ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 09 tháng 5 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Quyết định số 467/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 01 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2024; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CHUYỂN ĐỔI
1. Mục tiêu
a) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả tại địa phương, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng, chất lượng an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi. Xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, phát triển toàn diện theo hướng bền vững và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng.
2. Nguyên tắc chuyển đổi
a) Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chuyển đổi nhưng không được làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa, khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa mà không phải đầu tư lớn;
c) Cây trồng chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa;
d) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải phù hợp với hiện trạng giao thông, thủy lợi nội đồng của địa phương, hạn chế đầu tư lớn và gắn với xây dựng nông thôn mới.
II. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI
1. Địa điểm và thời gian thực hiện
a) Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi 07 quận, huyện trên địa bàn thành phố.
b) Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
2. Diện tích chuyển đổi
STT |
Quận/huyện |
Tổng |
Trong đó |
|
|
Cây hàng năm |
Cây lâu năm |
||
1 |
Huyện Vĩnh Thạnh |
480 |
460 |
20 |
2 |
Huyện Cờ Đỏ |
673 |
508 |
165 |
3 |
Huyện Thới Lai |
400 |
300 |
100 |
4 |
Huyện Phong Điền |
349 |
109 |
240 |
5 |
Quận Thốt Nốt |
58 |
12 |
46 |
6 |
Quận Ô Môn |
510 |
150 |
360 |
7 |
Quận Bình Thủy |
49 |
49 |
|
Tổng |
2.519 |
1.588 |
931 |
Ghi chú: Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm x 2 (lần); (2 lần để quy ra diện tích trồng lúa).
Cây HN: Cây hàng năm, Trồng lúa kết hợp NTTS: tính theo diện tích gieo trồng; cây LN: Cây lâu năm *: tính theo diện tích canh tác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với Phòng Kinh tế quận, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm trên đất trồng lúa toàn thành phố năm 2024 theo quy định; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo đúng mục đích, nguyên tắc và phù hợp với các loại cây trồng; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm,... tổng hợp báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn thành phố Cần Thơ năm 2024 theo đúng quy định.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân quận, huyện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa một cách có hiệu quả.
5. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Có trách nhiệm ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn quận, huyện năm 2024.
b) Chỉ đạo Phòng Kinh tế quận và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn quận, huyện năm 2024 theo đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích sử dụng đất và định hướng lựa chọn cây trồng phù hợp vào sản xuất.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn; công khai thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác tại địa phương để người dân có nhu cầu chuyển đổi biết và thực hiện.
d) Báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 và đăng ký Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi quàn quận, huyện năm 2025, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ) trước ngày 31 tháng 11 năm 2024 theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc cần bổ sung, điều chỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động gửi đề xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.