ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/KH-UBND.BCĐ |
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 06 tháng 9 năm 2017 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Kế hoạch số 208/KH-BCĐ ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Ban chỉ đạo 138/CP Chính phủ thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình); Ban chỉ đạo 138 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chương trình trong cả hệ thống chính trị và nhân dân, tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong phòng, chống tội phạm, nhằm giảm tội phạm và các tệ nạn xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2. Chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất, toàn diện trong phòng, chống tội phạm.
3. Các Sở, ban, ngành, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực căn cứ nội dung Chương trình, xác định rõ trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quyết liệt, thiết thực và hiệu quả.
II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1.1. Nội dung
a. Hàng năm ban hành Kế hoạch chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ 6 tháng, hàng năm, Ban Chỉ đạo 138 các cấp tổ chức họp đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và xác định chương trình, kế hoạch công tác thời gian tiếp theo.
b. Chỉ đạo lồng ghép thực hiện Chương trình với các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
c. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các đề án đã được phê duyệt trong Chương trình; định kỳ quý, 06 tháng, hàng năm báo cáo theo quy định.
d. Nghiên cứu, tổ chức các hội thảo, giao ban, tập huấn và các hội nghị chuyên đề để đề ra các kế hoạch, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tiến tới giảm tội phạm và tệ nạn xã hội.
đ. Hàng năm, thành lập các đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tại một số đơn vị, địa phương.
1.2. Trách nhiệm thực hiện
a. Công an tỉnh là Cơ quan thường trực Chương trình giúp Ban chỉ đạo 138 tỉnh chủ trì thực hiện các hoạt động trên.
b. Các Sở, ban, ngành, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp thực hiện.
2. Công tác phòng ngừa tội phạm
2.1. Nội dung
a. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới” và các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành giữa Công an tỉnh với UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và các Sở, ngành liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
b. Các cơ quan báo chí, truyền thông, truyền hình xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, phóng sự, tài liệu, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng thời lượng, tần suất thông tin về công tác phòng, chống tội phạm nhằm định hướng dư luận, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời kết hợp kiểm soát chặt chẽ thông tin trên mạng internet.
c. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống tội phạm, nhất là tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm phòng ngừa, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm cho các lực lượng phòng, chống tội phạm ở cơ sở và người dân, chú trọng ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn... không để tội phạm lợi dụng hoạt động.
d. Xây dựng, rà soát, đánh giá phân loại, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm ở cơ sở hoạt động có hiệu quả.
đ. Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực quản lý tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, đất đai, khoáng sản, môi trường, cư trú, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện... không để tội phạm lợi dụng hoạt động.
2.2. Trách nhiệm thực hiện
a. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp Công an tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại điểm a, c, d mục 2.1.
b. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ tại điểm đ mục 2.1.
c. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ tại điểm b mục 2.1.
d. Các Sở, ban, ngành, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ trên theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Công tác đấu tranh chống tội phạm
3.1. Nội dung
a. Thực hiện các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ điều tra (xác định tuyến, địa bàn, lĩnh vực, hệ, loại, đối tượng đấu tranh), lên danh sách và đưa vào diện quản lý nghiệp vụ các đối tượng tiền án, tiền sự, đối tượng cầm đầu băng, ổ, nhóm có tổ chức, đối tượng hoạt động lưu động, đối tượng gây án bỏ trốn, đối tượng liên quan sử dụng trái phép chất ma túy... để có kế hoạch tập trung đấu tranh.
b. Kịp thời tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; tổ chức thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
c. Thực hiện các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và các kế hoạch chuyên đề khác nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện chính trị, xã hội của đất nước.
d. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, nhất là các vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án tham nhũng, kinh tế, hình sự nguy hiểm, ma túy lớn và phối hợp tổ chức xét xử án điểm hoặc lưu động nhằm răn đe tội phạm và phát động phong trào quần chúng.
đ. Sơ kết, tổng kết các chuyên đề, tổ chức hội thảo, giao ban rút kinh nghiệm về việc chỉ đạo, tổ chức điều tra, giải quyết các vụ án lớn, phức tạp.
3.2. Trách nhiệm thực hiện
a. Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh phối hợp các cơ quan chức năng khác có liên quan thực hiện nhiệm vụ tại điểm a, đ mục 3.1.
b. Công an tỉnh phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện nhiệm vụ tại điểm c mục 3.1.
c. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp với lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ tại điểm b, d mục 3.1.
d. Các sở, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp lực lượng Công an thực hiện các nhiệm vụ trên theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Công tác phổ biến pháp luật
4.1. Nội dung
a. Xây dựng kế hoạch triển khai thi hành bộ Luật hình sự, bộ Luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự ... và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm khi có hiệu lực. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, góp ý việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm.
b. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân và quán triệt, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ ở các đơn vị có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm về những quy định mới trong các văn bản pháp luật.
4.2. Trách nhiệm thực hiện
a. Sở Tư pháp, Công an tinh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng có liên quan phối hợp thực hiện các nhiệm vụ tại mục 4.1.
b. Các Sở, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ trên theo chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan, đơn vị, địa phương.
5. Hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm
5.1. Nội dung
a. Thực hiện các chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương về triển khai, thực hiện các điều ước quốc tế song phương, đa phương về phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án tù.
b. Các lực lượng duy trì trao đổi thông tin tội phạm, phối hợp điều tra bắt giữ, chuyển giao tội phạm, truy nã và truy tìm tội phạm...
5.2. Trách nhiệm thực hiện
a. Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ tại điểm a mục 5.1.
b. Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Tài chính phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại điểm b mục 5.1.
c. Các Sở, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ trên theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
6. Kiện toàn Ban Chỉ đạo, xây dựng lực lượng và kinh phí thực hiện
6.1. Nội dung
a. Tiếp tục kiện toàn và bổ sung, thay đổi thành viên Ban chỉ đạo 138 tỉnh trên cơ sở Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hàng năm có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và các thành viên liên quan.
b. Rà soát tổ chức, biên chế theo hướng giảm đầu mối, bố trí lực lượng chuyên
c. Nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác; chú trọng kết hợp hiệu quả giữa kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu của từng ngành, từng địa phương.
6.2. Trách nhiệm thực hiện
a. Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ tại điểm a, b mục 6.1.
b. Sở Tài chính phối hợp các Sở, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ tại điểm C, mục 6.1.
1. Đề nghị Các Sở, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ trách nhiệm được phân công và các yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị và gửi về Ban chỉ đạo 138 tỉnh (qua Công an tỉnh - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) trước ngày 30/8/2017.
2. Các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo 138 tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm; coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của ngành, địa phương; thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo đúng Quy định về chế độ báo cáo của Ban chỉ đạo 138 tỉnh.
3. Giao Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh (Công an tỉnh) giúp Ban Chỉ đạo 138 tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và tập hợp báo cáo việc thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận: |
TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.