ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2013 |
PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2013
Thực hiện Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 12/9/2011 của UBND thành phố Hà Nội về Phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng giai đoạn 2011-2015, UBND thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng năm 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
1. Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn thương tích (PCTNTT) từng bước hạn chế thương tích trong giao thông, lao động sản xuất, sinh hoạt tại gia đình, nhà trường, giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích trong cộng đồng, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, của Nhà nuớc góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Thủ đô.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo PCTNTT các cấp, các ngành từ Thành phố đến cơ sở (100% Ban chỉ đạo các cấp được kiện toàn; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí triển khai PCTNTT; kiểm tra, giám sát hoạt động PCTNTT).
- 100% sở, ngành, đoàn thể (BCĐ thành phố) và BCĐ các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong PCTNTT.
- 100% quận, huyện, thị xã tổ chức giám sát, báo cáo số liệu mắc, tử vong do tai nạn thương tích (TNTT) tại các cơ sở y tế, cộng đồng trong đó 70% quận, huyện, thị xã báo cáo đúng thời gian, đúng biểu mẫu và chính xác số liệu mắc, tử vong do TNTT.
- 100% các sở, ngành, đoàn thể trong BCĐ thành phố thực hiện giám sát và báo cáo hoạt động PCTNTT theo định kỳ hàng quý về Sở Y tế (là thường trực) trước ngày 05 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.
- Nâng cao năng lực của mạng lưới tình nguyện viên sơ cấp cứu tại 100 xã, phường, thị trấn và hội viên của 26 điểm/chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông.
- Phấn đấu từng bước giảm dần tỷ lệ mắc và tử vong do TNTT tập trung vào một số loại hình tai nạn có tỷ lệ mắc và tử vong cao: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đuối nước trẻ em.
- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình an toàn: Ngôi nhà an toàn, trường học an toàn và phấn đấu công nhận 12 cộng đồng an toàn tiêu chuẩn Việt Nam trong năm 2013.
1. Công tác tổ chức chỉ đạo
- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng điều hành của Ban chỉ đạo PC TNTT các cấp.
- Các sở, ngành và BCĐ các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hoạt động PC TNTT triển khai tới các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo chức năng nhiệm vụ được phân công, báo cáo về Sở Y tế (là thường trực) tổng hợp báo cáo BCĐ thành phố và Bộ Y tế.
2. Công tác truyền thông
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về PC TNTT dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú phù hợp với từng đối tượng và loại hình TNTT.
- Lồng ghép tuyên truyền PC TNTT trong các hoạt động: xây dựng Gia đình văn hóa, xây dựng Làng văn hóa sức khỏe, ngày Sức khỏe thế giới, tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm, tuần lễ ATVSLĐ-PCCN...
- Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ chuyên trách PCTNTT, các tuyên truyền viên, an toàn viên trong các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
3. Tăng cường năng lực của mạng lưới tình nguyện viên sơ cấp cứu và mở rộng các mô hình sơ cấp cứu
- Duy trì hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên sơ cấp cứu tại cộng đồng ở 100 xã, phường, thị trấn. Tiếp tục tổ chức tập huấn, tập huấn lại về chuyên môn, kỹ thuật sơ cấp cứu TNTT, về hoạt động phối hợp xử trí sơ cấp cứu, về báo cáo, thống kê TNTT cho đội ngũ tình nguyện viên. Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu kiến thức chuyên môn cho đội ngũ này thông qua hội thi tình nguyện viên sơ cấp cứu giỏi lần thứ 2.
- Rà soát bổ sung các trang thiết bị sơ cấp cứu thiết yếu, các phương tiện hỗ trợ (quần, áo đồng phục, biểu mẫu, sổ sách báo cáo) cho các tình nguyện viên.
- Củng cố hoạt động của 26 điểm/chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông trên các trục đường giao thông của thành phố: Rà soát bổ sung các trang thiết bị sơ cấp cứu, các trang bị phục vụ hoạt động của các điểm/chốt; tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ hội viên chữ thập đỏ trực tại các điểm/chốt.
