom, Vĩnh Cửu và một phần của Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn phát trên các hệ thống truyền hình khác như:
- Truyền hình vệ tinh VTC gói SD2 và không thu phí.
- Truyền hình cáp trong địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Truyền hình MyTV.
- Truyền hình internet IPTV.
c) Vùng phủ sóng kênh truyền hình Đồng Nai 3
Kênh truyền hình Đồng Nai 3 phát trong hệ thống Truyền hình cáp trong địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Số liệu thống kê thiết bị thu xem truyền hình tại Đồng Nai
Theo số liệu điều tra về các phương thức thu xem năm 2010, tỷ lệ các phương thức thu xem truyền hình như sau:
Số hộ dân có ti-vi: 563.895/606.999 (chiếm tỷ lệ 92,89%), trong đó:
Số hộ thu xem truyền hình tương tự: 358.510 (chiếm tỷ lệ 59,06%)
Số hộ thu xem truyền hình cáp: 142.379 (23,45%)
Số hộ thu xem truyền hình qua vệ tinh (DTH): 63.006 (chiếm tỷ lệ 10,38%)
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Công tác thông tin, tuyên truyền
Tích cực thực hiện các giải pháp thông tin tuyên truyền để quý khán giả hiểu về đề án số hóa của Chính phủ và chuyển đổi thiết bị thu hình sóng mặt đất từ truyền hình tương tự sang truyền hình số đúng thời điểm và kịp thời trước khi kết thúc truyền hình tương tự. Cụ thể như sau:
a) Trên sóng truyền hình:
- Tổ chức các chương trình tọa đàm trực tiếp và gián tiếp, các chuyên mục về chuyên đề số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình.
- Tuyên truyền trong các bản tin thời sự.
- Thực hiện các clip thông báo quyết định của Chính phủ về Đề án số hoá truyền hình.
b) Trên sóng phát thanh: Thu các dữ liệu âm thanh về chủ đề số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình để phát định kỳ trên sóng phát thanh Đài tỉnh, Đài Truyền thanh các huyện để các Đài Truyền thanh cơ sở tiếp âm.
c) Trên báo viết: Đăng thông tin số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình trên Báo Đồng Nai và Báo Lao động Đồng Nai.
d) Ngoài ra, in các văn bản của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông về số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình để dán tại các Trung tâm Văn hoá xã.
2. Giải pháp thị trường, dịch vụ
a) Thúc đẩy triển khai các dịch vụ và số hóa các kênh truyền hình trong hệ thống truyền hình cáp tại các trung tâm dân cư trong tỉnh.
b) Mở rộng hợp tác cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, tham gia phát sóng các kênh chương trình truyền hình quảng bá.
c) Kết hợp với các đơn vị được cấp phép truyền hình vệ tinh để phát sóng các kênh truyền hình Đồng Nai phục vụ khu vực vùng thưa dân cư, nhiều đồi núi.
d) Kết hợp với các dịch vụ truyền hình internet, truyền hình theo yêu cầu... nhằm tăng tính tương tác giữa Đài với khán giả trong và ngoài nước.
đ) Kết hợp với các doanh nghiệp phát triển dịch vụ truyền hình di động thông qua nền tảng kỹ thuật số và mạng viễn thông di động.
3. Giải pháp nhân sự - đào tạo
Ðài PT-TH Đồng Nai xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chuẩn hóa đội ngũ quay phim, kỹ thuật viên dựng hình, kỹ thuật viên mạng máy tính… để phù hợp với sự phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật số.
Phối hợp với Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC và các đơn vị liên quan ký kết hợp tác phát triển chiến lược đào tạo, chuyển giao công nghệ - sản xuất các sản phẩm truyền hình theo chuẩn độ nét cao (HD) cho Đài PT-TH Đồng Nai.
Thường xuyên cử cán bộ viên chức tham gia các cuộc hội thảo, nói chuyện chuyên đề để tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức tiếp cận dần các công nghệ truyền hình tương lai.
4. Giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn
Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020 và sự phát triển của ngành PT-TH trên thế giới; việc đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình và việc đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 là cần thiết.
