ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 29 tháng 5 năm 2018 |
Thực hiện Công văn số 2495/LĐTBXH-PCTNXH ngày 26/6/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổ chức điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho học viên cai nghiện tại các Cơ sở cai nghiện; Quyết định số 493/QĐ-BYT ngày 18/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn điều trị Methadone trong các cơ sở cai nghiện ma túy; Thông tư số 73/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lạng Sơn như sau:
1. Mục đích
Thực hiện điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone nhằm giảm tác hại do nghiện các chất dạng thuốc phiện, giảm hoạt động tội phạm và tỷ lệ tử vong. Cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho người nghiện, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng; giúp họ duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài; hạn chế vi phạm pháp luật, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.
Tập trung triển khai điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh, từ đó rút kinh nghiệm để triển khai tại các cơ sở điều trị khác trên địa bàn. Tiến tới giảm dần tần suất sử dụng và ngừng sử dụng chất dạng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị Methadone.
2. Yêu cầu
Triển khai thành lập cơ sở điều trị và cấp phát thuốc có hiệu quả, bảo đảm các quy định hiện hành. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone phải thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng; các hoạt động phải được kết hợp, lồng ghép, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai đảm bảo đồng bộ, thiết thực, hiệu quả và an toàn.
1. Mục tiêu chung
Giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện và từ nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
Triển khai thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lạng Sơn (địa chỉ: Km số 10, Quốc lộ 1A cũ, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn).
Năm 2018: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực... để đảm bảo thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định. Tổ chức tiếp nhận và điều trị khoảng 50 bệnh nhân trở lên.
Năm 2019 và các năm tiếp theo: Năm 2019 tổ chức điều trị cho trên 100 bệnh nhân; năm 2020 tổ chức điều trị cho trên 200 bệnh nhân và duy trì hoạt động trong các năm tiếp theo.
III. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC TRIỂN KHAI
1. Đối tượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
- Học viên nghiện các chất dạng thuốc phiện đang cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
- Là người nghiện các chất dạng thuốc phiện có hộ khẩu thường trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có nguyện vọng được điều trị;
- Không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật;
- Người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone và cam kết tuân thủ điều trị. Đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi, chỉ được điều trị bằng thuốc thay thế khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
2. Địa điểm triển khai
Khu C của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Km số 10, Quốc lộ 1A cũ, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
3. Nguyên tắc triển khai
- Việc triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế phải phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; có sự đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự ủng hộ của học viên và cộng đồng dân cư trên địa bàn; người bệnh tự nguyện tham gia và có cam kết tuân thủ các quy định điều trị;
- Điều trị và quản lý thuốc Methadone phải được thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Y tế;
- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được tổ chức lồng ghép với hoạt động của các Chương trình phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các hoạt động tâm lý, xã hội để việc điều trị đạt hiệu quả;
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể: Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố trong triển khai chương trình và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
1. Giải pháp về đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Khu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được sử dụng hệ thống cơ sở vật chất có sẵn của Khu C thuộc Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh có đầu tư, sửa chữa phù hợp với công năng điều trị theo quy định, bao gồm: Nơi đón tiếp, Phòng Hành chính, Phòng Cấp phát và bảo quản thuốc, Phòng Tư vấn, Phòng Khám bệnh, Phòng Xét nghiệm, Kho bảo quản thuốc Methadone;
- Ngoài ra khu điều trị phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, quản lý chất thải y tế, phòng cháy, chữa cháy theo quy định, cụ thể như sau:
+ Trang thiết bị thiết yếu phục vụ việc khám, xét nghiệm, theo dõi và cấp phát thuốc cho người bệnh (ống nghe, cân đo sức khỏe, máy đo huyết áp, giường bệnh, thiết bị bảo quản thuốc, bơm thuốc Methadone, dụng cụ xét nghiệm,..); thuốc và thiết bị cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế.
+ Thiết bị để quản lý, theo dõi người bệnh: Hệ thống máy tính, máy ảnh; camera theo dõi nơi cấp, phát thuốc, kho bảo quản thuốc…
+ Trang thiết bị phục vụ công tác hành chính, điện, nước, các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc bệnh nhân.
2. Giải pháp về nhân lực
- Nhân lực tại khu điều trị được thực hiện trên cơ sở nhân lực có sẵn tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh, bố trí cán bộ, nhân viên đối với một số vị trí làm toàn phần thời gian, một phần thời gian hoặc kiêm nhiệm;
- Bổ sung vị trí công việc còn thiếu để thực hiện việc điều trị, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân theo đúng quy định, phù hợp với quy mô, nhiệm vụ được phân công, phân cấp sử dụng cán bộ, viên chức của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh;
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ công tác tại khu điều trị đảm bảo có đủ năng lực theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh bố trí đủ cán bộ, nhân viên hoạt động tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết và quy định thời gian làm việc hợp lý để thực hiện điều trị cho bệnh nhân.
