ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HÀ NỘI THAM GIA MẠNG LƯỚI CÁC THÀNH PHỐ SÁNG TẠO CỦA UNESCO NĂM 2025
Thực hiện Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 31/5/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO đến năm 2025. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động của Hà Nội tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo; Thúc đẩy hoạt động kết nối, mở rộng hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội với các tổ chức, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực thiết kế và công nghiệp sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Triển khai các nhiệm vụ cụ thể thực hiện các sáng kiến và cam kết của Hà Nội khi gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
- Góp phần kết nối và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc trên địa bàn các quận, huyện, thị xã trong quá trình tái thiết đô thị gắn với phát triển không gian sáng tạo, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và thống nhất giữa các cơ quan liên quan nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung đã đề ra.
- Các hoạt động được triển khai một cách thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
- Hỗ trợ các nhóm cộng đồng, các nhà sáng tạo trẻ trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm sáng tạo.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
1. Tăng cường triển khai chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo
- Triển khai thực hiện các chính sách mới theo Luật Thủ đô và các chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa và khởi nghiệp sáng tạo.
- Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai có hiệu quả các chính sách, thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, cơ chế đầu tư, hỗ trợ hợp tác công - tư, chính sách đối với trung tâm công nghiệp văn hóa sử dụng nguồn lực của Thành phố; thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý khu phát triển thương mại và văn hóa; xây dựng các chính sách biện pháp bảo vệ và phát triển văn hóa, nghệ thuật của Thủ đô (sự kiện văn hóa, nghệ thuật thường niên và cơ chế đầu tư, hỗ trợ)...
- Tổ chức các Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm triển khai các cơ chế chính sách hiệu quả, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động và thúc đẩy hoạt động sáng tạo.
- Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo đầu tư vào danh mục công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của Thành phố được nhượng quyền khai thác, quản lý theo Luật Thủ đô.
- Nghiên cứu hình thành Quỹ hỗ trợ sáng tạo Hà Nội nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, triển khai các ý tưởng sáng tạo, trao Giải thưởng sáng tạo Hà Nội.
- Hướng dẫn và hỗ trợ đơn vị, tổ chức, cá nhân thủ tục cấp phép, cởi mở, khuyến khích giới thiệu các tác phẩm, ý tưởng sáng tạo mới đến với công chúng.
2. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá và giới thiệu hoạt động sáng tạo
- Tổ chức giới thiệu các hoạt động của Hà Nội tham gia trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO bằng nhiều hình thức, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức và quảng bá tiềm năng, nguồn lực sáng tạo, kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo tham gia, đồng hành và thúc đẩy các hoạt động sáng tạo.
- Kết nối, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành phố cùng Mạng lưới, hình thành kênh thông tin nhằm liên kết các hoạt động và ý tưởng sáng tạo trong Cộng đồng thiết kế sáng tạo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Nâng cấp hệ thống, tăng cường sản xuất các tin, bài chất lượng, cung cấp thông tin về hoạt động sáng tạo; chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, thúc đẩy các đầu tư trong các hoạt động sáng tạo; giới thiệu và hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo góp phần định vị thương hiệu Hà Nội - thành phố sáng tạo trên Trang thông tin điện tử: hanoicreativecity.com.
- Triển khai các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về Mạng lưới các thành phố sáng tạo trên thế giới, các sáng kiến và mục tiêu hướng tới của Hà Nội xây dựng Thành phố Sáng tạo dựa trên nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa góp phần phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, phù hợp với các mục tiêu và chương trình của UNESCO.
