ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/KH-UBND |
Cao Bằng, ngày 13 tháng 01 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam; Công văn số 5768/BTTTT-TTĐN ngày 28/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2028 như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về quyền con người trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, góp phần cùng với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về các quyền con người; thông tin đầy đủ giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ về quan điểm, chủ trương, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người ở phạm vi trong nước, khu vực và trên thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2028
- Phấn đấu 100% cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người theo quy định hiện hành để thông tin về tình hình và kết quả công tác quyền con người kịp thời và tương xứng với các nỗ lực và thành tựu đảm bảo quyền con người của các cơ quan chức năng nói riêng và cả tỉnh Cao Bằng nói chung.
- Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác quyền con người, 100% cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông, 100% nhân sự tham gia công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí, 70% cán bộ chủ chốt của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố được cập nhật thông tin tình hình công tác quyền con người ở Việt Nam, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.
- Giảm thông tin sai lệch, tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng xuống 10% tổng số thông tin về quyền con người ở Việt Nam; phát hiện, xử lý 90% tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng.
1. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ làm công tác quyền con người, truyền thông, thông tin đối ngoại, công tác vận động quần chúng tại các sở, ngành, địa phương, các Hội, đoàn thể của tỉnh.
2. Các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng tôn giáo, dân tộc, đặc biệt là giới trí thức, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, thanh niên, sinh viên, học sinh, người có uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng mạng.
3. Các cơ quan báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế.
1. Luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó đặc biệt quan tâm tới 07 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên gồm: Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước về Quyền của Người khuyết tật; Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo và thúc đẩy quyền con người.
2. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; kết quả nội luật hóa và triển khai thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người, các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch gia nhập.
3. Tình hình, nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của người dân, các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để không ai bị bỏ lại phía sau; những đánh giá, nhận định tích cực của dư luận, truyền thông quốc tế về kết quả công tác bảo đảm và phát triển quyền con người của Việt Nam. Các thông tin tích cực, đề cao các giá trị đạo đức, hướng thiện, lối sống nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
4. Các vụ việc, các đối tượng trong nước và nước ngoài, các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, quyền con người để vi phạm pháp luật, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, hình ảnh, uy tín quốc tế của Việt Nam.
5. Các ưu tiên trong đối ngoại về quyền con người của Việt Nam; về vị trí, vai trò, sáng kiến và đóng góp của Việt Nam trong các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người ở cấp độ khu vực và quốc tế.
a) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề, tọa đàm chuyên gia nhằm nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông về quyền con người cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, tuyên truyền viên, cán bộ xã, huyện và các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại khu vực biên giới và các đồn Biên phòng.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm;
- Đơn vị chủ trì, tham mưu: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Tổ chức lồng ghép công tác cung cấp thông tin cho báo chí về công tác quyền con người và thông tin đối ngoại vào Hội nghị giao ban báo chí và định hướng thông tin báo chí định kỳ hằng tháng.
- Thời gian thực hiện: Hằng tháng;
- Đơn vị chủ trì: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Cao Bằng;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Nội dung thực hiện: Sản xuất các xuất bản phẩm truyền thông về quyền con người phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, phổ biến trên các phương tiện truyền thông, truyền thanh cấp huyện, truyền thanh cấp xã, thông tin điện tử, bảng tin điện tử công cộng, cụm thông tin điện tử và các loại hình thông tin cơ sở khác...
- Thời gian thực hiện: Hằng tháng;
- Đơn vị chủ trì, thực hiện: Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình; Trung tâm Văn hóa và Truyền thông các huyện, thành phố;
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, xã.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm;
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn thanh niên;
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm;
- Đơn vị chủ trì, thực hiện: Các cơ quan báo chí;
- Đơn vị phối hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên;
- Đơn vị chủ trì, thực hiện: Các sở, ban, ngành, địa phương;
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên;
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành, địa phương; các cơ quan báo chí.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên;
- Đơn vị chủ trì, tham mưu: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm;
- Cơ quan chủ trì, tham mưu: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Cơ quan phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền về quyền con người được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì, thực hiện căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt xây dựng dự toán, chủ động cân đối bố trí kinh phí trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai nội dung Kế hoạch. Triển khai cơ chế phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch của tỉnh, trong đó chú trọng đến công tác triển khai áp dụng cơ chế tổ chức hoạt động cung cấp thông tin cho báo chí về công tác quyền con người định kỳ.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh hướng dẫn báo chí tuyên truyền về công tác quyền con người. Theo dõi, hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện cung cấp thông tin tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ về quyền con người liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Làm đầu mối phối hợp với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển lãm trực tuyến hoặc trực tiếp tại tỉnh Cao Bằng; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp thông tin, xử lý thông tin về quyền con người trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thông tin trên báo chí, mạng xã hội để kịp thời tham mưu UBND tỉnh có biện pháp xử lý phù hợp.
- Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai các nội dung của Kế hoạch; báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Thường xuyên nắm chắc tình hình, dư luận xã hội ở trong và ngoài nước, nhất là thông tin trên không gian mạng về các thông tin liên quan đến Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng; quan tâm việc nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo tình hình, xử lý nhanh chóng, hiệu quả các vấn đề quan trọng, nhạy cảm liên quan đến quyền con người ở Việt Nam; chủ động kịp thời định hướng dư luận, đấu tranh hiệu quả với các thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội.
- Chủ động cung cấp thông tin, định hướng về những vấn đề được dư luận trong và ngoài nước quan tâm liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tăng cường phối hợp quản lý, kiểm soát thông tin trên báo chí, trang thông tin điện tử, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng, kích động dư luận, trái với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền con người trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Tập trung tuyên truyền tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã, người có uy tín và nhân dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn thanh niên
- Chỉ đạo tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung về quyền con người trong các chương trình ngoại khóa, các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội và tuần sinh hoạt giáo dục công dân, sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo lồng ghép tuyên truyền nội dung về quyền con người trong các hoạt động sinh hoạt, các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong các khối trường học, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về quyền con người, diễn đàn trao đổi trực tiếp, trang bị cho học sinh, sinh viên phương pháp tiếp cận thông tin trên mạng xã hội một cách khoa học và đúng đắn; sử dụng mạng xã hội vào các hoạt động có ích, thiết thực, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin lành mạnh.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Phối hợp triển khai công tác truyền thông theo các nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch. Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp chú trọng truyền thông nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền công dân; các quy định của pháp luật về quyền con người, quyền công dân trong các hoạt động ở cơ sở.
- Hướng dẫn Nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia giám sát quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về quyền con người, quyền công dân. Vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia tuyên truyền, khẳng định nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người của địa phương và của đất nước trên các lĩnh vực; tham gia xây dựng lối sống nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh định hướng thông tin cho báo chí về công tác quyền con người; xây dựng, lưu trữ hệ thống tài liệu, cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác quyền con người.
- Thông qua cơ chế giao ban báo chí định kỳ hàng tháng, chủ trì công tác chỉ đạo thông tin, định hướng dư luận hoặc tổ chức việc cung cấp thông tin cho báo chí đối với những vấn đề có liên quan về công tác quyền con người.
6. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Tổ chức hoạt động truyền thông hoặc lồng ghép nhiệm vụ truyền thông về công tác quyền con người vào các hoạt động nhiệm vụ chuyên môn với các hình thức phong phú, đa dạng như: truyền thông mạng xã hội; phát hành xuất bản phẩm; trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, truyền thanh cấp xã; thông tin điện tử; bảng tin điện tử công cộng; triển lãm tranh, ảnh tư liệu, tranh cổ động; Cụm thông tin và các loại hình thông tin cơ sở khác.
- Thực hiện đúng quy định về công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; thực hiện cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người theo quy định hiện hành để thông tin về tình hình và kết quả công tác quyền con người của cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
7. Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Tăng cường số lượng các tin, bài; bố trí thời lượng phù hợp để đăng tải, phát sóng các nội dung thông tin, tuyên truyền về quyền con người.
- Thường xuyên theo dõi, đăng phát thông tin tuyên truyền về công tác bảo vệ quyền con người trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo... trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Phản ánh ý kiến của nhân dân đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật, qua đó phát huy quyền làm chủ của người dân; nêu gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ quyền con người tại các địa phương.
- Lựa chọn các tác phẩm báo chí có chất lượng cao tham gia các hoạt động thi đua, khen thưởng, giải báo chí về công tác bảo vệ quyền con người do cấp Trung ương phát động và tổ chức.
- Tham gia công tác đào tạo và cử cán bộ, phóng viên, biên tập viên tham gia các lớp bồi dưỡng về công tác nhân quyền và kỹ năng tuyên truyền về công tác quyền con người.
- Chủ động giải thích, làm rõ, đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch về quyền con người ở Việt Nam nói chung, tỉnh Cao Bằng nói riêng.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023 - 2028. Đề nghị các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) trước ngày 20/11 hằng năm./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.