ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9437/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 08 tháng 12 năm 2022 |
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
Thực hiện Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 246/TTr-SNN ngày 31/10/2022 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025, với các nội dung sau:
1. Mục tiêu chung: Tổ chức chương trình đào tạo nông dân, người lao động nông thôn đáp ứng thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 19 về nông nghiệp nông dân và nông thôn. Xác định rõ các đối tượng đào tạo nghề ở nông thôn để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, gắn với tạo việc làm sau đào tạo sát yêu cầu thực tiễn và hiệu quả, đặc biệt thúc đẩy phát triển ngành nghề dịch vụ nông nghiệp; nâng cao năng lực thực hành, kiến thức để người nông dân trở thành chủ thể sản xuất hàng hóa thực sự, áp dụng công nghệ để phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng quy mô sản xuất và tham gia các tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết với doanh nghiệp trong các chuỗi giá trị.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
a) Đến năm 2025 tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo lên 60%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 30%; thu nhập của dân cư nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
b) Đào tạo nghề nông nghiệp cho 10.160 lao động nông thôn, trong đó:
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp để 80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
- Đào tạo cho 9.960 lao động nông thôn tham gia các vùng nguyên liệu; lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững.
a) Khảo sát, xác định nhu cầu học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và phát triển kinh tế xã hội của địa phương để đào tạo nghề đảm bảo được nội dung, mục tiêu đề ra.
b) Xây dựng các chuyên trang, phóng sự tuyên truyền về chủ trương, định hướng phát triển kinh tế nông thôn, sản xuất nông nghiệp, các yêu cầu về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; tổ chức các hội nghị, hội thảo về công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động ngành nông nghiệp.
c) Xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; tiêu chí đánh giá hiệu quả sau đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
2. Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo: Hỗ trợ các Trung tâm dạy nghề xây dựng các chương trình, giáo trình cập nhật kiến thức, kỹ năng cho lao động sản xuất các sản phẩm chủ lực ở địa phương, sản phẩm có giá trị kinh tế, xuất khẩu và phát triển du lịch nông thôn; kỹ năng quản lý, ứng dụng các công nghệ thông tin, quản trị maketing, tài chính, chuyển đổi số; truy xuất nguồn gốc và xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
3. Nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:
a) Nội dung đào tạo các nghề để thực hiện:
- Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Nghị quyết số 21/NQ-TU ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp chủ trì, gồm (1) Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ; (2) Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; (3) Phát triển du lịch nông thôn tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình, đề án, kế hoạch trọng tâm khác của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
b) Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động biết ứng dụng các công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị marketing, tài chính và biết xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường); các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.
d) Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
đ) Bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới: Dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số; marketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và giám đốc HTX nông nghiệp; cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, chế biến mới, phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Quy mô đào tạo và danh mục nghề dự kiến đào tạo theo các Phụ lục 1,2,3 đính kèm.
4. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng cho người dạy nghề nông nghiệp, cán bộ quản lý:
a) Tổ chức tham gia bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, cập nhật các chủ trương định hướng, kiến thức sản xuất nông nghiệp cho đội ngũ giảng viên, nghệ nhân, thợ giỏi, cán bộ khuyến nông các cấp tham gia đào tạo nghề nông nghiệp.
b) Tổ chức các lớp tập huấn TOT cho đội ngũ giảng viên, cán bộ khuyến nông các cấp về công tác tuyển sinh, tổ chức lớp học và phương pháp đào tạo trực tiếp, trực tuyến phù hợp với mọi điều kiện.
c) Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện cho người làm công tác quản lý đào tạo nghề nông nghiệp ở các cấp.
