ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 05 tháng 5 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022 VÀ GIAI ĐOẠN 2022-2025
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 54/TTr-SNN ngày 04/4/2022. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2022 và giai đoạn 2022-2025 với một số nội dung như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 gắn với xây dựng NTM bền vững; tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, lợi thế, sản phẩm nghề, làng nghề truyền thống với khai thác nguồn nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự năng động, sáng tạo, chủ động tham gia trực tiếp của chủ thể sản xuất để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
- Bám sát quan điểm, mục tiêu Chương trình OCOP của Trung ương đồng thời căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, toàn diện và bền vững.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) các sản phẩm đặc sản, sản phẩm có lợi thế, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch nông thôn; gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng và bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa và xây dựng NTM bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, phấn đấu có 150 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó ít nhất 3% đạt sản phẩm OCOP 5 sao. Riêng trong năm 2022, hỗ trợ chuẩn hóa 34 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP theo quy định;
- 100% cán bộ quản lý các cấp, chủ thể sản xuất có sản phẩm OCOP được tham gia tập huấn, nâng cao năng lực về tổ chức hoạt động.
- Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP đồng bộ, hiệu quả, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giám sát sản phẩm OCOP;
- Tăng cường đổi mới sáng tạo, thiết kế sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn và phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống;
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP. Xây dựng, nhân rộng các điểm/trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố (Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm). Trong năm 2022, hỗ trợ xây dựng 02 điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm OCOP tỉnh Ninh Bình;
- Mức tăng trưởng doanh thu của sản phẩm OCOP theo các chuỗi phân phối đạt từ 5-10%/năm.
III. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
1. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2022-2025
1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sản phẩm OCOP, Chương trình OCOP; đào tạo tập huấn kiến thức về Chương trình OCOP
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP bằng nhiều hình thức. Xây dựng pano, áp phích, khẩu hiệu về Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình Ninh Bình xây dựng clip, phóng sự, quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP, phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình Ninh Bình và phủ sóng một số tỉnh lân cận. Phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí viết bài tuyên truyền về Chương trình OCOP, đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
- Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý các cấp, chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
1.2. Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng gắn với sản phẩm OCOP
- Quy hoạch gắn với bảo tồn, phát triển các vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa sản xuất của người dân, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Tổ chức sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn thực phẩm gắn với phát triển chế biến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn, thân thiện mới môi trường;
- Xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp trải nghiệm, nông nghiệp sinh thái gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền.
1.3. Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương
- Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng.
- Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm:
+ Sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng: Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm, tập trung đổi mới cải thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật; mở rộng vùng nguyên liệu tại địa phương; quản lý chất lượng sản phẩm; hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định, phù hợp với yêu cầu của thị trường;
+ Sản phẩm tiềm năng: Tập trung hỗ trợ, rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm nghề, làng nghề truyền thống; hỗ trợ hình thành và triển khai phương án sản xuất kinh doanh để phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị; xây dựng liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu địa phương; hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhà xưởng, máy móc, thiết bị chế biến sản phẩm; hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng; xây dựng bao bì, nhãn mác, đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm.
1.4. Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao quy trình - công nghệ sơ chế, chế biến sản phẩm OCOP
- Hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm OCOP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm đã được công nhận đạt sao;
- Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng các trang thiết bị phục vụ kết nối thị trường, trưng bày, tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa của địa phương.
1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP
- Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình điểm bán hàng OCOP, Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP, áp dụng công nghệ thông tin, nhằm khai thác lợi thế về du lịch nông thôn;
- Tích cực tham gia các Hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP; Thúc đẩy hệ thống thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), đặc biệt đối với các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP quốc gia; đẩy mạnh kết nối mạng lưới sản phẩm OCOP trong nước và quốc tế.
1.6. Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP
- Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, tăng cường áp dụng công nghệ, đơn giản hóa các hồ sơ, thủ tục trong tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;
- Xây dựng và triển khai các giải pháp để kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP, đặc biệt là sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình chấm điểm, phân hạng sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với giám sát - chứng thực.
2. Nội dung, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022
2.1. Tăng cường công tác thông tin truyền thông về Chương trình OCOP
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP bằng nhiều hình thức. Xây dựng pano về Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình Ninh Bình xây dựng 02 clip, phóng sự, quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP, phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình Ninh Bình và phủ sóng một số tỉnh lân cận. Phối hợp với Báo Ninh Bình viết 03 bài tuyên truyền về Chương trình OCOP, đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
2.2. Tham dự các Hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP
Tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung tham dự các kỳ xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP. Trong năm 2022, dự kiến tham gia 03 hội chợ cấp khu vực và toàn quốc.
