ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 3 năm 2020 |
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
1. Mục tiêu đến 2025
Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh quy tụ được 300 doanh nghiệp công nghệ số. Các loại doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung phát triển bao gồm:
- Các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi đặt chi nhánh tại Thừa Thiên Huế;
- Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất;
- Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội;
- Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.
2. Mục tiêu đến 2030
Phấn đấu Thừa Thiên Huế có khoảng 500 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số trong tỉnh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về chính sách
1.1. Hoàn thiện các chính sách khuyến khích về phát triển doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp công nghệ số, hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường. Đặc biệt, xây dựng chính sách ưu tiên doanh nghiệp mới tham gia phát triển Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tại Thừa Thiên Huế.
1.2. Hỗ trợ trong việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới ứng dụng công nghệ số tại Thừa Thiên Huế. Cụ thể như, tiến hành các khung thử nghiệm pháp lý (regulatory sandbox) cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các phát kiến đổi mới trong điều kiện thị trường thực tế.
1.3. Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Thừa Thiên Huế, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, dịch vụ đô thị thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh, du lịch thông minh, môi trường,..
2. Về phát triển doanh nghiệp
2.1. Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 01 doanh nghiệp công nghệ số Thừa Thiên Huế phát triển sản phẩm số trọng điểm của tỉnh, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Thừa Thiên Huế trước năm 2025.
2.2. Phát triển tối thiểu 03 - 05 nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đưa vào sử dụng trước năm 2025.
2.3. Tổ chức Diễn đàn về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp số trong và ngoài nước tham gia nhằm mục đích xúc tiến doanh nghiệp công nghệ số đầu tư về Huế.
3. Về tuyên truyền
3.1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số; tuyên truyền chiến lược “Make in Viet Nam” để các doanh nghiệp công nghệ số thực hiện tốt chiến lược này với hàm ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp mô hình kinh doanh mới”.
3.2. Tổ chức tuyên truyền đổi mới nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế - xã hội; tích cực sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh và của Việt Nam trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
3.3. Tổ chức truyền thông rộng rãi mang tính quốc tế về tầm quan trọng của chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch, tài nguyên và môi trường, tài chính, nông nghiệp,...của tỉnh; giúp quảng bá được Thừa Thiên Huế là thị trường tiềm năng, là môi trường thuận lợi cho các doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số trong nước và quốc tế đầu tư vào tỉnh.
3.4. Tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn an ninh trong hoạt động của doanh nghiệp trên không gian mạng.
4. Giải pháp khác
Chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghệ số.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Các Doanh nghiệp trong tỉnh căn cứ vào nguồn lực thực tế, chủ động thực hiện, triển khai các nội dung sau:
a) Các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn có chi nhánh tại Thừa Thiên Huế:
- Nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ số trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là về Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Du lịch, Môi trường, Giao thông.
- Tăng cường đặt hàng nghiên cứu đối với các trường Đại học, cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong tỉnh để tạo ra giải pháp công nghệ số phục vụ doanh nghiệp.
b) Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số chủ động nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm công nghệ số.
c) Các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ và các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo chủ động sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ số Việt Nam, cung cấp giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển mọi lĩnh vực về đời sống, kinh tế - xã hội của tỉnh.
d) Các doanh nghiệp công nghệ số không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động nhằm đáp ứng theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Là đầu mối phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan để thực hiện việc tổng hợp, điều phối, tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghệ số.
b) Chủ trì tổ chức thực hiện các giải pháp tại mục 1.1.2, 1.1.3, 2.2.1, 2.2.2 trong phần III Kế hoạch này.
c) Chủ trì thực hiện công tác tuyên truyền về phát triển doanh nghiệp số của tỉnh ở mục 3 Phần III của Kế hoạch.
d) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh và các đơn vị liên quan khác thực hiện mục 2.2.3 phần III của Kế hoạch.
đ) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trong tỉnh triển khai mạng viễn thông 5G khi có kế hoạch, bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của tỉnh.
e) Lồng ghép nội dung phát triển nguồn nhân lực công nghệ số trong các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin được xây dựng hàng năm.
g) Theo dõi, cập nhật, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 05/12 hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì thực hiện các giải pháp về chính sách, về tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tại mục 1.1.1 của phần III Kế hoạch này.
b) Định kỳ trước ngày 01/12 hàng năm có báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ số gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo.
4. Sở Tài chính tham mưu bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý cho việc thực hiện Kế hoạch.
5. Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh
Phối hợp thực hiện các giải pháp tại phần III, đặc biệt là giải pháp về phát triển doanh nghiệp, là cầu nối thông tin xúc tiến đầu tư.
6. Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh
a) Nghiên cứu các nội dung về kinh tế sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các định hướng phát triển;
b) Tổ chức các chương trình thúc đẩy và hỗ trợ các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ số.
7. Đại học Huế và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh
Định hướng đào tạo nhân lực công nghệ số phục vụ thị trường lao động của địa phương theo quy định về định hướng phát triển chung của ngành giáo dục.
8. Hội tin học và Hội Công nghiệp phần mềm
Kiện toàn và phát huy vai trò là cầu nối, là trọng tài trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để bổ sung cho nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp công nghệ số.
9. Các Sở, ban ngành và các đơn vị khác
a) Tăng cường ứng dụng công nghệ vào công tác của đơn vị theo chủ trương, kế hoạch, quy định của tỉnh, góp phần kích cầu để các doanh nghiệp công nghệ số phát triển sản phẩm, ứng dụng.
b) Định kỳ trước ngày 01/12 hàng năm có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo.
10. Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh để giải quyết./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.