ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9403/KH-UBND |
Đắk Lắk, ngày 21 tháng 11 năm 2016 |
ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2016
Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; thực hiện theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 123/TTr-LĐTBXH ngày 15/11/2016,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 với một số nội dung như sau:
1. Mục đích:
Xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đến thời điểm cuối năm 2016 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 để làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2016 và thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội cho năm 2017.
2. Yêu cầu:
- Việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được thực hiện từ thôn, buôn, tổ dân phố, phải đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, có ý kiến tham gia của người dân về kết quả điều tra, rà soát.
- Kết thúc điều tra, rà soát, từng thôn, buôn, tổ dân phố (sau đây gọi là cấp thôn), từng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã), từng huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là cấp huyện) phải xác định chính xác và lập danh sách để theo dõi, quản lý: Hộ nghèo, hộ cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo; hộ thoát nghèo; hộ thoát cận nghèo; hộ nghèo phát sinh; hộ cận nghèo phát sinh.
1. Tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
2. Đối tượng, phạm vi: Hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Phương pháp: Thực hiện điều tra, rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình hướng dẫn.
4. Quy trình điều tra, rà soát: Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh Đắk Lắk, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.
5. Kinh phí điều tra, rà soát:
5.1. Kinh phí do ngân sách tỉnh bảo đảm: 449.000.000 đồng (Bốn trăm bốn mươi chín triệu đồng). Nguồn kinh phí thực hiện cụ thể:
a) Xây dựng phương án, kế hoạch điều tra, rà soát: 3.000.000 đồng
- Đề cương tổng quát: 1.000.000 đồng
- Đề cương chi tiết: 2.000.000 đồng
b) Chi thiết lập phiếu, biểu mẫu: 6.500.000 đồng
- Đến 30 chỉ tiêu: 6 biểu x 750.000 đồng/biểu = 4.500.000 đồng
- Trên 30 chỉ tiêu: 2 biểu x 1.000.000 đồng/biểu = 2.000.000 đồng
c) In tài liệu hướng dẫn, phiếu, biểu mẫu phục vụ điều tra rà soát: 240.000.000 đồng
- In tài liệu hướng dẫn: 3.000 cuốn x 15.000 đồng: 45.000.000 đồng
- In phiếu, biểu mẫu rà soát: 180.000.000 đồng
- In kết quả điều tra, ấn phẩm điều tra: 15.000.000 đồng
d) Chỉ một số nội dung khác có liên quan: 179.500.000 đồng
- Kiểm tra, giám sát công tác điều tra: 50.000.000 đồng
- Xử lý kết quả điều tra: 15.000.000 đồng
- Viết báo cáo kết quả điều tra ở tỉnh: 8.000.000 đồng
- Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền: 36.500.000 đồng
- Làm thêm giờ cho Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh, tổ giúp việc, Lãnh đạo và cán bộ Sở Lao động - TBXH: 70.000.000 đồng
đ) Kinh phí dự phòng: 20.000.000 đồng
5.2. Kinh phí do ngân sách, thị xã, thành phố bảo đảm, gồm:
a) Tập huấn cho cán bộ cấp huyện, cấp xã và điều tra viên trực tiếp tham gia điều tra, rà soát: Mức chi thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Kiểm tra, giám sát và thông tin tuyên truyền về công tác điều tra rà soát ở cấp huyện, cấp xã; in, phô tô bổ sung thêm phiếu; biểu mẫu điều tra, tài liệu hướng dẫn (theo nhu cầu thực tế): Thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.
c) Tiền công điều tra, rà soát và tổng hợp: Khoán gọn theo mức cụ thể như sau:
- Tiền công cho điều tra viên:
+ Nhận dạng nhân hộ gia đình theo phiếu A: 3.000 đồng/hộ.
+ Lập danh sách phân loại hộ theo phụ lục 2a, 2b: 500 đồng/hộ.
+ Khảo sát xác định hộ nghèo, cận nghèo theo phiếu B: 15.000 đồng/phiếu.
+ Thu thập đặc điểm hộ nghèo, cận nghèo theo phiếu C: 3.000 đồng/phiếu.
- Tiền công tổng hợp và lập danh sách ở cấp thôn:
+ Tổng hợp kết quả theo biểu tổng hợp số 1: 150.000 đồng/biểu.
+ Lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo phát sinh, hộ cận nghèo phát sinh, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo: 500 đồng/hộ.
- Tiền công thẩm định, kiểm tra, tổng hợp, lập danh sách ở cấp xã:
+ Kiểm tra phiếu A, biểu tổng hợp số 1, phụ lục 2a và 2b: 2.000 đồng/biểu, phiếu.
+ Kiểm tra phiếu B, phiếu C: 500 đồng/phiếu.
+ Tổng hợp theo các phụ lục từ số 4.3 đến 4.9: 100.000 đồng/biểu.
+ Lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo phát sinh, hộ cận nghèo phát sinh, họ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo: 500 đồng/hộ.
- Tiền công thẩm định, kiểm tra, tổng hợp cấp huyện:
+ Thẩm định, kiểm tra phiếu A, biểu tổng hợp số 1, phụ lục 2a, 2b và các phụ lục từ số 4.3 đến số 4.9: 2.000đồng/biểu, phiếu
+ Thẩm định, kiểm tra phiếu B, phiếu C: 500 đồng/phiếu.
+ Tổng hợp theo các phụ lục từ số 5.3 đến 5.9: 100.000 đồng/biểu.