3. Các hoạt động tham gia với vai trò thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO
3.1. Thành lập Hội đồng chuyên gia tư vấn triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng Hà Nội - Thành phố Sáng tạo
Thành lập Hội đồng chuyên gia tư vấn triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng Hà Nội - Thành phố Sáng tạo. Hội đồng có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp, hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2. Ký kết hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhằm thúc đẩy Phát triển thương hiệu Hà Nội - Thành phố Sáng tạo trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO
Rà soát chương trình hợp tác giữa UBND Thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam (đã ký) bổ sung hợp tác thúc đẩy phát triển thương hiệu Hà Nội - Thành phố Sáng tạo trong mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO;
3.3. Tham dự các hội nghị, diễn đàn trong Mạng lưới Thành phố sáng tạo toàn cầu, khu vực châu Á và Đông Nam Á theo chương trình của UNESCO
- Tổ chức đoàn công tác do Lãnh đạo Thành phố (làm Trưởng đoàn) tham dự cuộc họp thường niên của Mạng lưới Thành phố Sáng tạo toàn cầu của UNESCO năm 2025.
- Tham gia các phiên họp (trực tiếp hoặc trực tuyến) và các hoạt động khác trong hệ thống Mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Xây dựng các báo cáo, bài tham luận và các tư liệu liên quan (phim, hình ảnh, ấn phẩm...).
- Tổ chức trưng bày, triển lãm giới thiệu các thành tựu, sản phẩm thuộc lĩnh vực thiết kế, sáng tạo của Hà Nội tại các diễn đàn.
3.4. Thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa Hà Nội và các thành phố thành viên trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN)
- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tiếp tục phát triển và thúc đẩy hợp tác quốc tế, kết nối giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa Hà Nội và các Thành phố thành viên khác trong Mạng lưới.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo (UCCN), thực hiện đầy đủ các cam kết của Hà Nội với tư cách là thành viên UCCN đồng thời tăng cường hợp tác với các thành viên UCCN và các thành phố khác.
- Tiếp các đoàn của các thành phố trong UCCN tới Hà Nội thăm, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các sáng kiến ở hiện tại và thảo luận về tiềm năng hợp tác trong tương lai.
3.5. Hợp tác và trao đổi với các Thành phố Sáng tạo ở Việt Nam
- Triển khai chương trình hợp tác, tăng cường kết nối với các Thành phố sáng tạo ở Việt Nam (Thành phố Hội An và Thành phố Đà Lạt) để xác định các sáng kiến chung nhằm nâng cao hình ảnh của UCCN ở Việt Nam và hoạt động trên bốn lĩnh vực sáng tạo: Thiết kế, Thủ công và nghệ thuật dân gian, Âm nhạc và Ẩm thực.
- Hỗ trợ, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng hồ sơ tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025.
4. Thúc đẩy hoạt động sáng tạo
4.1. Hình thành mạng lưới cộng đồng sáng tạo
- Tiếp tục triển khai và xây dựng chương trình hợp tác với các trường đại học trên địa bàn Thủ đô đào tạo chuyên ngành trong lĩnh vực văn hóa, mỹ thuật, thiết kế nhằm kết nối hoạt động; ươm mầm cảm hứng, năng lực sáng tạo của các nghệ sĩ, tìm kiếm các tài năng sáng tạo trẻ, hình thành mạng lưới các nhà sáng tạo trẻ gắn kết với các hoạt động văn hóa của Thủ đô.
- Triển khai các hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo với các Hội chuyên ngành, nhằm kêu gọi sự hỗ trợ của các nghệ sĩ thành danh hỗ trợ đội ngũ nhà sáng tạo trẻ kết hợp ý tưởng sáng tạo mới, hình thành những sản phẩm văn hóa sáng tạo kết hợp văn hóa truyền thống được tích lũy các thế hệ trước.
- Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo, những người sáng tạo (trong và ngoài thành phố) và các công ty đang tìm kiếm ý tưởng/nhân sự mới, đồng thời kết nối người sáng tạo với doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của giới nghệ sĩ trẻ, nhà sáng tạo, công ty... và hỗ trợ việc sáng tạo ra nội dung, sự đổi mới hấp dẫn. Kêu gọi các đơn vị, các nhân hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo tham gia, hình thành Mạng lưới cộng đồng sáng tạo Hà Nội.