- Duy trì, mở rộng và tăng cường năng lực hoạt động của các đội cấp cứu tại các cơ sở sản xuất, các cụm/khu công nghiệp, các công trường xây dựng.
4. Đẩy mạnh chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế
- Xây dựng và củng cố hoạt động chăm sóc chấn thương thiết yếu tại quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn lồng ghép trong các hoạt động của dự án chăm sóc chấn thương trước viện (do Tổ chức Y tế thế giới tài trợ).
- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho các đội cấp cứu cơ động của các bệnh viện, các Trung tâm y tế đặc biệt là nâng cao năng lực phản ứng nhanh sơ cấp cứu người bị tai nạn thương tích tại cộng đồng.
- Trang bị bổ sung trang thiết bị cấp cứu cho tuyến y tế cơ sở (Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã và Trạm y tế xã, phường, thị trấn)
5. Duy trì và mở rộng các mô hình an toàn tại cộng đồng
- Duy trì và phát huy hiệu quả PCTNTT tại các cộng đồng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn.
- Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng cộng đồng an toàn năm 2013 các nội dung về xây dựng cộng đồng an toàn. Tổ chức đánh giá, thẩm định và công nhận các xã, phường đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn theo quy định.
- Tiếp tục duy trì và mở rộng các mô hình an toàn: Ngôi nhà an toàn; Trường học an toàn; Nhà máy, xí nghiệp an toàn...hướng tới mục tiêu cộng đồng an toàn.
6. Hoạt động kiểm tra, giám sát
- Ban chỉ đạo PCTNTT thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động PCTNTT của các sở, ngành và các quận, huyện, thị xã.
- Các sở, ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động PCTNTT của các đơn vị trực thuộc.
- Các quận, huyện, thị xã kiểm tra, giám sát công tác phòng chống tai nạn thương tích trên địa bàn đặc biệt là việc triển khai công tác PCTNTT của các xã, phường, thị trấn.
7. Thống kê, báo cáo tai nạn thương tích
Thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo TNTT theo quy định của Bộ Y tế đảm bảo báo cáo đầy đủ, chính xác số mắc, số tử vong.
Việc thống kê, báo cáo TNTT thực hiện theo định kỳ: Đối với các xã, phường, thị trấn tổng hợp số liệu hàng tháng gửi về Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trước ngày 05 của tháng tiếp theo để tổng hợp báo cáo với BCĐ PCTNTT quận, huyện, thị xã; đối với các sở, ngành và các quận, huyện, thị xã gửi báo cáo hàng quý về cơ quan thường trực BCĐ thành phố (Sở Y tế) qua Trung tâm bảo vệ sức khỏe Lao động và Môi trường trước ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Sở Y tế tổng hợp số liệu tai nạn thương tích và các hoạt động PCTNTT của toàn thành phố báo cáo với Bộ Y tế và UBND thành phố theo quy định.
1. Sở Y tế (cơ quan thường trực)
Chủ trì tham mưu cho Ban chỉ đạo thành phố xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức triển khai hoạt động PCTNTT trên địa bàn thành phố.
Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn trong công tác sơ cấp cứu TNTT: tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn kỹ thuật triển khai công tác sơ cấp cứu, trang bị các trang thiết bị sơ cấp cứu thiết yếu cho mạng lưới tình nguyện viên sơ cấp cứu, cho y tế tuyến cơ sở (Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trạm y tế xã, phường, thị trấn).
Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai các nội dung xây dựng cộng đồng an toàn: đăng ký xây dựng cộng đồng an toàn, triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng an toàn. Phối hợp với các sở, ngành trong BCĐ thành phố tiến hành thẩm định và đề nghị UBND quận, huyện, thị xã công nhận cộng đồng an toàn đối với các xã, phường, thị trấn đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Đôn đốc các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động PCTNTT theo kế hoạch của thành phố. Tổng hợp số liệu về tình hình TNTT (số mắc, số tử vong) và kết quả triển khai công tác PCTNTT báo cáo với Bộ Y tế và UBND thành phố theo quy định.
