ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 07 năm 2015 |
Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; nhằm đánh giá, đôn đốc, hướng dẫn kịp thời công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với những nội dung như sau:
1. Nắm bắt tình hình và kết quả triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở theo Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp năm 2015; tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, bản, khu dân cư.
2. Phát hiện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
3. Công tác kiểm tra phải bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (Nội dung kiểm tra cụ thể thực hiện theo đề cương báo cáo ban hành kèm theo Kế hoạch kiểm tra này).
III. CÁCH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
1.1. Kiểm tra trực tiếp tại các huyện, thị xã, thành phố
Tổ chức thành lập 03 Đoàn kiểm tra để thực hiện kiểm tra trực tiếp tại một số địa phương. Đoàn kiểm tra do 01 đồng chí thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn kiểm tra có đại diện lãnh đạo phòng, ban các cơ quan, cụ thể như sau:
a) Đoàn kiểm tra số 1:
Kiểm tra tại huyện huyện Lang Chánh, Nga Sơn.
Thành phần Đoàn kiểm tra: Đồng chí Bùi Đình Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn gồm đại diện các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp.
b) Đoàn kiểm tra số 2:
Kiểm tra tại huyện Triệu Sơn và huyện Cẩm Thủy.
Thành phần Đoàn kiểm tra: Đồng chí Hoàng Khắc Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh làm Trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn gồm đại diện các cơ quan: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Tư pháp.
c) Đoàn kiểm tra số 3:
Kiểm tra tại huyện Hoằng Hóa và huyện Thường Xuân.
Thành phần Đoàn kiểm tra: Đồng chí Nguyễn Xuân Thanh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn gồm đại diện các cơ quan: Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Sở Tư pháp.
Tại mỗi huyện, Đoàn kiểm tra làm việc với đại diện lãnh đạo UBND, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện, các tổ chức, phòng, đơn vị có liên quan, nghe báo cáo, thảo luận về các nội dung tại mục II Kế hoạch này và làm việc trực tiếp với 01 hoặc 02 đơn vị cơ sở.
1.2. Hoạt động tự kiểm tra của các huyện, thị xã, thành phố
Cùng với hoạt động kiểm tra trực tiếp của các Đoàn kiểm tra tỉnh, UBND các các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và tự tổ chức kiểm tra, báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp).
Thời gian kiểm tra từ ngày 15/7/2015 đến ngày 15/8/2015. Các Trưởng đoàn kiểm tra thông báo cụ thể về thời gian kiểm tra tại các huyện.
Kết thúc đợt kiểm tra các Đoàn kiểm tra, các đơn vị, địa phương tự kiểm tra báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 10/8/2015 để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp.
1. Kinh phí thực hiện kiểm tra theo quy định về chế độ tài chính hiện hành. Đối với các Đoàn kiểm tra của tỉnh, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí để phục vụ cho hoạt động chuyên môn của các Đoàn kiểm tra (Tổng hợp kết quả, chuẩn bị báo cáo và các hoạt động khác phục vụ công tác kiểm tra).
2. Trưởng các Đoàn kiểm tra thông báo lịch kiểm tra cho thành viên Đoàn kiểm tra và UBND các huyện thuộc địa bàn được kiểm tra.
3. UBND các huyện thuộc địa bàn được kiểm tra:
- Chuẩn bị báo cáo bằng văn bản và gửi về Trưởng đoàn kiểm tra và Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (Sở Tư pháp) trước 05 ngày Đoàn tiến hành kiểm tra.
- Mời đại biểu đúng thành phần, gồm lãnh đạo UBND huyện; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện, các tổ chức, phòng, đơn vị có liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; XÂY DỰNG, THỰC HIỆN
HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, KHU DÂN CƯ
(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa)
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Đánh giá tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở từ ngày 01/01/2014 đến thời điểm kiểm tra, gồm các nội dung:
1. Công tác ban hành văn bản (Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn) triển khai, sơ kết, tổng kết hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở.
2. Củng cố, kiện toàn và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các huyện, thị xã, thành phố; củng cố kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật; tổ hòa giải, đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động cho lực lượng này (số lượng, chất lượng, việc tập huấn nghiệp vụ, pháp luật và tình hình, kết quả hoạt động của đội ngũ này).
3. Nội dung hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, tập trung đánh giá các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mới, có hiệu quả đã và đang được triển khai.
4. Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở.
II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
1. Thực trạng xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước (Số liệu báo cáo từ năm 1998 đến nay)
1.1. Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương và nhận thức của cộng đồng dân cư, người dân đối với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
1.2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng; cơ chế phối hợp của cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước:
- Ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quy định cụ thể việc quản lý nhà nước và định hướng nội dung hương ước, quy ước.
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (nêu rõ các văn bản đã được ban hành).
- Quan hệ phối hợp giữa cơ quan Tư pháp với cơ quan Văn hóa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
- Hoạt động theo dõi, kiểm tra; tổ chức sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
1.3. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước:
- Tình hình xây dựng hương ước, quy ước:
+ Tổng số hương ước, quy ước được ban hành (nêu rõ số lượng làng, bản, thôn, ấp, khu dân cư đã xây dựng hương ước, quy ước; số lượng hương ước, quy ước đã được phê duyệt, số lượng hương ước, quy ước chưa được phê duyệt).
+ Nội dung và hình thức thể hiện của hương ước, quy ước (nội dung chủ yếu của hương ước, quy ước; có đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức của hương ước, quy ước theo Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BVHTT-BTTUBTUMTTQVN; có sự sao chép quy định của pháp luật, của hương ước, quy ước mẫu không?; có phù hợp với truyền thống, phong tục và bản sắc của địa phương không? có đưa ra những quy định trái pháp luật không?...).
+ Việc tuân thủ thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt hương ước, quy ước.
+ Sửa đổi, bổ sung các bản hương ước, quy ước (nêu rõ số lượng hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung; số lượng hương ước, quy ước được ban hành mới sau các đợt rà soát; kết quả thí điểm sửa đổi hương ước, quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới theo Công văn số 3349/BVHTTDL-GĐ ngày 13/9/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
- Tình hình thực hiện hương ước, quy ước:
+ Việc niêm yết, phổ biến hương ước, quy ước đã được phê duyệt đến từng thành viên trong cộng đồng dân cư; việc tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn; mức độ chấp hành, thực hiện của người dân đối với quy định được đề ra trong các bản hương ước, quy ước.
+ Kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước hàng năm (nêu rõ những vấn đề phát hiện được qua kiểm tra từ thực tiễn thực hiện hương ước, quy ước của địa phương).
+ Việc lồng ghép xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các phong trào, cuộc vận động khác do Trung ương và địa phương phát động.
- Các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước (bố trí cán bộ; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ này; kinh phí của địa phương dành cho việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước).
1.4. Giới thiệu các mô hình điển hình của địa phương trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.
2. Đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
- Hiệu quả đạt được (chú ý đánh giá vai trò, tác động, sự cần thiết của việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân ở địa phương; trong xây dựng, tổ chức các hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư).
- Tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân.
- Bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.
Kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.