ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 5 tháng 8 năm 2020 |
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Văn bản số 2457/BQP-VP ngày 10/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Đặc điểm tình hình
Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, Tuyên Quang là một trong những địa bàn trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ nhằm phá hoại vùng trung tâm kinh tế - xã hội và cắt đứt các tuyến đường giao thông, rất nhiều loại bom, đạn, vật nổ của địch đang nằm trong lòng đất chưa được tháo gỡ. Sau chiến tranh lực lượng quân sự địa phương, dân quân đã thu gom bom mìn, vật nổ một phần trên mặt đất để phục vụ sản xuất, sinh sống, nhưng bom mìn, vật nổ trong lòng đất, đáy sông, ao, đầm hồ… chưa được tìm thấy và xử lý.
Căn cứ hồ sơ, bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, hiện nay các vùng bị ô nhiễm bom mìn vật nổ nằm trên địa bàn 7 huyện, thành phố, với diện tích trên 117.000 ha. Bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến con người và phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù tỉnh đã tổ chức nhiều đợt rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh bằng sự kết hợp của nhiều nguồn vốn, tuy vậy diện tích được giải phóng sạch bom mìn, vật nổ còn nhỏ so với diện tích ô nhiễm.
2. Kết quả khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2016 - 2020
- Thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ đối với 06 dự án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, diện tích rà phá đạt 173,42 ha, kinh phí rà phá bom mìn, vật nổ là 4.821.705.000 đồng (Có phụ lục chi tiết kèm theo).
- Thực hiện thu gom xử lý bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh cụ thể:
+ Năm 2016, phát kiện xử lý 02 quả Bom 500 LBS tại thôn 12, xã Lăng Quán, huyện Yên Sơn và xóm 14, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang; 01 quả Bom 750 LBS tại thôn Tân Thắng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương.
+ Năm 2017, phát kiện xử lý 01 quả Bom 750 LBS tại thôn An Lộc A, xã An Khang, TP Tuyên Quang và 02 quả đạn cối 60 tại xã Đông Lợi, huyện Sơn Dương.
+ Năm 2018, phát kiện xử lý 01 quả Bom 750 LBS tại thôn 2 Thái Bình, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên và 03 quả đạn pháo 120 mm, cùng 12 ngòi nổ các loại tại nhà máy Z129 xóm 13, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn.
+ Năm 2019, phát kiện xử lý 01 quả Bom 750 LBS tại thôn 3, xã Tân Tiến, Huyện Yên Sơn.
1. Mục tiêu tổng quát
Giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra, cải thiện môi trường sống, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần phục vụ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu hoàn thành rà phá giải phóng một phần đất đai bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại các huyện, thành phố, trên cơ sở phát triển kinh tế của vùng. Dò tìm, xử lý sạch các loại bom mìn, vật nổ và các loại mảnh bom đạn cò sót lại sau chiến tranh trên diện tích khoảng 15.000 ha được lựa chọn tại các huyện, thành phố. Nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối đến độ sâu 3m tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại về bom mìn, vật nổ cho sản xuất nông nghiệp, thi công xây dựng khu dân cư và các hạng mục công trình khác.
- Bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ cho dân cư, phương tiện và công trình xung quanh, không để ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường trong khu vực.
- Thực hiện tốt công tác quản lý về thu gom, bảo quản, xử lý tiêu hủy bom mìn, vật nổ tồn đọng sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định của nhà nước, quy trình xử lý của Bộ Quốc phòng.
- Tiếp tục thực hiện chương trình tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân.
III. THỜI GIAN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
1. Thời gian thực hiện
Thời gian: 5 năm (Từ năm 2021 đến năm 2025).
2. Phạm vi hoạt động của kế hoạch
- Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh các hoạt động về giảm thiểu tai nạn và rủi ra do bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thưc phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ và hỗ trợ nạn nhân bom mìn.
- Các dự án, hạng mục rà phá bom mìn, vật nổ ưu tiên lựa chọn thực hiện ở phạm vi các vùng bị ô nhiễm còn tồn đọng nhiều bom mìn, vật nổ, đặc biệt là bom lớn và các vùng nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
1. Thực hiện công tác rà phá bom mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn cho nhân dân, phấn đấu rà phá bom mìn, vật nổ đạt 15.000 ha.
2. Tuyên truyền về thực trạng và hậu quả do bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam và địa bàn tỉnh Tuyên Quang nhằm vận động chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài và các tổ chức, cá nhân trong nước tài trợ, hỗ trợ thực hiện Kế hoạch.
3. Thực hiện giáo dục cho mọi người dân về sự nguy hiểm của bom mìn và ý thức phòng tránh tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra.
