ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8587/KH-UBND |
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 10 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 708/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 và công văn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch, với các nội dung cụ thể như sau:
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRONG THỜI GIAN QUA
1. Tình hình đối tượng An sinh xã hội và dự báo đến năm 2020
Theo thống kê toàn thành phố hiện nay có hơn 1 triệu dân, lực lượng lao động xã hội chiếm hơn 50%, có hơn 90.000 người có công giúp đỡ cách mạng; gần 80.000 người cao tuổi; 11.000 người khuyết tật; 20.000 hộ nghèo, 15.000 hộ cận nghèo; 3.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các dịch vụ công tác xã hội, mỗi năm ngân sách thành phố chi trên 500 tỷ đồng để trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người có công cách mạng.
Trong những năm đến, thực hiện Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” sẽ mở rộng đối tượng, nâng mức trợ giúp xã hội và dự báo già hóa dân số, rủi ro tự nhiên do biến đổi khí hậu, hạn hán, tác động của môi trường, tai nạn lao động, quá trình đô thị hóa...dẫn đến số lượng đối tượng cần trợ giúp xã hội có xu hướng gia tăng, sự biến động ở mỗi nhóm đối tượng cần trợ giúp khác nhau, trong đó người lang thang kiếm sống, người nghèo, người có công có xu hướng giảm nhưng người cao tuổi, người khuyết tật, người nghiện ma túy, mại dâm, người nhiễm HIV, phụ nữ bị bạo hành, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị xao nhãng, đối tượng cần trợ giúp do thảm họa thiên tai và các đối tượng diện bảo trợ xã hội có xu hướng tăng. Đến năm 2020 dự kiến số người cần trợ giúp 150.000 người, trong đó 100.000 người cao tuổi; 20.000 người khuyết tật; 15.000 hộ nghèo; 4.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trên 5.000 người nghiện ma túy và các nhóm đối tượng cần trợ giúp khác.
2. Khái quát thực trạng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về an sinh xã hội
Trong những năm qua, hệ thống các văn bản về các chính sách an sinh xã hội của thành phố nói chung được ban hành tương đối đầy đủ, nhiều văn bản đã lồng ghép chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành các nhóm đối tượng để phục vụ cho việc hoạch định, quản lý và thực thi các chính sách. Hiện nay, thành phố đã có các cơ sở dữ liệu chuyên ngành về an sinh xã hội như: Cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, đối tượng Bảo trợ xã hội, người có công, thông tin thị trường lao động, dạy nghề, bảo hiểm xã hội. Hầu hết, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phát triển một cách tự phát, không dựa trên một nền tảng thống nhất, đồng bộ do đó việc cập nhật, quản lý thông tin mang tính đơn lẻ, không kịp thời chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý. Hơn nữa, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành không có sự kết nối dẫn đến chồng chéo, tốn kém từ khâu thu thập thông tin, quản lý, khai thác và chia sẻ, chưa có mã định danh công dân cũng là một trong những khó khăn trong việc kết nối giữa các cơ sở dữ liệu với nhau, hệ thống an sinh xã hội đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy các chính sách luôn biến động; đội ngũ cán bộ các cấp thường xuyên thay đổi, chưa được đào tạo chuyên sâu về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành khai thác; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư đã lâu, đường truyền không ổn định; nguồn đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý về an sinh xã hội có quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ chế tài chính cho ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập... Từ thực trạng nói trên việc triển khai xây dựng phần mềm ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu liên kết chung giữa các đơn vị, địa phương vào giải quyết các chính sách an sinh xã hội là thật sự cần thiết.
MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN
Nhằm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội cho người dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới về tổ chức và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an sinh xã hội, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.
1. Mục tiêu đến năm 2020
a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, giải quyết chính sách, chi trả cho đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội kịp thời, công khai và minh bạch.
b) Hoàn thiện cơ sở pháp lý, triển khai cấp số và thẻ an sinh xã hội điện tử để tích hợp, giúp người dân thụ hưởng thuận lợi các chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo, người có công với cách mạng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội bao gồm thông tin cơ bản về công dân Việt Nam là đối tượng của các chính sách: Trợ giúp xã hội, giảm nghèo, người có công với cách mạng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
d) Xây dựng triển khai thí điểm cấp số và thẻ an sinh xã hội điện tử
2. Định hướng đến năm 2030
Mở rộng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội gồm thông tin thêm về các lĩnh vực: Trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội và các lĩnh vực khác của an sinh xã hội theo quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách đẩy mạnh triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội
- Xây dựng và ban hành các văn bản Quy định về cơ chế, chính sách cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố;
- Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện đề án cơ sở dữ liệu an sinh xã hội trên địa bàn thành phố đến cán bộ chủ chốt các ngành, đoàn thể, địa phương;
- Hướng dẫn cập nhật, quản lý, vận hành và truy cập cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội để giải quyết chính sách an sinh xã hội, đảm bảo kết nối liên thông, liên ngành, tích hợp và chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu các sở ngành, đơn vị liên quan;
- Kết nối, chia sẻ dữ liệu từ động từ cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng hiện có của thành phố như cơ sở dữ liệu công dân, hộ khẩu hộ tịch, các đối tượng xã hội hiện có của thành phố trong thiết lập, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các địa phương
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách an sinh xã hội, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu an sinh xã hội
2.1. Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách an sinh xã hội, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu an sinh xã hội
- Tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng việc ứng dụng cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố;
- Nghiên cứu xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu an sinh xã hội tích hợp kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các sở, ngành liên quan.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông;
Cơ quan phối hợp: Các sở ngành liên quan và UBND các địa phương.