2.3. Hỗ trợ xây dựng Điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP
tỉnh Ninh Bình
Hỗ trợ xây dựng 02 điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm OCOP tỉnh Ninh Bình tại huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp, tạo điều kiện quảng bá các sản phẩm OCOP tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, khách du lịch trong nước và quốc tế.
2.4. Khảo sát sản phẩm đặc trưng, thế mạnh trên địa bàn tỉnh
Trên cơ sở đề xuất sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP của các huyện, thành phố, tiến hành khảo sát các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh trên địa bàn tỉnh, là căn cứ xây dựng kế hoạch hỗ trợ chuẩn hóa và hoàn thiện sản phẩm OCOP năm 2022. (Đã triển khai thực hiện).
2.5. Hỗ trợ chuẩn hóa các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP
Trên cơ sở khảo sát các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương, lựa chọn hỗ trợ chuẩn hóa 34 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ hạng 3 sao trở lên. (Chi tiết sản phẩm tại Phụ lục đính kèm).
2.6. Rà soát, đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã đạt hạng sao
Rà soát, đánh giá các sản phẩm đã đạt hạng sao OCOP, tham mưu trình cấp trên ban hành Quyết định công nhận các sản phẩm OCOP đủ tiêu chuẩn lần 2 (sau khi hết thời hạn của Quyết định công nhận sản phẩm OCOP lần 1).
2.7. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Chương trình OCOP
- Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức cấp tỉnh; 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý thực hiện Chương trình; 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình. Trong đó:
* Lớp bồi dưỡng kiến thức cấp tỉnh: Thành phần bao gồm: Thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh; Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh; Thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện; Cán bộ triển khai thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh (Chi cục Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh).
* Lớp bồi dưỡng kiến thức cho các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP: Thành phần gồm đại diện các Doanh nghiệp, HTX, THT, hộ sản xuất kinh doanh có sản phẩm OCOP tham gia Chương trình.
* Lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý triển khai thực Chương trình OCOP: Thành phần gồm: Cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn; Cán bộ Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Cán bộ các huyện, thành phố phụ trách Chương trình OCOP (02 đại biểu/huyện, thành phố).
2.8. Tổ chức các Hội nghị của Chương trình OCOP
Tổ chức các Hội nghị của Chương trình OCOP năm 2022 bao gồm: Hội nghị triển khai Chương trình; Hội nghị tổng kết Chương trình; Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
3. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022-2025.
4. Đơn vị thực hiện: Chi cục Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố.
5. Dự kiến kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2022-2025 là: 24.757 triệu đồng (Hai mươi bốn tỷ, bảy trăm năm mươi bảy triệu đồng)
Trong đó:
Năm 2022: 3.597 triệu đồng
Năm 2023: 7.435 triệu đồng
Năm 2024: 6.860 triệu đồng
Năm 2025: 6.865 triệu đồng
Nguồn kinh phí: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 và các chương trình, dự án lồng ghép khác.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP tỉnh Ninh Bình năm 2022 và giai đoạn 2022-2025. Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch Chương trình OCOP ở địa phương; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình OCOP ở các huyện, thành phố;
- Chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị có liên quan trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo nội dung cụ thể tại Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan.
3. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý hệ thống phân phối hàng hóa, các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình tham gia chu trình OCOP; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu chính sách hỗ trợ công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm OCOP lưu thông trên thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; vi phạm quy định về quản lý nhãn hiệu OCOP theo quy định.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ đăng ký bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP;
- Hướng dẫn đăng ký mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, ghi nhãn hàng hóa; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Tổng hợp nhu cầu về ứng dụng công nghệ trong chế biến và bảo quản sản phẩm, cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn về chính sách cho các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy, đăng ký bản công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm liên quan đến ngành y tế đảm bảo các quy định hiện hành trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
6. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ vào Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả;
- Rà soát thực trạng phát triển ngành nghề tại địa phương, có định hướng và giải pháp cụ thể để gắn phát triển ngành nghề với triển khai Chương trình OCOP năm 2022 và giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn;
- Bố trí nguồn kinh phí địa phương để hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP năm 2022 và giai đoạn 2022-2025; đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa để đa dạng hóa kinh phí triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn;
- Tổ chức đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP cấp huyện.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2022 và giai đoạn 2022-2025, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Phụ lục: Danh sách các sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chí OCOP năm 2022
(Đính kèm Kế hoạch số: /KH-UBND ngày tháng năm 2022 của UBND tỉnh Ninh Bình)
TT |
Tên sản phẩm |
Tên chủ thể |
Địa chỉ |
Ghi chú |
I |
Nhóm thực phẩm (18 sản phẩm) |
|
|
|
1 |
Ngô ngọt nghiền |
Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu |
Phường Nam Sơn, TP Tam Điệp |
|
2 |
Hạt sen ngâm nước đường |
|
||
3 |
Dưa kim Hoàng Hậu |
Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Đức Hùng |
Phường Yên Bình, TP Tam Điệp |
|
4 |
Dưa chuột Baby |
|
||
5 |
Tảo xoắn Spirulina nguyên chất |
HTX nông nghiệp công nghệ cao Tảo Việt |
Phường Đông Sơn, TP Tam Điệp |
|
6 |
Tảo xoắn Spirulina tươi |
|
||
7 |
Thịt dê |
HTX Nông sản và Du lịch Tam Điệp |
Phường Bắc Sơn, TP Tam Điệp |
|
8 |
Mật ong sú vẹt |
Công ty TNHH MTV Bảo Sơn Food |
Xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn |
|
9 |
Nếp cau Kim sơn |
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Cúc Phương |
Xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn |
|
10 |
Ổi Đồng Phong |
HTX sản xuất cây ăn quả Đồng Phong |
Xã Đồng Phong, huyện Nho Quan |
|
11 |
Mật ong Cúc Phương |
HTX sản xuất tiêu thụ mật ong Cúc Phương |
Xã Cúc Phương, huyện Nho Quan |
|
12 |
Dầu lạc Tràng An |
HTX chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu An Thịnh Phát |
Xã Khánh An, huyện Yên Khánh |
|
13 |
Xì dầu Tràng An |
|
||
14 |
Ngó khoai môn ngọt Thuận Hương |
Hộ kinh doanh Lã Phú Thuận |
Xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô |
|
15 |
Cơm cháy nếp Như Quỳnh |
Doanh nghiệp TN SX chế biến thực phẩm cơm cháy Như Quỳnh |
Xã Yên Nhân, huyện Yên Mô |
|
16 |
Rau mầm Phượng Minh |
Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Phượng |
Xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô |
|
17 |
Ngó khoai môn ngọt Minh Tâm |
Tổ hợp tác ngó khoai môn ngọt Khánh Hòa |
Xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh |
|
18 |
Ruốc cá trắm sông Hoàng Long |
Công ty TNHH thương mại chế biến thực phẩm Dòng Sông Xanh |
Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư |
|
II |
Nhóm Thảo Dược (07 sản phẩm) |
|
|
|
1 |
Tinh bột nghệ |
Hộ kinh doanh Bùi Văn Tùng |
Xã Ninh Nhất, TP Ninh Bình |
|
2 |
Tinh dầu tràm |
HTX Dược liệu Đông Sơn |
P. Đông Sơn, TP Tam Điệp |
|
3 |
Viên cà gai leo mật nhân |
HTX sản xuất và tiêu thụ dược liệu Yên Sơn |
Xã Yên Sơn, TP Tam Điệp |
|
4 |
Viên hà thủ ô mật ong rừng |
|
||
5 |
Dầu gội thảo dược Cita herb Cúc Phương |
Công ty TNHH Dược thảo Cúc Phương |
Xã Cúc Phương, huyện Nho Quan |
|
6 |
Sữa tắm thảo dược Cita herb Cúc Phương |
|
||
7 |
Hương Hồng Hạc |
Công ty TNHH sản xuất và Thương mại SaPo |
Xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh |
|
III |
Nhóm Thủ công mỹ nghệ, trang trí (04 sản phẩm) |
|
|
|
1 |
Gương cói |
Công ty TNHH Vinahandicrafts |
Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn |
|
2 |
Túi cói |
|
||
3 |
Ngọc trai trang sức |
Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc Pearl |
Xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh |
|
4 |
Hoa lan hồ điệp |
Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao DG |
Xã Ninh An, huyện Hoa Lư |
|
IV |
Nhóm Đồ uống (04 sản phẩm) |
|
|
|
1 |
Rượu Sinh Dược |
Hộ gia đình Phạm Văn Kim |
Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn |
|
2 |
Trà đinh lăng |
Công ty TNHH MTV Bảo Sơn Food |
Xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn |
|
3 |
Nước khoáng Cúc Phương |
Công ty CP nước khoáng Cúc Phương |
Xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan |
|
4 |
Rượu nếp hương |
DNTN Rượu Hồng Kim Sơn |
Xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh |
|
V |
Nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch (01 sản phẩm) |
|
|
|
1 |
Khu du lịch Hang Múa |
Công ty TNHH MTV thương mại du lịch Lạc Hồng |
Xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.