- Nuôi dưỡng và hình thành thói quen người dân sẽ đóng vai trò là người sáng tạo, tham gia vào các nỗ lực sáng tạo để giải quyết các vấn đề hàng ngày và xây dựng cộng đồng sáng tạo thông qua việc tham gia các hoạt động sáng tạo tại các trung tâm văn hóa, Trung tâm sáng tạo hay các sự kiện, hội nghị, hội thảo, triển lãm... khác nhau được tổ chức tại các địa phương trên khắp Thành phố.
4.2. Triển khai các hoạt động sáng tạo
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo, khuyến khích cộng đồng sáng tạo tham gia, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, hình thành các sản phẩm văn hóa sáng tạo, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, góp phần tái thiết đô thị, quảng bá về Hà Nội hướng đến phát triển bền vững.
- Hỗ trợ đội ngũ sáng tạo nghiên cứu, thử nghiệm hình thành các sản phẩm văn hóa sáng tạo, kết hợp nghệ thuật đương đại, công nghệ trên nền tảng văn hóa truyền thống, thể hiện thẩm mỹ, trình độ sáng tạo của thế hệ trẻ.
- Tổ chức tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực sáng tạo trong các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo.
- Tổ chức hoạt động, sự kiện gắn kết đội ngũ các nhà sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực, kết nối các doanh nghiệp đồng hành, hướng đến các sản phẩm có giá trị đóng góp vào ngành công nghiệp sáng tạo của Thành phố.
- Đề xuất các hoạt động nghiên cứu, thí điểm liên kết liên ngành trong phát triển thành phố Sáng tạo.
- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của Thành phố, làm cơ sở khoa học xây dựng cơ chế chính sách về phát triển thành phố sáng tạo.
- Tổ chức các Đề án nghiên cứu, Hội thảo chuyên môn liên ngành, thí điểm các mô hình hợp tác làm nền tảng cho phát triển công nghiệp văn hóa.
- Kết nối với các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm tăng cường đào tạo, hợp tác trong phát triển công nghiệp văn hóa và phát huy nguồn lực các bên trong xây dựng Thành phố sáng tạo.
- Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn về phát triển công nghiệp văn hóa và thành phố sáng tạo cho các cán bộ, chuyên gia và cộng đồng sáng tạo của Thành phố.
- Tổ chức các chuyến tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm với các thành phố sáng tạo khác trong mạng lưới UNESCO để học hỏi và áp dụng các mô hình thành công.
- Triển khai các hoạt động giáo dục sáng tạo tại các trường học; Chỉ đạo tổ chức các hoạt động, cuộc thi nhằm khơi dậy tiềm năng và thúc đẩy sáng tạo trong thanh thiếu niên và nhi đồng Thủ đô.
4.3. Phát triển và mở rộng không gian sáng tạo
- Hoàn thiện tiêu chí kết nối các không gian sáng tạo tham gia Mạng lưới các không gian sáng tạo Hà Nội, kết nối hoạt động Mạng lưới vào Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội tại Bảo tàng Hà Nội.
- Tổ chức thí điểm hoạt động sáng tạo giao lưu, kết nối tại các không gian sáng tạo nhằm đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu quảng bá Mạng lưới các không gian sáng tạo Hà Nội.
- Xây dựng các không gian sáng tạo điểm đến trên cơ sở các thiết chế ngành Văn hóa như: Không gian sáng tạo giáo dục di sản tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Không gian sáng tạo phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn truyền thống tại nhà hát Múa rối Thăng Long; Di tích nhà tù Hỏa Lò...
- Xây dựng các không gian sáng tạo trên cơ sở các thiết chế văn hóa, đưa hoạt động sáng tạo vào các không gian di sản văn hóa, không gian công cộng phù hợp có kết cấu hạ tầng hiện đại, dẫn đầu cả nước về số lượng không gian sáng tạo.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực trên tuyến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), Hồ Thiền Quang và Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), Ẩm thực Đảo Ngọc - Ngũ Xã (quận Ba Đình), Phố Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây), Khu đô thị Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức và Tập đoàn Sovico), Khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3 (quận Hoàng Mai).