5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập: trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng đủ điều kiện thực hành cho các cơ sở dạy nghề công lập thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch: thiết lập bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả sau đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết chất lượng các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các địa phương.
a) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng như truyền thanh, truyền hình địa phương về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dạy nghề, đào tạo nghề sâu rộng trong cán bộ, nhân dân nhằm chuyển biến nhận thức và tầm quan trọng của học nghề cho người lao động.
b) Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho lao động nông thôn; xu hướng sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới.
a) Các địa phương điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động nông nghiệp nông thôn, lao động qua đào tạo; xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch 5 năm và từng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó xác định các nghề cần, lĩnh vực ưu tiên đào tạo để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đáp ứng được các mục tiêu, định hướng của tỉnh.
b) Phối hợp xác định danh mục nghề nông nghiệp đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn.
c) Chủ động đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đào tạo ngay từ khâu xác định nội dung, nghề, số lượng đào tạo, phân công lao động trong các lĩnh vực.
d) Tổ chức thí điểm các mô hình đào tạo để nhân rộng;
đ) Huy động sự tham gia của các hội, đoàn thể, tổ chức đại diện của người lao động trong việc giám sát thực hiện Kế hoạch.
3. Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục nghề và mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho lao động tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025.
b) Rà soát chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã vào các hoạt động đào tạo, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.
4. Đẩy mạnh gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, hợp tác xã, tư nhân trong xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và đánh giá, cấp chứng chỉ, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp: Đa dạng hoá các hình thức hợp tác, gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng huy động doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào toàn bộ quá trình đào tạo. Phát triển mạnh các mô hình đào tạo nghề tại doanh nghiệp, hợp tác xã và học nghề theo công việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã. Xây dựng năng lực cần thiết để triển khai các mô hình. Nhân rộng mô hình đào tạo liên kết nhà trường và doanh nghiệp, hợp tác xã. Có các mô hình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, hợp tác xã phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù, nhóm yếu thế, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn.
5. Huy động nguồn lực để đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
a) Các cơ quan thường trực các chương trình mục tiêu quốc gia bố trí kinh phí trung hạn, hàng năm cho nội dung thành phần về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các nguồn vốn trong chương trình;
b) Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác đào tạo nghề nông nghiệp.
6. Kinh phí và cơ chế thực hiện
a) Kinh phí thực hiện:
Nguồn vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan;
Vốn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
b) Cơ chế chính sách: Thực hiện theo Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định khác có liên quan.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan quản lý, chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo kịp thời, đạt mục tiêu và hiệu quả, cụ thể:
a) Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch; hàng năm báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Lâm Đồng;
b) Xây dựng kế hoạch hàng năm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo nội dung quy định tại Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương rà soát, tổng hợp đề xuất UBND tỉnh phê duyệt bổ sung danh mục nghề cần đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển của địa phương.
2. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội:
a) Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; các chương trình, đề án để phát triển nhân lực có kỹ năng nghề gắn với thị trường lao động.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng danh mục nghề và các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
c) Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai Kế hoạch.
3. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn theo kế hoạch; quản lý kinh phí, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh giá kết quả đào tạo nghề theo quy định;
b) Hàng năm, khảo sát nhu cầu học nghề, đào tạo nghề của người lao động và căn cứ danh mục nghề đã ban hành và nhu cầu thực tế để lựa chọn nội dung, dự toán, lập kế hoạch gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình phê duyệt để triển khai thực hiện.
4. Các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:
a) Chủ động ra soát và xây dựng các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi an toàn, các nghề dịch vụ nông nghiệp.
b) Phối hợp với các địa phương trên địa bàn khảo sát nhu cầu học tập nghề của lao động nông thôn, tổ chức tuyển sinh và tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
c) Tổng hợp kết quả của từng lớp/khóa học, báo cáo kết quả về cơ quan quản lý tại địa phương, cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi và tổng hợp theo quy định.
d) Đổi mới phương pháp đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc, đào tạo thực hành là chính, đào tạo tại nơi sản xuất.
5. Các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp:
a) Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo giáo dục nghề nghiệp các trình độ sơ cấp, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
b) Cử người có đủ điều kiện tham gia đào tạo, xây dựng danh mục ngành, nghề; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia hội đồng trường, hội đồng quản trị và hội đồng kỹ năng ngành hoặc nghề phù hợp.
c) Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các sở ngành, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO
ĐỘNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 9437/UBND-NN ngày 08/12/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT |
Địa phương |
Tổng số học viên (người) |
||||
Giai đoạn 2021-2025 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
1 |
Thành phố Đà Lạt |
140 |
35 |
35 |
35 |
35 |
2 |
Thành phố Bảo Lộc |
1050 |
350 |
350 |
175 |
175 |
3 |
Huyện Lạc Dương |
1015 |
280 |
245 |
245 |
245 |
4 |
Huyện Đơn Dương |
460 |
105 |
105 |
120 |
130 |
5 |
Huyện Lâm Hà |
700 |
175 |
175 |
175 |
175 |
6 |
Huyện Đức Trọng |
160 |
40 |
40 |
40 |
40 |
7 |
Huyện Di Linh |
1100 |
200 |
300 |
300 |
300 |
8 |
Huyện Bảo Lâm |
420 |
105 |
105 |
105 |
105 |
9 |
Huyện Đam Rông |
3855 |
905 |
970 |
985 |
995 |
10 |
Huyện Đạ Huoai |
510 |
150 |
120 |
120 |
120 |
11 |
Huyện Đạ Tẻh |
350 |
85 |
90 |
90 |
85 |
12 |
Huyện Cát Tiên |
200 |
50 |
50 |
50 |
50 |
|
Tổng |
9.960 |
2.480 |
2.585 |
2.440 |
2.455 |
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO
GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 9437/UBND-NN
ngày 08/12/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT |
Năm |
Nhu cầu đào tạo (người) |
Đối tượng đào tạo |
1 |
2022 |
50 |
Thành viên quản lý, ban quản trị HTX |
2 |
2023 |
50 |
Thành viên quản lý, ban quản trị HTX |
3 |
2024 |
50 |
Thành viên quản lý, ban quản trị HTX |
4 |
2025 |
50 |
Thành viên quản lý, ban quản trị HTX |
Tổng cộng |
200 |
|
DANH MỤC NGHỀ NÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN ĐÀO TẠO
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 9437/UBND-NN
ngày 08/12/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT |
Danh mục nghề |
A |
NHÓM NGHỀ SẢN XUẤT |
I |
Lĩnh vực Trồng trọt |
1 |
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
1.1 |
Trồng và chăm sóc rau trong nhà có mái che |
1.2 |
Trồng và chăm sóc hoa trong nhà có mái che |
1.3 |
Trồng cây và chăm sóc cây ăn quả hàng năm trong nhà có mái che: dâu tây, dưa lưới... |
1.4 |
Ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong nuôi cấy, nhân giống cây trồng: hoa, rau, cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp... |
2 |
Nông nghiệp hữu cơ |
2.1 |
Trồng lúa hữu cơ |
2.2 |
Trồng rau hữu cơ |
2.3 |
Trồng cây ăn quả hữu cơ |
2.4 |
Trồng chè, cà phê, hồ tiêu, điều hữu cơ |
2.5 |
Trồng cây dược liệu, hương liệu hữu cơ |
3 |
Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP |
3.1 |
Trồng rau theo tiêu chuẩn GAP |
3.2 |
Trồng cây gia vị theo tiêu chuẩn GAP |
3.3 |
Trồng lúa theo tiêu chuẩn GAP |
3.4 |
Trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn GAP |
3.5 |
Trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GAP |
3.6 |
Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn GAP |
3.7 |
Trồng chè, cà phê, điều, hồ tiêu theo tiêu chuẩn GAP |
II |
Lĩnh vực Chăn nuôi |
1 |
Chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, hữu cơ |
2 |
Chăn nuôi bò lấy thịt theo hướng công nghiệp |
3 |
Chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp |
4 |
Chăn nuôi bò theo hướng hữu cơ |
5 |
Chăn nuôi gà đẻ trứng theo hướng công nghiệp |
6 |
Chăn nuôi gà lấy thịt theo hướng công nghiệp |
7 |
Chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ |
8 |
Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng theo hướng hữu cơ |
9 |
Chăn nuôi chim bồ câu, chim yến và các loại chim khác |
10 |
Khai thác và thụ tinh nhân tạo cho vật nuôi |
11 |
Hoat động ấp trứng và sản xuất giống gia cầm |
III |
Lĩnh vực thủy sản |
1 |
Nuôi cá nước lạnh |
2 |
Nuôi tôm áp dụng công nghệ cao |
3 |
Nuôi cá nước ngọt hữu cơ |
4 |
Nuôi cá nước ngọt trong lồng |
5 |
Sản xuất giống cá, tôm áp dụng công nghệ cao |
IV |
Lĩnh vực Lâm nghiệp |
1 |
Trồng thâm canh rừng cây gỗ lớn |
2 |
Trồng rừng theo chứng chỉ FSC |
3 |
Trồng, khai thác một số loài cây dưới tán rừng |
4 |
Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp |
5 |
Trồng các cây lâm sản ngoài gỗ (song, mây, tre, trúc, luồng, các loại cây khác...) |
6 |
Trồng cây đô thị |
7 |
Sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp |
B |
NHÓM NGHỀ BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ THÚ Y |
I |
Lĩnh vực Bảo vệ thực vật |
1 |
Sản xuất các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật, hữu cơ vi sinh |
2 |
Phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả |
3 |
Phòng trừ sâu bệnh trên cây công nghiệp |
4 |
Phòng trừ sâu bệnh trên cây lâm nghiệp |
5 |
Phòng trừ sâu bệnh trên cây lương thực |
6 |
Phòng trừ dịch hại tổng hợp |
7 |
Quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật |
8 |
Quản lý dịch hại tổng hợp trong nhà có mái che |
II |
Lĩnh vực thú y |
1 |
Bệnh học đối với lợn |
2 |
Bệnh học đối với bò |
3 |
Bệnh học đối với gia cầm |
4 |
Bệnh học đối với tôm |
5 |
Bệnh học đối với cá tra, basa |
6 |
Thú y cộng đồng |
C |
NHÓM NGHỀ CHẾ BIẾN |
I |
Lĩnh vực Trồng trọt |
1 |
Sơ chế và đóng gói các sản phẩm rau, gia vị... |
2 |
Chế biến và bảo quản các sản phẩm tiêu, điều, cà phê... |
3 |
Sơ chế và bảo quản mủ cao su |
4 |
Sơ chế và bảo quản các sản phẩm trái cây |
5 |
Sơ chế và bảo quản các sản phẩm cây dược liệu |
6 |
Chế biến và sử dụng phân phân bón hữu cơ sinh học |
II |
Lĩnh vực Chăn nuôi |
1 |
Chế biến và bảo quản sản phẩm thịt lợn |
2 |
Chế biến và bảo quản sản phẩm thịt bò |
3 |
Chế biến và bảo quản sản phẩm thịt gia cầm |
4 |
Sơ chế và bảo quản trứng |
5 |
Chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi |
III |
Lĩnh vực Thủy sản |
1 |
Chế biến đồ hộp |
2 |
Chế biến đông lạnh |
3 |
Sơ chế và bảo quản thủy sản |
IV |
Lĩnh vực Lâm nghiệp |
1 |
Mộc dân dụng |
2 |
Mộc mỹ nghệ |
3 |
Sản xuất đồ mộc từ ván nhân tạo |
4 |
Kỹ thuật sản xuất đồ mộc |
5 |
Mộc công nghiệp, kỹ thuật ván ghép thanh |
6 |
Công nghệ sản xuất ván nhân tạo |
7 |
Chế biến và bảo quản gỗ |
8 |
Gia công và thiết kế sản phẩm mộc |
9 |
Kỹ thuật sấy gỗ |
10 |
Tiện gỗ |
11 |
Xẻ máy |
12 |
Chế biến và bảo quản lâm sản ngoài gỗ |
D |
NHÓM NGHỀ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP |
1 |
Dịch vụ nghề cá |
2 |
Quản lý trang trại |
3 |
Giám đốc Hợp tác xã |
4 |
Thủ công mỹ nghệ (mây tre đan, sơn mài, gốm, đúc đồng, khảm, gỗ mỹ nghệ...) |
5 |
Nghề bán hàng online |
6 |
Nghề kinh doanh các sản phẩm nông sản |
7 |
Nghề cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp (sử dụng, sửa chữa máy làm đất, máy gieo sạ, máy cấy, thu hoạch và phun thuốc BVTV) |
8 |
Chuyển đổi số trong quản trị sản xuất |
9 |
Sản xuất ứng dụng kỹ thuật số |
10 |
Dịch vụ nông nghiệp nông thôn |
11 |
Môi trường nông thôn |
12 |
Dịch vụ du lịch nông thôn |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.