Chọn lựa tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh (MPEG-4 AVC) để sản xuất, lưu trữ và truyền dẫn phát sóng các chương trình truyền hình phát trên các máy phát sóng số mặt đất. Đây là công nghệ mã hoá tín hiệu tiên tiến được dùng phổ biến trong các hệ thống truyền dẫn phát sóng truyền hình và phù hợp với tiêu chuẩn mã hoá truyền hình số mặt đất DVB-T2 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với Truyền hình cáp, lựa chọn sử dụng công nghệ HFC (mạng phức hợp cáp quang - cáp đồng trục). HFC sử dụng cho tín hiệu tương tự và tín hiệu số, đây là sự chuyển tiếp linh hoạt khi chuyển qua hệ thống truyền hình kỹ thuật số mà không phải thay đổi mạng cáp và thiết bị hiện hữu, phù hợp với sự phát triển bước đầu của hệ thống truyền hình cáp, đồng thời không bị lạc hậu trong tương lai phát triển truyền hình kỹ thuật số và các dịch vụ khác, đáp ứng được xu thế hội tụ công nghệ trên một hạ tầng truyền dẫn.
a) Đầu tư thiết bị sản xuất chương trình
Thiết bị sản xuất chương trình cho phát sóng số mặt đất đảm bảo các yếu tố sau:
- Phù hợp với các tiêu chuẩn và quy hoạch của ngành phát thanh truyền hình; tương thích và đồng bộ với hệ thống thiết bị sẵn có của Đài.
- Các thiết bị dùng cho hệ thống phải là loại có chất lượng cao, ổn định.
- Thiết bị đầu tư phải đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay của Đài đồng thời có khả năng mở rộng trong tương lai.
- Việc thiết kế hệ thống phải đạt các yêu cầu kỹ thuật, thuận lợi cho việc khai thác và bảo quản thiết bị.
- Tận dụng được các nguồn lực sẵn có (như đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các thiết bị có sẵn trong nước…)
Phân kỳ đầu tư dự án thiết bị của Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình - Đài PT-TH Đồng Nai thành 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1: thời gian hoàn thành trước tháng 6 năm 2014
STT |
Hạng mục đầu tư |
Kinh phí |
01 |
Âm thanh, ánh sáng của Sân khấu ca nhạc 400 chỗ ngồi |
Ngân sách tỉnh |
02 |
Phòng Tổng khống chế cho 05 kênh truyền hình. |
Ngân sách tỉnh |
03 |
05 phòng thu hình Chuyên đề, Chuyên mục. |
Ngân sách tỉnh |
Giai đoạn 2: thời gian hoàn thành trước tháng 6 năm 2015
STT |
Hạng mục đầu tư |
Kinh phí |
01 |
Hệ thống camera, thiết bị xử lý hình ảnh của Sân khấu ca nhạc 400 chỗ ngồi |
Ngân sách tỉnh |
02 |
01 trường quay ca nhạc. |
Ngân sách tỉnh |
03 |
02 trường quay Chuyên đề, Chuyên mục. |
Ngân sách tỉnh |
04 |
Xe truyền hình lưu động |
Ngân sách tỉnh |
05 |
Hệ thống lưu trữ |
Ngân sách tỉnh |
06 |
Hệ thống kiểm duyệt chương trình |
Ngân sách tỉnh |
Khi thiết bị được đầu tư sẽ dần dần chuyển sang sản xuất chương trình truyền hình HD, đến cuối năm 2015 toàn bộ chương trình truyền hình của Đài PT-TH Đồng Nai được sản xuất, lưu trữ và phát sóng chuẩn HD.
b) Đầu tư truyền dẫn phát sóng số
Đài PT-TH Đồng Nai sử dụng nguồn kinh phí của Đài để triển khai phát sóng truyền hình số mặt đất; chủ động hợp tác với các Đài Truyền hình trong khu vực phía Nam để thành lập Công ty Cổ phần Truyền dẫn phát sóng khu vực. Tận dụng tối đa tài sản sẵn có như trụ anten, nhà đặt máy, máy phát điện… để góp vốn vào mạng phát sóng số đơn tần trong cả nước và khu vực.
c) Hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Các máy thu hình tương tự hiện nay không thể thu được truyền hình số nên các hộ nghèo sẽ gặp khó khăn về kinh phí mua sắm đầu thu truyền hình số. Vì vậy cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, của các doanh nghiệp về đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, đảm bảo việc thu xem các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu cho nhân dân không bị gián đoạn.
Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, tổng số hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh khoảng 40.000 hộ, trong đó có 34.500 hộ có máy thu hình (chiếm tỷ lệ 86,25%). Việc hỗ trợ kinh phí đầu thu truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chia ra 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trước ngày 31/12/2015, tương ứng với thời điểm ngưng sóng analog của các Đài thuộc nhóm I, áp dụng cho khu vực thu tốt sóng truyền hình mặt đất của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh như thành phố Biên Hoà, huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu và một phần huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ. Các khu vực này có khoảng 20.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Nguồn kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất trong giai đoạn 1 được thực hiện từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, ngân sách tỉnh và vận động tài trợ.
Giai đoạn 2: Từ trước ngày 31/12/2015 đến ngày 31/12/2016, tương ứng với thời điểm ngưng sóng analog của các Đài thuộc nhóm II (trong đó có Đài PT-TH Đồng Nai), áp dụng cho khu vực còn lại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các khu vực này có khoảng 14.500 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Nguồn kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất trong giai đoạn 2 được thực hiện từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, ngân sách tỉnh và vận động tài trợ.
6. Giải quyết thiết bị cũ tại Đài
Xe Truyền hình lưu động được đầu tư từ năm 2008 với thiết bị cả công nghệ tương tự và số: Đài PT-TH Đồng Nai nâng cấp, thay thế thiết bị cho phù hợp.
Các thiết bị dựng hình phi tuyến và máy chủ phát sóng đang sử dụng có cấu hình mạnh: sử dụng làm máy tính văn phòng, xem duyệt các chương trình hoặc dùng ghi và dựng các tập tin chương trình phát sóng phát thanh FM, AM.
Phòng đặt máy phát analog và trụ anten vẫn tiếp tục sử dụng vào mục đích phát thanh FM và phát sóng truyền hình số mặt đất.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp Đài PT-TH Đồng Nai và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trình UBND tỉnh những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh trong quá trình thực hiện Đề án.
b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của Đề án để nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và người dân về số hóa truyền hình mặt đất.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các doanh nghiệp ứng dụng và sản xuất các thiết bị thu, phát và chuyển đổi sử dụng trong truyền hình số mặt đất, thu, phát sử dụng công nghệ truyền hình số vệ tinh thế hệ thứ 2; hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về truyền hình số theo quy định.
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn đến năm 2020 để hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hộ gia đình chính sách và hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
e) Tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thời điểm kết thúc truyền hình tương tự của Đài PT-TH Đồng Nai.
a) Phối hợp Sở Thông tin và Tuyền thông, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh đúng theo lộ trình quy định.
b) Phối hợp các đơn vị truyền dẫn, phát sóng, các Đài truyền hình quốc gia và khu vực thực hiện lộ trình số hóa, chia sẽ hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm cung cấp các chương trình truyền hình đến mọi người dân trong và ngoài tỉnh.
c) Tăng cường mở rộng các dịch vụ và tính tương tác trong các chương trình truyền hình dựa vào tính hội tụ của công nghệ truyền hình số và mạng viễn thông.
d) Sắp xếp lại bộ máy tổ chức cho phù hợp với lộ trình số hóa; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thiết bị, công nghệ.
đ) Tích cực tuyên truyền về Đề án số hóa truyền hình, đặc biệt tuyên truyền về sự cần thiết, lợi ích và lộ trình thực hiện để nhân dân được biết và hưởng ứng thực hiện.
e) Xây dựng Kế hoạch cụ thể về lộ trình đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nhu cầu kinh phí và đề xuất bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch (trong đó nêu rõ kinh phí từ ngân sách, sự nghiệp, vận động tài trợ...) gửi các Sở ngành chức năng có ý kiến trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.
a) Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính trong việc huy động các nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh.
b) Xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ đầu thu truyền hình số, xây dựng và chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sang công nghệ số.
a) Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương và các đơn vị liên quan nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện việc áp dụng mức ưu đãi theo quy định của Luật Công nghệ cao đối với các doanh nghiệp ứng dụng và sản xuất các thiết bị thu, phát và chuyển đổi sử dụng công nghệ truyền hình số mặt đất, thu, phát sử dụng công nghệ số vệ tinh thế hệ thứ 2.
b) Phối hợp Sở Công thương và các cơ quan liên quan kiểm soát việc nhập khẩu và lưu thông trên thị trường các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số theo tiêu chuẩn và quy chuẩn của Nhà nước quy định.
Chỉ đạo việc phối hợp triển khai công tác quản lý thị trường đối với việc kinh doanh các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số theo quy định của Nhà nước.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH Đồng Nai triển khai nội dung của Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất giai đoạn 2013 - 2016 tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh để xem xét giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.