- Tiền công nhập tin dữ liệu quản lý hộ nghèo, cận nghèo: 5.000 đồng/hộ.
5.3. Nguồn kinh phí thực hiện:
- Kinh phí do ngân sách tỉnh bảo đảm (mục 5.1, phần II kế hoạch này): Từ nguồn kinh phí không tự chủ năm 2016 đã được UBND tỉnh giao đầu năm và nguồn kinh phí năm 2015 chuyển nguồn sang năm 2016.
- Kinh phí ở cấp huyện (mục 5.2, phần II kế hoạch này): Chi từ nguồn kinh phí đảm bảo xã hội và kinh phí dự phòng đã được phân bổ trong dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 cho các huyện, thị xã, thành phố.
Các khoản kinh phí phát sinh ngoài kế hoạch này, có liên quan đến công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2016 thì UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét, bố trí thực hiện theo đúng quy định.
1. Thời gian thực hiện:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai điều tra, rà soát; báo cáo kết quả sơ bộ trước ngày 15/12/2016 và báo chính thức trước ngày 25/12/2016, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả trước ngày 31/12/2016.
2. Phân công trách nhiệm:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm:
- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở Ban Chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh và bổ sung thành viên từ Cục thống kê tỉnh;
- Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch tổ chức điều tra, rà soát;
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã; hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát; thiết lập biểu mẫu, phiếu rà soát thống nhất trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố để các địa phương thực hiện theo đúng quy trình và đúng thời hạn quy định;
- Tổ chức phúc tra kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại;
- Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chung toàn tỉnh; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý.
b) Các thành viên Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh:
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tại cấp huyện, cấp xã theo địa bàn phân công (có phụ lục kèm theo kế hoạch này), để các địa phương thực hiện rà soát đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu đề ra.
- Kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo đúng trách nhiệm, quyền hạn; thường xuyên báo cáo tình hình về kết quả rà soát và những vấn đề phát sinh, những khó khăn, vướng mắc cho- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Thành lập Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện và bổ sung thành viên là cơ quan thống kê cùng cấp để thực hiện;
- Xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
- Tổ chức tuyên truyền cho các ngành, các cấp và người dân biết và hiểu về ý yêu cầu của công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2016;
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp tham gia điều tra, rà soát và các giám sát viên (tổ chức tập trung theo đơn vị hành chính hoặc theo cụm xã, tùy theo số lượng cán bộ tham gia tập huấn);
- Chỉ đạo các thành viên Ban chỉ đạo điều tra và các phòng, ban phối hợp kiểm tra, giám sát công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng quy trình và đúng thời hạn quy định;
- Tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp xã trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào phần mềm quản lý.
- Trên cơ sở tài liệu hướng dẫn và phiếu, biểu mẫu điều tra, rà soát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp phát, nếu còn thiếu thì in, phô tô bổ sung thêm để cấp phát kịp thời cho giám sát viên, điều tra viên thực hiện điều tra, rà soát.
Căn cứ kế hoạch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện; kịp thời báo cáo, đề xuất những vấn đề vướng mắc, phát sinh cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
BẢNG PHÂN CÔNG ĐỊA BÀN KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỀ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số: 9403/KH-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)
STT |
Họ và tên |
Đơn vị |
Địa bàn theo dõi, kiểm tra |
1 2 |
Hồ Xuân Phước Lãnh đạo Sở TNMT |
Sở Tài chính Sở Tài nguyên - MT |
Huyện Krông Bông |
3 4 |
Nguyễn Quang Trường Nguyễn Văn Đàn |
Sở Lao động-TB&XH |
Huyện Cư Kuin |
5 6 |
Lãnh đạo Hội LHPN Vương Hữu Nhi |
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sở Khoa học & Công nghệ |
Huyện Ea Kar |
7 8 |
Nguyễn Xuân Loãn Lãnh đạo Sở VHTTDL |
Hội nông dân tỉnh Sở Văn hóa - TTDL |
Huyện Krông Ana |
9 |
Phùng Văn Định |
Sở Kế hoạch - Đầu Tư |
Tx. Buôn Hồ |
10 11 |
Nguyễn Ngọc Quang Lãnh đạo Công an tỉnh |
Sở Giáo dục & Đào tạo Công an tỉnh |
Huyện Krông Búk |
12 13 |
Nay Tơrưng Y Puăt Tor |
Hội cựu chiến binh tỉnh Sở Giao thông - Vận tải |
Huyện M’Đrắk |
14 15 |
H’Yâo Knul Lãnh đạo Sở Y tế |
Sở Nội vụ Sở Y tế |
Huyện Ea H’leo |
16 |
Y Nhuần Byă |
Tỉnh đoàn |
Huyện Krông Năng |
17 |
Đỗ Thị Mến |
Ngân hàng CSXH tỉnh |
Huyện Buôn Đôn |
18 19 |
Lãnh đạo BCHQS tỉnh Nguyễn Văn Nghiêm |
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sở Công thương |
Huyện Ea Súp |
20 |
Y Ring Adrơng |
Ban dân tộc tỉnh |
Huyện Krông Pắc |
21 |
Y Pôl Tơr |
Sở Tư pháp |
Tp. Buôn Ma Thuột |
22 23 |
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc VN tỉnh Vũ Minh Thành |
Ủy ban MTTQVN tỉnh
|
Huyện Lắk |
24 |
Vũ Văn Đông |
Sở Nông nghiệp &PTNT |
Huyện Cư M’gar |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.