- Năm 2018: Tạm thời sử dụng cán bộ, nhân viên của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh hiện có để tham gia làm việc tại Khu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone;
- Năm 2019 và các năm tiếp theo: Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế và quy định tại Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, xây dựng Đề án vị trí việc làm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Giải pháp về kinh phí
- Kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết lập khu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đảm bảo các quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP của Chính phủ, chi trả lương, hỗ trợ làm thêm giờ cho cán bộ, nhân viên, hỗ trợ kinh phí xét nghiệm và vật tư tiêu hao: Do ngân sách tỉnh chi trả trên cơ sở thẩm định của các cơ quan chức năng;
- Kinh phí đào tạo cán bộ tại khu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone: Sử dụng kinh phí hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 và kinh phí hoạt động hàng năm của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh;
- Kinh phí mua thuốc Methadone: Thuốc Methadone được cấp miễn phí cho bệnh nhân trong giai đoạn Bộ Y tế cấp thuốc cho tỉnh. Khi Bộ Y tế không cấp thuốc miễn phí, kinh phí mua thuốc sẽ được huy động từ bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân. Mức đóng góp sẽ được quy định cụ thể tại thời điểm triển khai thực hiện xã hội hóa;
- Nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, huy động đóng góp của cộng đồng (xã hội hóa) và các nguồn hợp pháp khác.
4. Giải pháp về xã hội hóa
Thực hiện từng bước xã hội hóa để có nguồn thu cho khu điều trị Methadone duy trì hoạt động và theo hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền.
5. Giải pháp về phối hợp
- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan và chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone trên tất cả các lĩnh vực, tạo sự đồng thuận của xã hội trong triển khai kế hoạch và tạo điều kiện cho bệnh nhân được hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện;
- Tăng cường sự phối kết hợp với các đơn vị có liên quan của ngành Y tế, thực hiện việc chuyển gửi người bệnh đến các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS khi cần thiết.
V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI
1. Năm 2018
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện công bố đủ điều kiện hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone như: Sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; cử cán bộ đi đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; bố trí biên chế để đảm bảo nhân lực theo yêu cầu;
- Tuyên truyền cho người dân, học viên về tác dụng của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone để nâng cao nhận thức của người dân về điều trị thay thế;
- Đón tiếp bệnh nhân tham gia điều trị Methadone;
- Đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai;
- Xây dựng kế hoạch năm 2019.
2. Năm 2019 và những năm tiếp theo
- Duy trì hoạt động của khu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone đã thành lập. Nâng số bệnh nhân điều trị đạt khoảng 100 người vào năm 2019, đến trên 200 người vào năm 2020 và duy trì trong những năm tiếp theo;
- Hàng năm đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc triển khai Kế hoạch để bổ sung, hoàn thiện khu điều trị.
1. Giai đoạn từ năm 2018 - 2020
- Ngân sách tỉnh: Bảo đảm kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trả lương, phụ cấp cho cán bộ, chi phí đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ theo quy định;
- Ngân sách Trung ương, các dự án Quốc tế hỗ trợ: Mua thuốc, vật tư tiêu hao, thông tin, tuyên truyền…;
- Nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, huy động đóng góp của cộng đồng (xã hội hóa); các nguồn hợp pháp khác.
2. Giai đoạn sau năm 2020
Từng bước thực hiện tự chủ theo quy định và thực hiện lộ trình xã hội hóa công tác điều trị thay thế, bệnh nhân thực hiện chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị khi tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện theo quy định.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch;
- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Đề án vị trí việc làm, số lượng người làm việc trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt;
- Chỉ đạo Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh thực hiện sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho khu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone theo quy định hiện hành trên cơ sở dự toán kinh phí được UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ; công bố đủ điều kiện và tổ chức hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại cơ sở theo đúng quy định; vận động các nguồn lực hỗ trợ triển khai thực hiện điều trị tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; hàng năm tổng hợp, lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hỗ trợ bệnh nhân trong việc đào tạo nghề, tạo việc làm, giúp bệnh nhân ổn định đời sống, tái hòa nhập cộng đồng.
2. Sở Y tế
- Thẩm định, công bố đủ điều kiện hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lạng Sơn;
- Chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho khu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh theo đúng quy định chuyên môn của Bộ Y tế; phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra việc quản lý thuốc Methadone; kiểm tra, theo dõi các hoạt động của khu điều trị; tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm liên quan đến việc triển khai điều trị.
3. Công an tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan triển khai hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; phối hợp tham gia quản lý bệnh nhân, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn
Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Tài chính
Hàng năm chủ trì thẩm định dự toán kinh phí do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh cân đối nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn và giám sát việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.
6. Sở Nội vụ
Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh về vị trí việc làm, biên chế, tổ chức, bố trí nhân lực, chế độ lương, phụ cấp và các chế độ chính sách có liên quan cho cán bộ, nhân viên của khu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh.
7. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
Hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận của xã hội trong triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Tham gia quản lý, hỗ trợ người bệnh tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone và tái hòa nhập cộng đồng.
8. Các sở, ban, ngành khác của tỉnh: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp triển khai các hoạt động của Kế hoạch để việc triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh đạt hiệu quả.
9. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động của Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai Kế hoạch trên địa bàn; chỉ đạo lực lượng công an tham gia phối hợp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, bảo vệ kho thuốc Methadone;
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh tổ chức điều trị và quản lý, giám sát, hỗ trợ người bệnh tham gia điều trị tại cơ sở;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo, dạy nghề, tìm việc làm, hỗ trợ tâm lý và các điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho người bệnh.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.