- Khuyến khích, phát huy các không gian sáng tạo của đơn vị, tổ chức cá nhân trên địa bàn, hỗ trợ các không gian hoạt động bền vững và hiệu quả, nhằm lan toả nguồn lực sáng tạo đến cộng đồng.
- Các địa phương trên cơ sở tiêu chí lựa chọn 01-02 địa điểm phù hợp hình thành các không gian văn hóa sáng tạo mới hoặc đổi mới các không gian cũ bằng các hoạt động sáng tạo, trở thành nơi tổ chức giới thiệu, quảng bá các hoạt động, sản phẩm sáng tạo của địa phương, nơi giao lưu, kết nối các hoạt động sáng tạo.
- Hình thành các không gian sáng tạo và Trung tâm thiết kế sáng tạo để giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm tại các quận, huyện, thị xã.
4.4. Nghiên cứu đề xuất Giải thưởng Thiết kế sáng tạo Hà Nội cấp Quốc tế
Đề xuất Giải thưởng sáng tạo Hà Nội (2 năm/1 lần) trao giải vào các năm tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội. Quy mô tham dự gồm các nhà sáng tạo trong nước và quốc tế tham dự, chủ đề hàng năm sẽ được đưa ra trước 01 năm để thu hút đông đảo các nhà sáng tạo tham gia.
- Tổ chức hoạt động trong khuôn khổ Giải thưởng sáng tạo: gồm các hoạt động tọa đàm, trao đổi với các nhà sáng tạo đạt giải, hỗ trợ các tác giả hoàn thiện tác phẩm....
4.5. Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội
- Thiết lập bản đồ Mạng lưới không gian sáng tạo Hà Nội, kết nối sự kiện của các sàn nghệ thuật, các Hub sáng tạo, các không gian sáng tạo công cộng tương tác và tham gia các hoạt động sáng tạo.
- Xây dựng các chương trình, workshop, tọa đàm, tập huấn nâng cao năng lực cho các không gian sáng tạo ở Hà Nội với trọng tâm là khởi nghiệp trẻ trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo.
- Hỗ trợ các nhóm sáng tạo tổ chức giới thiệu hoạt động, ý tưởng, sản phẩm sáng tạo nhằm gắn kết đội ngũ các nhà sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực, kết nối các doanh nghiệp đồng hành, hướng đến các sản phẩm có giá trị đóng góp vào ngành công nghiệp sáng tạo của Thành phố.
- Tổ chức các hoạt động triển lãm, trưng bày giới thiệu thành tựu, sản phẩm thuộc lĩnh vực thiết kế, sáng tạo của Hà Nội.
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; ấn phẩm, quà lưu niệm của Thành phố sáng tạo.
5. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội (HFCD-Hanoi Festival of Creative Design) nền tảng kết nối sáng tạo liên ngành
- Nỗ lực vươn tới mục tiêu định vị Lễ hội thiết sáng tạo Hà Nội vượt qua khỏi phạm vi một sự kiện, định hướng trở thành một nền tảng kết nối sáng tạo liên ngành bền vững tại Việt Nam, khu vực và thế giới với mục tiêu: (1) Khơi nguồn cảm hứng, ươm mầm và hình thành đội ngũ sáng tạo (2) Phát triển hệ sinh thái sáng tạo, phát huy sức mạnh ngành thiết kế (3) Tạo nên xu hướng sáng tạo liên ngành trong mọi lĩnh vực (4) Sân chơi giao lưu và kết nối sáng tạo (5) Trở thành hoạt động tiêu biểu của Thành phố (6) Thu hút nguồn đầu tư.
- Xây dựng Khung tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo; Nghiên cứu, đề xuất Giải thưởng thiết kế sáng tạo Hà Nội quy mô quốc tế 2 năm tổ chức/1 lần nhằm kết nối đội ngũ sáng tạo trong nước và quốc tế, thúc đẩy hoạt động sáng tạo và nâng cao giá trị sản phẩm sáng tạo.
(1) Năm lẻ (2025) - Giai đoạn tạo nguồn sáng tạo: xây dựng lộ trình, chủ đề, nội dung Lễ hội thiết kế sáng tạo; ươm mầm, tìm kiếm tài năng, kết nối nguồn lực liên kết ngành trong lĩnh vực sáng tạo, hình thành các ý tưởng và sản phẩm sáng tạo...