Phối hợp với các sở, ngành trong BCĐ PCTNTT thành phố trong các hoạt động truyền thông PCTNTT và kiểm tra, giám sát hoạt động PCTNTT của các quận, huyện, thị xã.
2. Sở Giao thông Vận tải
Phối hợp với Công an Thành phố, và sở Xây dựng nâng cao năng lực kiểm soát tai nạn giao thông tại các khu vực có nhiều nguy cơ, xử lý xóa bỏ các điểm đen. Nâng cao chất lượng đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, kiên quyết không cho lưu hành các phương tiện không đủ điều kiện. Quy hoạch bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển các phương tiện giao thông công cộng Thủ đô.
Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học, cộng đồng, tổ chức tập huấn PC TNTT; phòng chống cháy nổ và an toàn giao thông.
3. Công an Thành phố
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở; ngành liên quan trong việc giám sát, kiểm tra và đề xuất các giải pháp kịp thời nhằm kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, bạo lực trong cộng đồng, trường học, ... Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong việc điều tra xử lý các vụ tai nạn lao động.
Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc chỉ đạo thực hiện an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn, cháy nổ, khủng bố... trên địa bàn, tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động Đội 113 Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội.
4. Sở cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
Chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện an toàn phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ quan, xí nghiệp, khu dân cư, nhà cao tầng...xử lý nghiêm những vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến các mô hình phòng cháy, chữa cháy phổ biến cho cộng đồng.
Phối hợp với các sở, ngành trong hoạt động tuyên truyền PCTNTT.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố và các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh lao động, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự kiểm tra đánh giá công tác chấp hành các qui định về an toàn vệ sinh lao động.
Tăng cường thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm trong các cơ sở sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng quản lý công tác an toàn lao động tại các đơn vị lao động sản xuất tư nhân, lao động tự do, sản xuất thủ công lạc hậu.
Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai, hoạt động PCTNTT cho trẻ em tại cộng đồng. Tiếp tục mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho các cộng tác viên, các bậc cha mẹ về PCTNTT cho trẻ em.
Tổ chức triển khai mô hình Ngôi nhà an toàn PCTNTT cho trẻ em theo hướng dẫn tại Quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH ngày 6/5/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Thực hiện giám sát TNTT trẻ em, tai nạn lao động báo cáo theo quy định.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống tai nạn, thương tích lứa tuổi học đường, chú trọng nội dung phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước lứa tuổi học đường.
Chỉ đạo hướng dẫn tổ chức triển khai mô hình trường học an toàn tại các trường học.
Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức PCTNTT, các lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền PC TNTT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/08/2008 về việc Ban hành quy định về Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học.
Chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ gây tai nạn thương tích tại các trường, không để xảy ra các tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường.
Hoàn thiện củng cố phòng y tế nhà trường với các trang thiết bị, cơ số thuốc cấp cứu theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền giáo dục đa phương tiện về PCTNTT, trên cổng thông tin điện tử thành phố.
Chỉ đạo các báo, đài của thành phố xây dựng chuyên mục; thông điệp PCTNTT để tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng.
Xây dựng các tài liệu truyền thông PCTNTT phù hợp cho các đối tượng khác nhau và các loại hình tai nạn thương tích khác nhau.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với sở, ngành liên quan hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra các quy định về PCTNTT và đảm bảo an toàn cho các vận động viên, các hội viên tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Chủ động, phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch tập huấn, mở lớp đào tạo hướng dẫn viên bơi và xử trí cứu đuối, các lớp phổ cập bơi cho trẻ em tại 29 quận, huyện, thị xã.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện tốt các quy định nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn các lĩnh vực: hóa chất bảo vệ thực vật (bảo quản và sử dụng); máy cơ khí nông nghiệp; điện nông thôn, an toàn trong hoạt động sản xuất tại các làng nghề.
Nghiên cứu xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm sạch nhằm đảm bảo môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
10. Sở Công thương
Sở Công thương chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra đảm bảo an toàn trong sản xuất, an toàn đối với máy móc thiết bị, hóa chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp..., chỉ đạo thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích tại các cơ sở sản xuất, cụm điểm công nghiệp, tại các làng nghề trên địa bàn thành phố.
