ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 867/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 04 tháng 3 năm 2022 |
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021- 2025; kinh tế phục hồi sẽ thúc đẩy thị trường lao động Việt Nam phục hồi tiến tới đạt được các mục tiêu về lao động, việc làm, an sinh xã hội. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát ở một số địa bàn làm cho khả năng phục hồi và phát triển thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ở một số khu vực. Dự báo trong năm 2022 dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn còn tiếp tục bị tác động ảnh hưởng đến tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động, thiếu hụt lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong khi tại các tỉnh, thành phố dư cung lao động lại thiếu việc làm.
UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 quay trở lại thị trường lao động và giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn tỉnh, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
- Từng bước phục hồi và phát triển thị trường lao động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế thấp nhất những tiêu cực từ dịch bệnh tới thị trường lao động;
- Phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động;
- Tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp có nhu cầu lựa chọn và tuyển dụng nguồn lao động phù hợp với vị trí cần tuyển dụng để nâng cao năng lực và mở rộng sản xuất, kinh doanh phát triển doanh nghiệp;
- Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm; khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ, đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước nước ngoài theo hợp đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tạo việc làm mới cho 16.000 lao động:
Trong đó:
+ Hỗ trợ tạo việc làm cho 1.500 lao động thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm;
+ Đưa 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Tư vấn giới thiệu việc làm 1.000 lao động (thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh);
+ Các doanh nghiệp trong tỉnh thành lập mới và mở rộng quy mô sản xuất tạo nhiều chỗ làm mới: 5.500 lao động;
+ Cung ứng và giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động các tỉnh ngoài: 7.850 lao động;
- Tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 3%;
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo 64 - 65%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Hỗ trợ trực tiếp người lao động, tuyên truyền, định hướng thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tham gia kết nối cung cầu lao động, có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động các chi phí để mua nhu yếu phẩm, đi lại, chi trả tiền điện, tiền nước, nhà trọ, xét nghiệm Covid-19,… để người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động.
2. Hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh tạo việc làm cho người lao động. Tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để giảm tối đa các chi phí đóng góp của doanh nghiệp trong năm 2022-2023 về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chi phí công đoàn; quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với trạng thái “bình thường mới”; các chính sách hỗ trợ giảm chi phí tuyển dụng lao động (miễn phí chi phí tuyển dụng qua hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm, khuyến khích doanh nghiệp giảm chi phí, hỗ trợ tham gia các phiên giao dịch việc làm,…); có chính sách giảm lãi suất, bổ sung nguồn vốn để hỗ trợ hộ kinh doanh, người lao động phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cung lao động kịp thời cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Các giải pháp tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của doanh nghiệp theo các cấp độ từ đào tạo phổ cập nghề đến đào tạo chất lượng cao, đào tạo đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Tập trung đào tạo trước mắt theo các nghề phục vụ phát triển các ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh nhà. Đồng thời, cũng đưa ra giải pháp để chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp thích ứng với trạng thái “bình thường mới”.
4. Hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động. Các giải pháp tập trung vào việc hình thành hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin về việc làm trống, người tìm việc để phục vụ kết nối, tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm; tổ chức thực hiện các gói hỗ trợ kết nối việc làm thành công để nâng cao hiệu quả, chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm; hiện đại hóa hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng số của hoạt động kết nối cung - cầu lao động.
5. Phát triển bền vững thị trường lao động. Xây dựng và phát triển, hiện đại các thể chế của thị trường lao động; hiện đại hóa quản trị thị trường lao động. Tập trung rà soát các quy định của pháp luật, hình thành được cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, việc làm có kết nối chia sẻ với cơ sở dữ liệu về dân cư để phục vụ quản lý, thực hiện các chính sách về lao động việc làm chính xác, kịp thời; có phương án kịp thời để huy động, điều tiết các đối tượng sinh viên trường nghề, sinh viên, tham gia phục hồi sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp, ngành nghề trọng yếu.
6. Thực hiện tốt chính sách tín dụng thông qua Chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động được vay vốn để giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định và thu hút thêm lao động vào làm việc. Nâng cao hiệu quả việc cho vay ủy thác qua các tổ chức tổ chức chính trị - xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội và hiệu quả của các chương trình cho vay vốn.
7. Triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 31/8/2021 của HĐND tỉnh “Quy định chính sách hỗ trợ cho vay vốn từ ngân sách địa phương đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021- 2025”.
- Thu hút các doanh nghiệp có năng lực, uy tín đến tư vấn, tuyển chọn lao động tại địa phương đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
III. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Nội dung tổ chức Ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm
- Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, trình độ kỹ năng nghề cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
- Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
- Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển lao động, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
- Giới thiệu kết nối việc làm cho người lao động với doanh nghiệp tuyển dụng lao động.
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm: Tuyển lao động đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động; cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tư vấn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm; hỗ trợ cho lao động thất nghiệp chuyển đổi nghề, chuyển đổi vị trí việc làm để quay trở lại thị trường lao động.
- Mời các doanh nghiệp, các đơn vị và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, tuyển sinh trực tiếp, cùng tham gia các buổi tư vấn để có cơ hội giao lưu giữa nhà tuyển dụng và người lao động qua đó giúp doanh nghiệp tuyển dụng nguồn nhân lực mới, chất lượng; giúp người lao động trong tỉnh có điều kiện cơ hội việc làm, học nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động hiện nay.
2. Thời gian và địa điểm tổ chức:
- Trong quý II/2022: Tổ chức 07 Hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, địa điểm tổ chức tại UBND 07 huyện, thành phố (dự kiến tổ chức trong tháng 4/2022).
- Trong quý III/2022: Tổ chức 04 Hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, địa điểm tổ chức tại UBND xã, phường, thị trấn nơi tập trung đông dân cư (dự kiến tổ chức trong tháng 9/2022).
- Ngoài ra, đối với các địa bàn xa trung tâm để tạo điều kiện cho người lao động thuận tiện trong nắm bắt thông tin về việc làm và thị trường lao động. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm chủ động kết nối với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội các huyện và UBND các xã để tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động ở cơ sở.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tham mưu UBND tỉnh trong việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết việc theo nội dung của Kế hoạch này;
- Phối hợp với Sở Tài chính có giải pháp huy động nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, góp phần cùng nguồn vốn Trung ương thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ;
- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm, các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động để tạo nguồn cung ứng lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Định kỳ quý, 6 tháng, năm tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính
Nghiên cứu có giải pháp huy động nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, góp phần cùng nguồn vốn Trung ương thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức để tuyên truyền, phản ánh các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến đông đảo nhân dân và người lao động trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng, số lượng các chương trình phát thanh, truyền hình; xây dựng các chuyên mục, tin bài tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến trong công tác giải quyết việc làm.
4. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
- Chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; tổ chức cho vay và ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội cho vay đúng quy định, có hiệu quả; giải ngân kịp thời; thu hồi vốn đúng thời hạn các dự án cho vay giải quyết việc làm, cho vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, người chấp hành xong hình phạt tù,..
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.
5. Đề nghị Tỉnh đoàn
Thực hiện các nội dung theo Kế hoạch phối hợp số 308/KHPH-SLĐTBXH- TĐTN ngày 28/01/2022 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Tỉnh đoàn Thanh niên về tổ chức điểm tư vấn đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các huyện, thành phố năm 2022.
6. Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
Thực hiện các nội dung theo Kế hoạch phối hợp số 314/KHPH-SLĐTBXH- HPN ngày 28/01/2022 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Hội Liên hiệp Phụ nữ về tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2022.
7. Hội Doanh nhân trẻ Ninh Thuận
Tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hoạt động theo Kế hoạch số 27-KH/DNT- ATM ngày 23/8/2021 của Hội doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Thuận về Tổ chức Chương trình “ATM việc làm”.
8. Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Ninh Thuận, Hội Doanh nhân trẻ Ninh Thuận, các đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức tư vấn tuyển sinh phù hợp với tình hình dịch bệnh theo từng thời điểm.
9. UBND các huyện, thành phố
Chỉ đạo các phòng, ban, các Hội Đoàn thể và UBND xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền vận động người lao động có nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm đến tham gia. Thống kê danh sách người lao động có nhu cầu học nghề, tìm việc làm gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp giao cho Trung tâm dịch vụ việc làm cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo theo nhu cầu của người lao động.
Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện và có báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, tham mưu)./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.