4. Cứu chữa kịp thời các vụ tai nạn do bom mìn, thực hiện hỗ trợ nạn nhân bom mìn, vật nổ.
V. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Chỉ tiêu thực hiện
- Phấn đấu đến sau năm 2025, trên địa bàn tỉnh không còn người dân bị ảnh hưởng do tai nan bom mìn, vật nổ gây ra. Thực hiện hỗ trợ nạn nhân bom mìn bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
- Phấn đấu thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ ở các vùng tồn đọng nhiều bom mìn, vật nổ và các vùng nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cụ thể như sau:
STT |
Khu vực ô nhiễm |
Diện tích ô nhiễm bom mìn, vật nổ cần xử lý trong giai đoạn 2021 - 2025 (ha) |
1 |
Thành phố Tuyên Quang |
4.050 |
2 |
Huyện Hàm Yên |
2.520 |
3 |
Huyện Yên Sơn |
4.780 |
4 |
Huyện Sơn Dương |
3.650 |
|
Tổng |
15.000 |
- Phấn đấu thực hiện 100% diện tích đất được sử dụng sau rà phá bom mìn vật nổ cho các hoạt động sản xuất và các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý bom mìn, vật nổ tới 100 % cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh. 100% cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn biết cách nhận biết phân loại một số bom, mìn, vật nổ cơ bản thường gặp; 100% nắm được trình tự phương pháp tiến hành tiếp nhận, thu gom bom mìn, vật nổ.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Giải pháp chính sách và cơ chế:
+ Xác định, đưa các hạng mục khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thành phố; lồng ghép các dự án thuộc Kế hoạch vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động khác có liên quan trong quá trình triển khai.
+ Xây dựng cơ chế quản lý, điều phối cấp tỉnh để phân bổ các nguồn lực trong nước và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.
+ Xây dựng chính sách thu hút tài trợ nước ngoài cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
+ Xây dựng chiến lược tuyên truyền hậu quả do bom mìn gây ra nhằm đẩy mạnh vận động tài trợ nước ngoài cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
2.2. Giải pháp nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước; hỗ trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân nước ngoài và các tổ chức, cá nhân trong nước.
2.3. Giải pháp nhân lực:
+ Phát triển nguồn nhân lực cho công tác khắc phục bom mìn, đẩy mạnh công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác khắc phục hậu quả bom mìn.
+ Phát huy vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai, vận động thu hút nguồn lực (trong nước và quốc tế), đặc biệt là vai trò trách nhiệm của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan quân sự cấp huyện; thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả các nội dung của kế hoạch theo quy định.
Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh được thực hiện sẽ mang lại ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn:
- Đưa vào sử dụng hàng nghìn ha đất đai hiện còn bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ, phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong vùng dự án của tỉnh.
- Tạo điều kiện cho người dân trong vùng bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ yên tâm sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần cải thiện môi trường sống, tăng cường bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
- Là tiền đề để tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư, giúp đỡ của Nhà nước, Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giải quyết hậu quả ô nhiễm bom mìn, vật nổ cón sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh, đồng thời hỗ trợ tỉnh hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
VII. QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN
1. Quản lý điều hành
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, bao gồm:
- Chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý chất lượng, giám sát, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.
- Quản lý và cung cấp thông tin cho Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.
2. Phân công tổ chức thực hiện
a) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.
- Quản lý chất lượng, giám sát các hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, quản lý thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn của tỉnh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc và bảo đảm nhân lực trong việc tổ chức thực hiện rà phá, tiếp nhận, thu gom bom mìn, vật nổ sau chiến tranh và các nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
b) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng các nội dung tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh và hỗ trợ nạn nhân bom mìn, vật nổ theo quy định của pháp luật.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý, điều phối các nguồn lực trong tỉnh và ngồn vốn khác cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí ngân sách Trung ương bảo đảm thực hiện các dự án, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trong kế hoạch ngân sách trung hạn và hàng năm theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước.
d) Công an tỉnh:
- Lập kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh xảy ra. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan quân sự huyện, thành phố tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh gây ra.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động và phối hợp với cơ quan quân sự để tổ chức thu gom bom mìn, vật nổ sau chiến tranh do người dân giao nộp.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quả lý, thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh theo thẩm quyền.
- Bảo đảm an ninh về mọi mặt đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại tỉnh.
đ) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định các quy trình, định mức liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.
e) Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách để thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trung hạn 5 năm và hàng năm.
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và địa phương trong quản lý, sử dụng tài chính trong các dự án, hạng mục rà phá bom mìn, vật nổ và các nội dung khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh khác.
g) Sở Y tế:
- Thực hiện quản lý Nhà nước về chăm sóc sức khỏe nạn nhân bom mìn, vật nổ theo quy định.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nâng cấp các cơ sở y tế tuyến xã, huyện bảo đảm năng lực cấp cứu ban đầu cho nạn nhân bom mìn, vật nổ.
VIII. CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH
1. Xác định các dự án, hạng mục ưu tiên
- Ưu tiên rà phá bom mìn vật nổ cho 04 dự án dự kiến khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025, gồm có:
+ Dự án Đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
+ Dự án Cầu Xuân Vân vượt sông Gâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
+ Tiểu dự án 3 thuộc dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Tuyên Quang.
+ Dự án xây dựng công trình hồ Đồng Trại, thôn Phú Nhiêu, xã Phú Lương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(Có phụ lục tổng hợp chi tiết kèm theo).