(2) Năm chẵn (2026) - Tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo: Triển khai thực hiện các ý tưởng, triển lãm, hoạt động văn hóa đậm tính sáng tạo, giao lưu, kết nối cộng đồng sáng tạo; Công bố và giới thiệu thành tựu trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo; Công bố giải thưởng Thiết kế sáng tạo Hà Nội...
III. KINH PHÍ
- Đối với các Sở, ngành, đơn vị cấp Thành phố: Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn kinh phí được UBND Thành phố giao dự toán năm 2025 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Đối với các quận, huyện, thị xã: Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn kinh phí ngân sách cấp quận, huyện, thị xã theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Là cơ quan Thường trực phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ với vai trò thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, triển khai thực hiện các cam kết Hà Nội tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội Vụ nghiên cứu các quy định của Trung ương và Thành phố, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo thành lập Quỹ sáng tạo Hà Nội, Hội đồng chuyên gia tư vấn sáng tạo Hà Nội phục vụ các hoạt động sáng tạo của Thành phố.
- Chỉ đạo Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội hoàn thiện bộ tiêu chí không gian sáng tạo, triển khai các chương trình, hoạt động sáng tạo thường niên kết nối hình thành Mạng lưới không gian sáng tạo Hà Nội; tăng cường công tác truyền thông, quảng bá hoạt động của Trung tâm trên các kênh thông tin điện tử của Thành phố, fanpage và các nền tảng xã hội liên quan.
- Triển khai và đề xuất nội dung chuẩn bị và kế hoạch tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo năm 2026; Nghiên cứu đề xuất Thành phố về Giải thưởng thiết kế sáng tạo Hà Nội theo quy định.
2. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Du lịch và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tích cực đẩy mạnh các hoạt động kết nối, phối hợp với các đơn vị, địa phương nhằm mở rộng sự giao lưu, kết nối, tăng cường hiệu quả các hoạt động thiết kế, sáng tạo. Huy động các nguồn lực xã hội hóa, các lực lượng sáng tạo tham gia các hoạt động thiết kế sáng tạo tại đơn vị.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo triển khai các hoạt động thúc đẩy sáng tạo trong học sinh các trường học trên địa bàn Thành phố.
4. Sở Tài chính: Hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện và bố trí kinh phí theo quy định. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng cơ chế quản lý, vận hành Quỹ sáng tạo Hà Nội đảm bảo đúng quy định.
5. Sở Nội Vụ: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND Thành phố Quyết định thành lập Hội đồng chuyên gia tư vấn sáng tạo Hà Nội; cơ chế chính sách về lương, thù lao cho các chuyên gia tham gia Hội đồng theo các quy định hiện hành; nghiên cứu đề xuất Giải thưởng sáng tạo Hà Nội.
6. Thành đoàn Hà Nội
Phối hợp cung cấp nguồn nhân lực cho các hoạt động sáng tạo; Tổ chức các sự kiện sáng tạo nhằm thu hút giới trẻ tham gia trên địa bàn Thành phố đồng thời tăng cường công tác truyền thông qua các nền tảng của Thanh niên để quảng bá và lan tỏa các hoạt động sáng tạo khuyến khích năng lực sáng tạo của thanh niên, sinh viên và giới trẻ Thủ đô trong việc xây dựng Hà Nội - Thành phố Sáng tạo.
7. UBND các quận, huyện, thị xã
- Tích cực đẩy mạnh các hoạt động kết nối, phối hợp với các địa phương khác nhằm mở rộng sự giao lưu, kết nối, tăng cường hiệu quả các hoạt động thiết kế, sáng tạo. Huy động các nguồn lực xã hội hóa, các lực lượng sáng tạo tham gia các hoạt động thiết kế sáng tạo trên địa bàn.
