ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 29 tháng 03 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW NGÀY 17/8/2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW NGÀY 12/01/2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Uỷ ban nhân dân tỉ nh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của rừng, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và trồng cây phân tán trên địa bàn Tỉnh;
- Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình tổ chức, hợp tác, liên kết, chia sẻ lợi ích trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn, huy động các nguồn lực hợp pháp phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững;
- Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII độ che phủ rừng giữ ổn định đến năm 2025 ở mức 25%, đồng thời góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững;
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 13-CT/TW và Kết luận số 61-KL/TW. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức;
- Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm tại Văn bản số 2332-CV/TU ngày 21/11/2023 của Tỉnh uỷ về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Văn bản số 10822/UBND- NN4 ngày 26/12/2023 của UBND tỉnh về việc tiếp tục tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh theo Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Trung ương (sau đây gọi tắt là Kết luận số 61-KL/TW).
II. NHIỆM VỤ
1. Đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững
- Triển khai, phổ biến, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số 13-CT/TW và Kết luận số 61-KL/TW;
- Xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững;
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp;
- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung, nhiệm vụ được quy định tại chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp và các văn bản liên quan khác;
- Các cơ quan truyền thông tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về lâm nghiệp; xây dựng, mở chuyên mục, chuyên trang, phối hợp tổ chức sản xuất các tin, bài, phóng sự về lĩnh vực lâm nghiệp; đăng tin, bài biểu dương người tốt, việc tốt trong bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;
- Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp vào sinh hoạt định kỳ;
- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về bảo vệ rừng vào giờ học cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên, như: vai trò, tác dụng của rừng trong nền kinh tế và môi trường sống của con người; các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng; tác hại của việc khai thác, chặt phá rừng trái pháp luật;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật, tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ, trồng cây phân tán và phát triển rừng bền vững.
2. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp
- Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các quy định của địa phương về lâm nghiệp bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương;
- Tiếp tục triển khai các chính sách để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững tại địa phương.
3. Phát triển kinh tế lâm nghiệp
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 05/7/20222 của UBND tỉnh; triển khai thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 và Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững và hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Kế hoạch số 270/KH-UBND ngày 02/11/2022 của UBND tỉnh; thực hiện Đề án trồng cây xanh giai đoạn 2021-2025 theo Kế hoạch số 181/KH- UBND ngày 15/6/2023 của UBND tỉnh (Có các Kế hoạch sao gửi kèm).
- Tiếp tục phát triển, nhân rộng một số mô hình kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp, mô hình bảo vệ rừng gắn yêu cầu bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học từ đó phát huy tiềm năng, giá trị tài nguyên của rừng;
- Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng.
- Chủ động tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, về giao đất, giao rừng; quy hoạch, làm tốt công tác quản lý nhà nước;
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả quản lý rừng bền vững gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững ;
- Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng để trồng rừng.
- Đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng từng bước được cải thiện cho kế hoạch trồng rừng.
4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Phê duyệt và triển khai thực hiện kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh; phân định ranh giới rừng, cắm mốc giới rừng theo quy định.
- Tiếp tục rà soát thực hiện giao rừng, cho thuê rừng theo quy định;
- Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với mục tiêu quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương;
- Triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng đầu nguồn, bảo tồn, khôi phục, tăng độ che phủ rừng, chống suy thoái rừng;
- Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Rà soát tích hợp đồng bộ Phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững cấp huyện đồng bộ với Phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững cấp Tỉnh và Trung ương.
5. Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp
- Tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương theo quy định;
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 2648/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh; Kế hoạch thuê: Xây dựng hệ thống giám sát rừng phục vụ chuyển đổi số trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định 1749/QĐ-CT ngày 7/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng theo hướng chuyên nghiệp;áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao vào công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng;
- Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất được giao của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch số 8440/KH-UBND ngày 26/10/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TƯ ngày 12/01/2017 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Văn bản số 10822/UBND-NN4 ngày 26/12/2023 của UBND tỉnh về tiếp tục tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh theo Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư và các nhiệm vụ chủ yếu được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này; định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp & PTNT theo quy định.
2. Đề nghị các cấp ủy Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức đoàn thể có chương trình, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh các hoạt động tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và phối hợp với cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể thuộc kế hoạch; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động, đề xuất gửi Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. Giao Sở Nông nghiệp & PTNT theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch này.
UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai, thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC
KẾ
HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KẾT
LUẬN SỐ 61-KL/TW NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN
CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 93/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2024 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc)
TT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Kết quả (dự kiến) |
Thời gian thực hiện, hoàn thành |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững |
|
|
|
|
1.1 |
Triển khai phổ biến Kết luận số 61-KL/TW, Chương trình hành động của Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ban, ngành. |
Báo cáo kết quả thực hiện |
Hàng năm |
1.2 |
Xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững |
Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện, thành phố |
Đài phát thanh truyền hình, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử |
Số lượng tài liệu, tin bài, phóng sự |
Hàng năm. |
1.3 |
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp |
UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ban, ngành, các địa phương. |
Các Quyết định phê duyệt của UBND huyện |
Hàng năm. |
1.4 |
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về lâm nghiệp, tăng cường sự giám sát của người dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc; các sở, ban, ngành liên quan |
Các đợt tuyên truyền được triển khai |
Hàng năm. |
1.5 |
Mở các chuyên trang, chuyên mục, tiểu mục và tăng cường đưa tin về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. |
Đài phát thanh truyền hình tỉnh; Báo Vĩnh Phúc |
Sở Nông nghiệp và PTNT, sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố; cơ quan liên quan. |
Chuyên trang, chuyên mục, tiểu mục, vệt tuyên truyền, các tin/bài được thực hiện |
Hàng năm. |
1.6 |
Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp vào sinh hoạt định kỳ |
UBND các huyện, thành phố |
|
Thể hiện trong Nghị quyết, Kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh |
Hàng năm. |
1.7 |
Lồng ghép các nội dung tuyên truyền bảo vệ rừng vào giờ học cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố. |
Tài liệu, chương trình được duyệt |
Hàng năm. |
2 |
Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp |
|
|
|
|
2.1 |
Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các quy định của địa phương về lâm nghiệp bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp & PTNT; các sở, ngành liên quan |
Các quy định được sửa đổi, bổ sung |
Hàng năm. |
2.2 |
Tiếp tục triển khai các chính sách để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững tại địa phương |
Sở Nông nghiệp & PTNT; UBND các huyện, thành phố |
các sở, ngành liên quan |
Các cơ chế, chính sách được triển khai, thực hiện |
Hàng năm. |
3 |
Phát triển kinh tế lâm nghiệp |
|
|
|
|
3.1 |
Phát triển, nhân rộng một số mô hình kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp, mô hình bảo vệ rừng bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, vừa phát huy tiềm năng, giá trị tài nguyên của rừng đặc dụng |
UBND huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Các mô hình được triển khai trên thực tế |
Hàng năm. |
3.2 |
Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các tỉnh |
Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố. |
Các chỉ tiêu cụ thể của các chương trình được hoàn thành |
Hàng năm. |
3.3 |
Chủ động tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, về giao đất, giao rừng; quy hoạch, làm tốt công tác quản lý nhà nước. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành liên quan |
Các thủ tục được công bố, đảm bảo khả thi |
Hàng năm. |
3.4 |
Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả quản lý rừng bền vững gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Phương án được duyệt và triển khai. |
Hàng năm. |
3.5 |
Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng để trồng rừng |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành, đơn vị liên quan |
Cung cấp đủ giống có chất lượng cho trồng rừng |
Hàng năm. |
4 |
Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
|
|
|
|
4.1 |
Phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án kiểm kê rừng tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài Nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố. |
Kết quả kiểm kê rừng được duyệt, công bố |
Theo tiến độ được duyệt. |
4.2 |
Tiếp tục rà soát thực hiện giao rừng, cho thuê rừng theo quy định |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài Nguyên và Môi trường, các sở, ngành, đơn vị liên quan |
Đến năm 2026, toàn bộ diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến từng chủ rừng |
2026 |
4.3 |
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với mục tiêu quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố. |
Ban chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh. |
Chương trình, đề án, kế hoạch được phê duyệt, triển khai |
Hàng năm. |
4.4 |
Triển khai các giải pháp phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng đầu nguồn, bảo tồn, khôi phục, tăng độ che phủ rừng, chống suy thoái rừng |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các tỉnh |
Các sở, ngành, đơn vị liên quan |
Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 22-25%, chất lượng rừng tự nhiên tăng |
Hàng năm. |
4.6 |
Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở TNMT, các sở, ngành liên quan. |
Diện tích rừng tự nhiên chuyển mục đích giảm |
Hàng năm. |
4.7 |
Rà soát tích hợp đồng bộ Phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững cấp huyện đồng bộ với Phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững cấp Tỉnh và Trung ương |
Sở Kế hoạch &Đầu tư, UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành, đơn vị liên quan |
Quy hoạch tỉnh được duyệt, trong đó nội dung quy hoạch lâm nghiệp |
2023-2024. |
5 |
Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp |
|
|
|
|
5.1 |
Tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương theo quy định |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nội vụ, các sở, ngành, đơn vị liên quan |
Tổ chức bộ máy được sắp xếp, hoạt động |
Hàng năm. |
5.2 |
Bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; chính sách đặc thù để thu hút cán bộ làm công tác lâm nghiệp. |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố |
Sở Tài chính, các sở, ngành, đơn vị liên quan |
Cơ chế, chính sách được ban hành |
Hàng năm. |
5.3 |
Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng theo hướng chuyên nghiệp |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố |
Công an tỉnh, Sở Nội vụ; các sở, ngành, đơn vị liên quan |
Lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng được duy trì hoạt động |
Hàng năm. |
5.4 |
Xây dựng chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành lâm nghiệp |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố |
Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH, các sở, ngành, đơn vị liên quan |
Chương trình, đề án được duyệt và thực hiện |
Hàng năm. |
6 |
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp |
|
|
|
|
6.1 |
Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương xử lý triệt để tồn đọng, tranh chấp về đất đai có nguồn gốc từ lâm trường, công ty lâm nghiệp; xử lý dứt điểm diện tích đất lâm nghiệp bị chồng lấn, tranh chấp, lấn chiếm. |
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh, các sở, ngành, đơn vị liên quan |
Các diện tích đất lâm nghiệp bị chồng lấn, tranh chấp, lấn chiếm được xử lý |
Hàng năm. |
6.2 |
Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất được giao của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành liên quan |
Hạn chế, chấm dứt tình trạng chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất được giao của đồng bào dân tộc thiểu số |
Hàng năm. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.