2.2. Cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội
- Tổ chức rà soát, điều tra thu thập số liệu, thông tin ban đầu về đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội trên các lĩnh vực: trợ giúp xã hội, giảm nghèo, người có công với cách mạng, BHXH, việc làm...;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, cụ thể.
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức cập nhật cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội gồm các thông tin sau:
+ Thông tin về đối tượng và chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các văn bản pháp luật có liên quan.
+ Thông tin về đối tượng và chính sách giảm nghèo theo quy định tại Quyết định ban hành đề án giảm nghèo.
+ Thông tin về đối tượng và chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản pháp luật có liên quan.
+ Thông tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn Luật.
Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Cơ quan phối hợp: Sở, ban, ngành, UBND các địa phương.
b) Tích hợp các thông tin sau vào cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội:
+ Các thông tin định danh công dân theo quy định tại Điều 9 Luật Căn cước công dân và các văn bản hướng dẫn Luật.
Cơ quan chủ trì: Công an thành phố
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương
+ Các thông tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn Luật. Các thông tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm y tế theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật.
Cơ quan chủ trì: Bảo hiểm Xã hội
Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các địa phương.
2.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số đầu vào, đầu ra và quản lý, lưu trữ, bảo mật cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội
- Hình thành hệ thống chỉ tiêu, chỉ số đầu vào đầu ra của cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội;
- Phân quyền, phân cấp cho các đơn vị, địa phương khai thác và sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu an sinh xã hội;
- Bảo đảm công tác an toàn, bảo mật thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Cơ quan phối hợp: Các Sở: Y tế, Công an thành phố, Bảo hiểm xã hội và UBND các địa phương.
3. Xây dựng cổng thông tin điện tử an sinh xã hội: Nghiên cứu xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử an sinh xã hội theo mô hình liên thông, tích hợp dựa trên ứng dụng Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, hướng đến các hệ thống dùng chung toàn thành phố;
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành liên quan, UBND các địa phương.
4. Tổ chức chi trả trợ giúp xã hội thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ công
- Tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội, lương hưu, tiếp tục triển khai Đề án chi trả trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng thông qua hệ thống dịch vụ bưu điện;
- Nghiên cứu, đề xuất các dịch vụ cung cấp xã hội khác cho hộ nghèo, người hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ....
- Tổ chức cấp sổ, thẻ an sinh xã hội điện tử để giúp người dân thuận lợi trong việc nhận trợ giúp từ các dịch vụ công
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bưu điện thành phố, Bảo hiểm xã hội;
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương.
5. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người dân trên địa bàn thành phố về vai trò, tác dụng của sổ an sinh xã hội, thẻ an sinh xã hội điện tử và cơ sở dữ liệu quản lý về an sinh xã hội thông qua hệ thống báo đài, thông tin cơ sở và hình thức tuyên truyền trực quan (tờ rơi, sổ tay, băng rôn, áp phích...)
Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;
Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm Xã hội, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, UBND các địa phương.
6. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong việc ứng dụng, khai thác hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội.
- Rà soát, nắm thực trạng về nhu cầu, khả năng đáp ứng của đội ngũ cán bộ nhân viên trong việc ứng dụng, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên các sở, ngành, địa phương, các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội về ứng dụng, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội.
7. Trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm của các địa phương đã áp dụng thành công việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội.
- Tổ chức các đợt tham quan học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội.
8. Giám sát, đánh giá việc thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu an sinh xã hội
- Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ kết hợp thường xuyên đi thực tế nắm tình hình, hướng dẫn cho các đơn vị, cơ sở;
- Tổ chức các cuộc họp đánh giá nhằm nắm bắt tình hình triển khai thực hiện, những khó khăn vướng mắc, rút kinh nghiệm và bàn giải pháp thực hiện có hiệu quả.
Kinh phí thực hiện từ nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, nguồn dự toán được giao hằng năm cho các sở, ngành, địa phương theo phân cấp và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hàng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch này, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, đề án do đơn vị chủ trì để lập dự toán kinh phí chi tiết theo nội dung chi, mức chi đúng chế độ, chi tiêu tài chính hiện hành, gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định Luật Ngân sách Nhà nước.
1. Trên cơ sở Kế hoạch này, các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương được phân công nhiệm vụ chủ động, phối hợp triển khai thực hiện, phân công cán bộ trực tiếp theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối, theo dõi, tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương báo cáo tình hình triển khai thực hiện hàng năm trước ngày 15 tháng 12 về UBND thành phố báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hằng năm và kế hoạch trung hạn của các Sở, ngành, địa phương.
Trong quá trình triển khai Kế hoạch, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung, các Sở, ban, ngành và các địa phương chủ động báo cáo (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.