- Hình thành 01-02 không gian sáng tạo, giới thiệu các hoạt động sáng tạo từ những giá trị văn hóa tiêu biểu của địa phương: làng nghề truyền thống, ẩm thực, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể... nhằm khơi nguồn sáng tạo, hình thành những sản phẩm văn hóa chất lượng, có tính sáng tạo, phục vụ phát triển Công nghiệp văn hóa trên cơ sở đặc trưng, thế mạnh của từng địa phương.
8. Đề nghị Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội
Tư vấn, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ với vai trò thành viên Mạng lưới, triển khai thực hiện các cam kết Hà Nội tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO; kết nối hoạt động các thành phố sáng tạo trong Mạng lưới với thành phố Hà Nội.
9. Đề nghị Hội Kiến trúc sư Việt Nam
- Tiếp tục đồng hành, phối hợp, hỗ trợ triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển thương hiệu Hà Nội, thành phố sáng tạo của UNESCO.
- Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo Tạp chí Kiến trúc phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện các nội dung theo kế hoạch; Chủ động đề xuất các nội dung chuyên môn, kết nối nguồn lực, huy động xã hội hóa khuyến khích các hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nhằm góp phần lan tỏa và quảng bá nguồn lực sáng tạo của Hà Nội, hình thành cộng đồng sáng tạo, kết nối giữa các nhà thiết kế sáng tạo trong nhiều lĩnh vực góp phần phát triển công nghiệp văn hóa.
10. Đề nghị tập đoàn SOVICO
Tiếp tục hỗ trợ thành phố Hà Nội triển khai thực hiện hoạt động đưa thành phố Hà Nội trở thành Trung tâm sáng tạo của khu vực; đồng hành tham gia triển khai đề xuất Giải thưởng thiết kế Sáng tạo Hà Nội, quỹ Sáng tạo Hà Nội.
11. Đề nghị các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố
- Tăng cường các hoạt động sáng tạo trong nhà trường góp phần đào tạo đội ngũ nhà sáng tạo trẻ, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực.
- Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động, sự kiện, tọa đàm, triển lãm trong lĩnh vực di sản văn hóa và thiết kế sáng tạo và một số lĩnh vực khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường nhằm xây dựng Thành phố sáng tạo.
12. Các đơn vị, tổ chức, không gian văn hóa hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Các doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, khuyến khích phát triển năng lực sáng tạo của các tổ chức, cá nhân trong việc tạo ra các sản phẩm, hình thành không gian văn hóa có tính sáng tạo.
- Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động sáng tạo, tham gia phối hợp triển khai các nội dung tại Kế hoạch theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao.
13. Các cơ quan báo, đài thành phố Hà Nội
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí của Thành phố chủ động xây dựng các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về các hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, các hoạt động của thành phố Hà Nội tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO; định vị thương hiệu Hà Nội - Thành phố Sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của các ngành Công nghiệp văn hóa Thủ đô.
UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động sáng tạo; các Sở, ban, ngành Thành phố, đơn vị liên quan chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định; báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo các nội dung phát sinh vượt thẩm quyền (gửi Sở Văn hóa và Thể thao - Cơ quan Thường trực tổng hợp báo cáo UBND Thành phố)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HÀ
NỘI THAM GIA MẠNG LƯỚI CÁC THÀNH PHỐ SÁNG TẠO CỦA UNESCO NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 11/4/2025 của
UBND Thành phố Hà Nội)
TT |
Nội dung |
Thời gian |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
I |
Tăng cường triển khai chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo |
|||
1 |
Nghiên cứu hình thành Quỹ hỗ trợ sáng tạo Hà Nội |
Quý IV/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Sở Tài chính |
2 |
Đề xuất Giải thưởng sáng tạo Hà Nội |
Quý IV/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Sở Nội Vụ |
3 |
Tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm triển khai các chính sách thúc đầy hoạt động sáng tạo |
Quý IV/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Các Sở, ngành, đơn vị liên quan |
II |
Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức và thúc đẩy hoạt động sáng tạo |