2. Các dự án thuộc kế hoạch
- Xây dựng các dự án, hạng mục rà phá bom mìn cho sản xuất nông nghiệp, thi công xây dựng khu dân cư và các hạng mục công trình khác.
- Xây dựng dự án giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ sau chiến tranh và hỗ trợ nạn nhân bom mìn, vật nổ theo quy định của pháp luật.
Việc giải quyết hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm, đòi hỏi chi phí tốn kém về tài chính, thời gian, nhân lực, nhưng là việc làm cần thiết trước khi bước vào triển khai thực hiện các công việc tiếp theo trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí hỗ trợ hàng năm cho tỉnh Tuyên Quang để bảo đảm thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao theo mục tiêu đề ra./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Phụ lục: Bảng tổng hợp các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn, vật nổ
(Kèm theo Kế hoạch số: 89/KH-UBND ngày 5 tháng 8 năm 2020 của UBND tỉnh Tuyên Quang)
STT |
Danh mục dự án hạng mục, nhiệm vụ |
Địa điểm điều tra, khảo sát rà phá bom mìn |
Thời điểm khởi công/hoàn thành |
Diện tích điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn (ha) |
Quyết định đầu tư |
Lũy kế vốn đã bố trí đến hết năm 2020 (triệu đồng) |
KH giai đoạn 2021-2025 |
Ghi chú |
||||||
Số quyết định, ngay tháng năm ban hành |
Nguồn vốn (triệu đồng) |
Tổng số các nguồn vốn |
Trong đó NSTW |
|||||||||||
Tổng |
NSTW |
NSĐP |
Các DN/vốn n ước ngoài tài trợ |
Trái phiếu chỉnh phủ |
||||||||||
|
|
173,42 |
|
4.821,705 |
|
4.021,705 |
|
800,000 |
4.584,267 |
|
|
|
||
A |
Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước 1/1/2020 |
|
|
128,77 |
|
2.469,485 |
|
2.469,485 |
|
|
2.316,770 |
|
|
|
1 |
Đường Đồng Quý - Vân Sơn (ĐH21 và ĐH.04), huyện Sơn Dương |
Huyện Sơn Dương, |
2015-2017 |
16,25 |
1699/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh |
33,508 |
|
33,508 |
|
|
27,323 |
|
|
|
2 |
Công trình nâng cấp đường Lăng Can - Xuân Lập, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang (Giai đoạn 1) |
Huyện Lâm Bình, |
2013-2017 |
35,16 |
1401/QĐ-CT ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh |
79,777 |
|
79,777 |
|
|
76,447 |
|
|
|
3 |
Công trình đường giao thông đất đỏ liên xã của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang |
Huyện Yên Sơn, |
2016-2018 |
30,00 |
1392/QĐ-CT |
250,200 |
|
250,200 |
|
|
107,000 |
|
|
|
4 |
Dự án Sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa Ngòi Là 2, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn |
Huyện Yên Sơn, |
2016 - 2017 |
47,36 |
1183/QĐ-UBND ngày 19/3/2015 của UBND tỉnh |
2.106,000 |
|
2.106,000 |
|
|
2.106,000 |
|
|
|
B |
Các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2020 |
|
|
44,65 |
|
2.352,220 |
|
1.552,220 |
|
800,000 |
2.267,497 |
|
|
|
1 |
Dự án xây dựng cầu Tình Húc vượt sông Lô, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang |
Thành phố Tuyên Quang, |
2017-2020 |
14,78 |
471/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh |
852,220 |
|
52,220 |
|
800,000 |
767,497 |
|
|
|
2 |
Tiểu dự án 2 thuộc dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Tuyên Quang |
Huyện Lâm Bình; |
6/2020 - 7/2020 |
29,87 |
657/QĐ-UBND ngày 03/7/2019 của UBND tỉnh |
1.500,000 |
|
1.500,000 |
|
|
1.500,000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
1 |
Đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai |
Tinh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ |
2020-2022 |
|
|
500,000 |
|
500,000 |
|
|
500,000 |
|
|
Dự án đã |
2 |
Cầu Xuân Vân vượt sông Gâm, huyện Yên Sơn |
Huyện Yên Sơn, |
2021-2025 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án đã được bổ sung danh mục tại QĐ số 141/QĐ-UBND ngày 05/5/2020, đề nghị bổ sung vốn cho công tác chuyển bị đầu tư |
3 |
Tiểu dự án 3 thuộc dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Tuyên Quang |
Dự kiến: |
2021 - 2022 |
6,00 |
Đang đề xuất đầu tư xây dựng dự án |
600,000 |
|
600,000 |
|
|
0,000 |
600,000 |
600,000 |
|
4 |
Dự án xây dựng công trình hồ Đồng Trại, thôn Phú Nhiêu, xã Phú Lương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang |
Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang |
2020 - 2023 |
18,7 |
1438/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh |
700,000 |
|
700,000 |
|
|
0,000 |
700,000 |
700,000 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.