Tổ chức các lớp tập huấn về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Nâng cao kiến thức PC TNTT trong vận hành các thiết bị máy, an toàn trong sử dụng điện cho người lao động tại làng nghề và các cụm công nghiệp.
Chỉ đạo triển khai xây dựng các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch của thành phố nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn, qui chuẩn vệ sinh hiện hành.
Kiểm tra giám sát về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố.
11. Sở Xây dựng
Chỉ đạo đảm bảo an toàn trong hoạt động xây dựng, tổ chức tuyên truyền, huấn luyện về an toàn trong các hoạt động xây dựng, kiểm soát về điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
Tổ chức kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố về an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ.
12. Sở Tư pháp
Tăng cường công tác phổ biến các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động phòng chống tai nạn thương tích. Phối hợp với các sở, ngành biên soạn tài liệu phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực PCTNTT.
13. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp hướng dẫn các sở, ngành xây dựng dự toán kinh phí triển khai hoạt động PCTNTT. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về tài chính trong triển khai hoạt động PCTNTT của các sở, ngành.
14. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các đoàn thể chính trị xã hội
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố: Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tổ chức vận động nhân dân tham gia tích cực vào phong trào Làng văn hóa sức khỏe theo các mô hình: Gia đình sức khỏe, khu phố sức khỏe, khu dân cư sức khỏe, làng sức khỏe và xây dựng cộng đồng an toàn...Tổ chức các cuộc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hoạt động PC TNTT gắn liền với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở.
- Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội:
+ Chỉ đạo các cấp Công đoàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, động viên người lao động và đoàn viên công đoàn trong các doanh nghiệp thực hiện tốt các biện pháp PC TNTT trong lao động sản xuất.
+ Tổ chức tập huấn về an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và các an toàn vệ sinh viên.
+ Biên soạn và in tài liệu về PC TNTT cho các an toàn vệ sinh viên trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp điện cơ khí.
- Hội chữ thập đỏ thành phố: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống TNTT cho nhân dân; vận động Hội viên tham gia mạng lưới Tình nguyện viên sơ cấp cứu; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật sơ cấp cứu cho hội viên chữ thập đỏ; chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế khảo sát nhân rộng điểm/chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.
- Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Hội Nông dân thành phố, Thành đoàn Hà Nội phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, vận động, các thành viên trong gia đình (Bậc cha mẹ, người già, trẻ em, thanh niên) về kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn, lồng ghép tuyên truyền về phòng, chống tai nạn thương tích vào những hoạt động của hội.
15. UBND quận, huyện, thị xã
Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể thành phố xây dựng và triển khai các hoạt động PCTNTT trên địa bàn, tập trung chỉ đạo tuyên truyền PCTNTT trong lao động, trong giao thông, trong trường học...
Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn kiện toàn BCĐ PCTNTT và xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai PCTNTT-xây dựng cộng đồng an toàn.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng và công nhận cộng đồng an toàn tại các xã, phường, thị trấn; tổ chức vận động nhân dân tham gia tích cực vào phong trào Làng văn hóa sức khỏe theo các mô hình: Gia đình sức khỏe, khu phố sức khỏe, khu dân cư sức khỏe, làng sức khỏe và xây dựng cộng đồng an toàn... hướng dẫn xã, phường, thị trấn đăng ký hồ sơ công nhận cộng đồng an toàn.
Trên cơ sở kinh phí được phân bổ, các sở, ngành, đoàn thể triển khai các nhiệm vụ phòng chống tai nạn thương tích năm 2013 theo kế hoạch đã được phê duyệt.
UBND các quận, huyện, thị xã bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực cho các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn tại địa phương.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các đoàn thể Chính trị xã hội Thành phố; yêu cầu các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã lồng ghép hoạt động PCTNTT với nội dung nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với UBND Thành phố qua Sở Y tế tổng hợp./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.