|||
1 |
Tăng cường truyền thông giới thiệu các hoạt động sáng tạo bằng nhiều hình thức |
Năm 2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Văn phòng UBND Thành phố |
2 |
Nâng cấp, đẩy mạnh tin bài trên trang thông tin điện tử: hanoicreativecity.com |
Năm 2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Văn phòng UBND Thành phố |
3 |
Tăng cường truyền thông qua các nền tảng của thanh niên để quảng bá, lan tỏa hoạt động sáng tạo |
Năm 2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Văn phòng UBND Thành phố |
4 |
Xây dựng chuyên mục, chuyên đề trên kênh Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: Hà Nội - Thành phố Sáng tạo. |
Năm 2025 |
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội |
Sở Văn hóa và Thể thao |
III |
Các hoạt động tham gia với vai trò thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO |
|||
1 |
Thành lập Hội đồng chuyên gia tư vấn triển khai các hoạt động Hà Nội - Thành phố Sáng tạo |
Tháng 4/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Sở Nội Vụ |
2 |
Ký kết hợp tác giữa UBND Thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư trong lĩnh vực phát triển thương hiệu Hà Nội thành phố sáng tạo |
Tháng 4/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Văn phòng UBND Thành phố |
3 |
Đoàn thành phố Hà Nội tham dự Hội nghị diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO |
Quý II/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Văn phòng UBND Thành phố |
4 |
Hợp tác trong nước và quốc tế giữa Hà Nội và các thành phố thành viên trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) |
Năm 2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội Văn phòng UBND thành phố |
IV |
Thúc đẩy hoạt động sáng tạo |
|||
1 |
Hoàn thiện Bộ tiêu chí không gian sáng tạo, hình thành Mạng lưới không gian sáng tạo |
Tháng 4/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Các đơn vị liên quan |
2 |
Triển khai các hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo với các Hội chuyên ngành |
Năm 2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Hội Kiến trúc sư Việt Nam và đơn vị liên quan |
3 |
Triển khai các hoạt động hợp tác với các trường đại học trên địa bàn Thủ đô |
Quý II/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Các trường đại học và đơn vị liên quan |
4 |
Tổ chức các cuộc thi trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, khuyến khích cộng đồng sáng tạo tham gia |
Quý II/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Hội Kiến trúc sư Việt Nam (Tạp chí Kiến trúc) |
5 |
Tổ chức tọa đàm, tập huấn, hỗ trợ, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực nâng cao năng lực sáng tạo, |
Quý II/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Hội Kiến trúc sư Việt Nam (Tạp chí Kiến trúc) và các đơn vị liên quan |
6 |
Tổ chức các hoạt động điều phối, thúc đầy sáng tạo, ươm mầm tài năng sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế của Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo |
Năm 2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao (Bảo tàng Hà Nội) |
Các tổ chức và đơn vị liên quan |
7 |
Xây dựng bản đồ Mạng lưới các không gian sáng tạo, kết nối sự kiện trong lĩnh vực sáng tạo |
Quý IV/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao (Bảo tàng Hà Nội) |
Các tổ chức và đơn vị liên quan |
8 |
Tổ chức các chương trình, dự án trong lĩnh vực sáng tạo có sự tham gia của các tổ chức quốc tế |
Quý IV/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
VP đại diện UNESCO tại Hà Nội và các tổ chức đơn vị liên quan |
9 |
Tổ chức Liên hoan PHOTO HANOI 2025 |
Quý IV/2025 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Đại sứ quán Pháp, Viện Pháp |
V |
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội |
|||
1 |
Xây dựng khung Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2026 |
Quý III/2026 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Hội Kiến trúc sư Việt Nam (Tạp chí Kiến trúc) và các đơn vị liên quan |
2 |
Triển khai các hoạt động ươm mầm, tìm kiếm tài năng, kết nối nguồn lực liên kết ngành trong lĩnh vực sáng tạo, hình thành các ý tưởng và sản phẩm sáng tạo...tham gia các hoạt động năm 2026 |
Quý III, IV/2026 |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Hội Kiến trúc sư Việt Nam (Tạp chí Kiến trúc) và các đơn vị liên quan |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.