CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 9541/KH-UBND |
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 10 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích.
a) Triển khai thực hiện Đề án nhằm thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bảo đảm tính khả thi, thiết thực, hiệu quả.
b) Phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, trong đó Hội Luật gia các cấp từ Thành hội đến các quận, huyện hội; chi hội trực thuộc đóng vai trò quan trọng.
c) Nâng cao năng lực PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho hội viên Hội Luật gia nhằm đẩy mạnh các hoạt động này; phấn đấu đến hết năm 2016, hội viên Hội Luật gia các cấp, hội viên Hội Luật gia tham gia làm tư vấn viên, báo cáo viên pháp luật được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
d) Thu hút các tổ chức hội, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý; tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thể này với các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
2. Yêu cầu.
a. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu của Đề án do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
b. Bảo đảm sự tham gia phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai Kế hoạch này.
1. Từ thực tiễn hoạt động, đề xuất hoàn thiện một số quy định của pháp luật hiện hành tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường xã hội hóa hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật hiện hành về PBGDPL và trợ giúp pháp lý theo hướng khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cấp Hội Luật gia tham gia hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế ưu đãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí cho các hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
2. Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia tại cơ sở, ở một số tổ chức xã hội và doanh nghiệp gắn với đặc thù về chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng chủ thể.
- Khảo sát, đánh giá các mô hình, thiết chế thực hiện PBGDPL và trợ giúp pháp lý tại cơ sở; thực hiện việc lồng ghép, hỗ trợ hoạt động; huy động sự tham gia của hội viên Hội Luật gia các cấp, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện PBGDPL và trợ giúp pháp lý miễn phí, phát huy trách nhiệm xã hội của các lực lượng này.
- Trên cơ sở tận dụng các nguồn lực sẵn có, thí điểm tổ chức mô hình Trung tâm pháp luật cộng đồng tại Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật, Nhà tạm lánh, Nhà văn hóa khu dân cư, Điểm bưu điện văn hóa xã... để thực hiện các hoạt động truyền thông pháp luật, PBGDPL và trợ giúp pháp lý miễn phí kết hợp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ cho nhân dân.
3. Nâng cao năng lực cho các cấp Hội luật gia, các tổ chức xã hội trong các hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
- Biên soạn, cung cấp các tài liệu bổ trợ về PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội, với nội dung gắn với đặc thù chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng đơn vị.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các luật gia, cán bộ tư vấn của các trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức hội và cán bộ làm công tác PBGDPL của các tổ chức này.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết về trang thiết bị, cơ sở vật chất và kinh phí cho các cấp Hội Luật gia và một số đơn vị liên quan khác để tổ chức thực hiện hoạt động PBGDPL, trợ giúp pháp lý cho nhân dân.
4. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp của các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác để thúc đẩy các hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
- Xây dựng các kế hoạch, chương trình phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác để triển khai hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
- Xây dựng, ban hành và phổ biến các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho thành viên của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, trong đó xác định các tiêu chí về nghĩa vụ thực hiện PBGDPL và trợ giúp pháp lý cụ thể nhằm phát huy trách nhiệm xã hội của lực lượng tư vấn viên pháp luật, luật sư, luật gia và các đối tượng có liên quan tham gia hoạt động PBGDPL và trợ giúp pháp lý.
- Trên cơ sở định hướng công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý hằng năm của thành phố và theo từng giai đoạn của các cơ quan nhà nước, tổ chức triển khai PBGDPL, trợ giúp pháp lý cho hội viên của các tổ chức nói riêng và cho nhân dân nói chung với hình thức phù hợp từng đối tượng, địa bàn; đa dạng hóa các hình thức, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
1. Phân công trách nhiệm.
a) Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia thành phố.
Hội Luật gia thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan để triển khai thực hiện Đề án, có trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án, xây dựng Kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn;
- Lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án ở cấp thành hội và các đơn vị trực thuộc.
- Phối hợp và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp và Thủ tướng Chính phủ).
b) Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Sở Tư pháp phối hợp với Hội Luật gia thành phố hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án; phối hợp nghiên cứu biên soạn và cung cấp các tài liệu bổ trợ về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho cán bộ tư vấn của các trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức này.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nội dung liên quan trong Đề án.
c) Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính thành phố.
- Đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Hội Luật gia thành phố hướng dẫn các địa phương, các cơ quan liên quan về cơ chế tài chính trong quá trình thực hiện Đề án.
d) Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc thực hiện Đề án tại địa phương.
đ) Các Sở, Ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Hội Luật gia thành phố thực hiện Kế hoạch này.
e) Đề nghị Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tích cực phối hợp với Hội Luật gia thành phố thực hiện Kế hoạch.
g) Đề nghị Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên tăng cường phối hợp, tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
2. Tiến độ thực hiện Đề án.
- Giai đoạn I (2013 - 2014): Nghiên cứu chọn địa bàn làm mô hình điểm của thành phố - tổ chức thí điểm ở 03 quận, huyện và 05 đơn vị có Chi hội Luật gia hoạt động. Kiểm tra việc thực hiện Đề án, tổ chức sơ kết việc thực hiện chỉ đạo điểm, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án từ năm 2015 đến 2016.
- Giai đoạn II (2015 - 2016): Trên cơ sở kết quả thực hiện các mô hình điểm, mở rộng và thực hiện trên phạm vi toàn thành phố./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.